Phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Cần cơ chế ưu tiên cho lĩnh vực trọng điểm

Sáng 20/12, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 về phát triển Nghệ An

Tìm những giải pháp mang tính đột phá

Ngày 30/7/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020”. Năm 2019, trên cơ sở sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Thông báo số 55-TB/TW ngày 20/4/2019 về "Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020”.

Phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Cần cơ chế ưu tiên cho lĩnh vực trọng điểm
Toàn cảnh Hội thảo "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"

Để đánh giá toàn diện kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Ban Bí thư đã chỉ đạo Ban Kinh tế Trung ương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Tỉnh ủy Nghệ An triển khai tổng kết Nghị quyết và xây dựng Báo cáo tổng kết trình Bộ Chính trị trong quý I/2023.

Hội thảo lần này có thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn, phục vụ công tác tổng kết từ 3 giác độ: Các chuyên gia, nhà khoa học; tỉnh Nghệ An và các cơ quan quản lý.

Phát biểu chào mừng hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý cho biết: Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu khá toàn diện trên các mặt; tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại, hạn chế, nhất là mục tiêu xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 chưa đạt được.

Phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Cần cơ chế ưu tiên cho lĩnh vực trọng điểm
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW phát biểu mở đầu hội thảo

Nhấn mạnh, khát vọng đưa Nghệ An phát triển tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng, lợi thế vẫn luôn là mục tiêu trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân tỉnh nhà; đồng thời, qua thực tiễn gần 10 năm triển khai Nghị quyết số 26, Nghệ An rất mong muốn có một cơ chế và nguồn lực đủ mạnh, có tính đột phá cao để cộng hưởng với sự đoàn kết, nỗ lực trong toàn Đảng bộ và nhân dân, đưa tỉnh nhà tiến nhanh, tiến vượt trong giai đoạn mới.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý khẳng định: “Với tinh thần cầu thị, nghiêm túc và thẳng thắn, Nghệ An hy vọng và tin tưởng sẽ tiếp thu được nhiều ý kiến quý báu từ hội thảo hôm nay để tham khảo trong quá trình triển khai công việc thực tế ở địa phương, đồng thời sẽ là những gợi ý quan trọng để hoàn thiện Đề án tổng kết Nghị quyết 26, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định trong thời gian tới”.

Phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Cần cơ chế ưu tiên cho lĩnh vực trọng điểm
Sáng 20/12, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã có những nhận định, đánh giá công phu, sâu sắc về hiện trạng của Nghệ An, nhất là sau 10 thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị.

Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh đã đến lúc Nghệ An phải nhìn nhận lại, đánh giá thật khách quan tiềm năng, thế mạnh và năng lực thật sự của tỉnh, để xây dựng và hình thành một động năng phát triển mới, thực chất và thực tế trên bốn phương diện: Tư duy phát triển mới; Không gian phát triển mới; Nguồn lực phát triển mới; Lĩnh vực phát triển mới.

Phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Cần cơ chế ưu tiên cho lĩnh vực trọng điểm
ÔngThái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Đề án Tổng kết Nghị quyết số 26 phát biểu chào mừng hội thảo

Để năng lực phát triển mới của Nghệ An được hình thành dựa trên một cấu trúc toàn diện, tại hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị các quý vị, các nhà khoa học thảo luận, kiến nghị nhiều giải pháp mới về đẩy mạnh công tác đối ngoại, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Nghệ An.

Phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Cần cơ chế ưu tiên cho lĩnh vực trọng điểm
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu định hướng hội thảo

Trong hệ các giải pháp rất cần đề ra được những giải pháp mang tính đột phá về: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh… Đặc biệt, điều rất quan trọng là cần quán triệt sâu sắc quan điểm: Sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh và sự đoàn kết, đồng lòng, ủng hộ của nhân dân là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển Nghệ An.

Sứ mệnh của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn mới

Nhấn mạnh sứ mệnh quốc gia của Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị đối với tỉnh Nghệ An, PGS.TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cần làm rõ, sâu hơn vai trò của các bên liên quan đối với việc thực hiện mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết, nhất là những chỉ tiêu chưa đạt được. Chú trọng hơn tính khả thi, tính thực tiễn của các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra; nghiên cứu kỹ hơn về khía cạnh thể chế, thời gian, nguồn lực, hoàn cảnh cụ thể, bối cảnh mới khi ban hành Nghị quyết mới.

Phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Cần cơ chế ưu tiên cho lĩnh vực trọng điểm
PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Kinh tế Việt Nam trình bày tham luận với chủ đề: “Sứ mệnh, trọng trách và các vấn đề đặt ra cho Nghệ An sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26".

PGS.TS. Trần Đình Thiên cũng cho rằng, cần phải có cơ chế, thể chế ưu tiên đối với các vùng trọng điểm, lĩnh vực trọng điểm của tỉnh Nghệ An; ưu tiên các dự án lớn, các nhà đầu tư chiến lược; phát triển thành phố Vinh về kinh tế - văn hoá xứng tầm của vùng Bắc Trung Bộ; phát triển vùng miền Tây Nghệ An theo một phương thức mới, gắn với chuỗi giá trị công nghệ cao; chiến lược phát triển doanh nghiệp xứng tầm; tăng cường phân cấp, phân quyền, giao quyền nhiều hơn cho tỉnh Nghệ An để thực hiện sứ mệnh quốc gia trong Nghị quyết mới.

Cùng với đó, để có thêm góc nhìn về phát triển các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An, TS Dương Đình Giám - Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương đã có tham luận với chủ đề: “Các giải pháp nhằm phát triển các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Nghệ An”.

Trong đó, ông gợi mở một số định hướng cụ thể đối với các ngành công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp mới. Cụ thể, đối với các ngành công nghiệp truyền thống cần phát triển công nghiệp khai khoáng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ cao, chế biến tinh; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành một trong những ngành chủ lực; phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là các loại vật liệu mới với kỹ thuật cao.

Hội Thảo “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
TS. Dương Đình Giám - Hội khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương phát biểu tham luận

Đóng góp ý kiến về lĩnh vực đô thị, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phân tích, nhấn mạnh vai trò của đô thị hóa như một động lực cho sự phát triển của tỉnh, trong đó đặc biệt là vai trò của đô thị Vinh mở rộng, TX Hoàng Mai, đô thị Thái Hòa và đô thị Đô Lương, Diễn Châu, Sơn Hải…

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính đồng thời nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải hình thành, nâng cấp của các cơ sở hạ tầng chiến lược về mặt kinh tế như: Đường cao tốc, cảng biển nước sâu, Cảng hàng không quốc tế; cũng như các cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt cần có Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Đặc biệt quan tâm tới vấn đề Thực trạng và kiến nghị một số giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân Nghệ An, TS. Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhấn mạnh cộng đồng doanh nghiệp nghệ an nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng còn rất yếu trên tất cả các mặt(so với trung bình chung cả nước). Điều đáng nói thêm là, chưa thấy động lực nội tại và yếu tố bên ngoài hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp nghê an phát triển cả về số lượng và chất lượng.

TS. Nguyễn Đình Cung cũng gợi ý một số định hướng Nghệ an phải xây dựng và thi một chương trình phát triển doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp phải đặt trong tổng thể chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nhất là phát triển các ngành kinh tế có lợi thế và phát triển kinh tế các địa phương; Cải thiện mạnh mẽ, nhất quán môi trường kinh doanh; Cần có điều tra, nghiên cứu, xác định nguyên nhân của thực trạng tại sao tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới ở Nghệ An thấp, và giảm trong mấy năm gần đây; Nâng cao vai trò, tăng cường năng lực hiệp hội doanh nghiệp địa phương, liên minh hợp tác xã huyện, tỉnh; đồng thời, lôi kéo, hợp tác với các hiệp hội ngành hàng tương ứng trong hỗ trợ doanh nghiệp địa phương; Xây dựng và thực thi thái độ và văn hóa làm việc mới “cùng đồng hành”, “là đối tác” với doanh nhân, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương trong toàn hệ thống chính trị, nhất là các công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước.

Hội Thảo “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại hội thảo

Sau khi nghe các tham luận với các chủ đề đại diện cho các ngành, lĩnh vực cơ bản về phát triển bền vững tỉnh Nghệ An: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, văn hóa,... để có thêm những căn cứ khoa học và thực tiễn, có thêm nhiều góc nhìn hơn, tại hội thảo các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học đã cung cấp thêm các vấn đề mới, các vấn đề cần làm rõ, bổ sung để Hội thảo thảo luận tại hội trường; tập trung vào các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Sinh Hùng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Nghệ An cần xác định rõ mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới là “dân phải giàu, tỉnh phải mạnh” thông qua các chỉ tiêu về GRDP bình quân đầu người, cân đối ngân sách, phát triển thành tỉnh công nghiệp.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh phải có những định hướng phù hợp phát triển cho từng vùng trong tỉnh Nghệ An: Biển, đồng bằng, miền núi; theo đó phải có các cơ sở hạ tầng phù hợp, nhất là phải có các cảng biển; cần phải có những định hướng phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ toàn diện dựa trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy ở mức cao nhất giá trị văn hóa, bản sắc xứ Nghệ An, con người Nghệ An, làm sao cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội kỳ vọng sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26, Nghị quyết mới của Bộ Chính trị sẽ tạo niềm tin, niềm phấn khởi không chỉ cho nhân dân Nghệ An mà cho cả đất nước ta trong thời kỳ mới.

Hội Thảo “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW phát biểu tổng kết hội thảo

Cũng tại hội thảo, các ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội và đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có những trao đổi, phân tích và gợi mở thêm nhiều nội dung định hướng cho phát triển của Nghệ An trong thời gian tới; đặc biệt là bên cạnh khắc phục các điểm nghẽn về hạ tầng như cảng biển nước sâu, sân bay thì cần quan tâm đến hạ tầng công nghiệp và hạ tầng số…

Phát biểu kết luận hội thảo - ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW nhấn mạnh, các tham luận và nội dung trao đổi và trong kỷ yếu hội thảo rất sâu sắc, toàn diện; không chỉ dừng lại kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, mà còn tập trung làm rõ các ưu điểm, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm phát triển nhanh, bền vững tỉnh Nghệ An thời gian tới.

Trên cơ sở tổng kết 8 nội dung cơ bản đã trao đổi, thay mặt Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh bày tỏ sự đánh giá cao, trân trọng các góp ý của các đại biểu tại hội thảo vì sự phát triển của tỉnh Nghệ An, đóng góp cho thành công của hội thảo, thành công của việc tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW; cũng ban hành Nghị quyết mới của Bộ Chính trị cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng tỉnh Nghệ An.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Về thông tin nhân sự Trung ương tuần qua (16-20/12), bàn giao chức trách, nhiệm vụ Cục trưởng, Chủ nhiệm Hậu cần - Kỹ thuật Quân chủng Hải quân.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/12/2024: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/12/2024: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Thời tiết biển hôm nay, hồi 01 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió từ 50-61km/h.
Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, rạng sáng ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới đang ở trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12, Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, hanh khô, sáng sớm trời rét. Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.
Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Ngày 22/12/2024, Công đoàn khối Doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà cho đơn vị quân đội kết nghĩa nhân ngày 22/12.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Ngày 22/12, Bộ Y tế đã có thông tin chính thức về sự cố sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn Quốc.
Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Về thông tin nhân sự địa phương tuần qua (16-20/12), Ban Bí thư chỉ định Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy…
Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc chuyến tuần tra chung lần thứ 77 với Hải quân Hoàng gia Campuchia.
Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đảm bảo tuyệt đối về an ninh và an toàn khi có tới hơn 260.000 lượt khách tham quan.
Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Hồi 13h ngày 22/12 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Trường Sa khoảng 350km về phía Đông Đông Nam.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân sẽ nhận được thẻ đi metro VikkiGO miễn phí khi di chuyển tại metro tuyến số 1 mà không cần chuyển đổi sang các loại thẻ chuyên dụng.
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Sáng ngày 22/12, 14 nhà ga trên tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP. Hồ Chí Minh chính thức mở cửa và phục vụ người dân đi lại.
Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Từ 19-22/12, Trung đoàn 451, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Ban Tổ chức Cuộc thi Innovation and Development 2024 đã trao 1 giải Đặc biệt “The Future Entrepreneur”, 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba… cho các đội thi.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 22/12, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ nhiều mây, có mưa rào rải và dông.
Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương trên cả nước đang tích cực thực hiện, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia CBRN giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Những ngày cận Tết, các chợ truyền thống tại Hà Nội ghi nhận sự tương phản về lượng khách: Nơi tấp nập - chốn vắng khách.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Cải tiến quy trình sản xuất là một chiến lược quản lý nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng của các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 21/12, rãnh áp thấp ở phía Nam ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp có vị trí khoảng 3.9-4.9 độ Vĩ Bắc, 110.8-111.8 độ Kinh Đông.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động