Phát triển ngành cơ khí: Xác định đúng nhu cầu thị trường

Theo Bộ Công Thương, để vực dậy ngành cơ khí Việt Nam, cần xác định nhu cầu thị trường, chỉ rõ những khoảng trống để ngành phát triển, những lĩnh vực mà ngành có thể cạnh tranh được. Ngoài việc tạo thị trường cho doanh nghiệp (DN), các cơ chế, chính sách phải linh hoạt để khuyến khích DN đầu tư, mở rộng sản xuất.

Những hạn chế nhìn thấy

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), hiện số lượng DN cơ khí đang hoạt động và có kết quả kinh doanh là 25.014 DN, chiếm gần 30% tổng số DN công nghiệp chế biến, chế tạo, với doanh thu thuần hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) là 1.465.008 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.123.545 lao động.

phat trien nganh co khi xac dinh dung nhu cau thi truong
Tập trung vào những sản phẩm thế mạnh

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sản phẩm cơ khí Việt Nam có rất ít thương hiệu trong nước. Các DN cơ khí nội địa phổ biến là quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực cơ khí. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao và gần như chưa có sản phẩm công nghiệp chủ lực trong ngành cơ khí đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

Lý giải thực tế trên, ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó cục trưởng Cục Công nghiệp - cho biết, có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thứ nhất, các DN cơ khí Việt Nam tính liên kết còn hạn chế. Thứ hai, yếu tố khách quan là vấn đề lãi suất ngân hàng. DN phải đi vay lãi suất thương mại 8-9%/năm thì đó là vấn đề lớn. Ngoài ra còn có yếu tố tạo lập thị trường, liên kết vùng, nhân sự, lao động...

“Về nguyên nhân chủ quan, mặc dù nhà nước nhận diện đây là ngành quan trọng nhưng việc ban hành cơ chế, chính sách rất hạn chế. Quản lý nhà nước cần tiếp tục đề xuất, quyết liệt ban hành chính sách sát thực tế. Bởi nếu chỉ hô khẩu hiệu mà DN không biết bắt đầu từ đâu, thì sẽ không mang lại hiệu quả” - ông Nguyễn Ngọc Thành chỉ ra.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Cường - Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hikari Việt Nam - cho hay: Những năm qua, DN cơ khí có bước đột phá, trong đó phải kể đến một số DN trong lĩnh vực ôtô như Vinfast, Thành Công, Thaco. Chỉ trong vòng 21 tháng, Vinfast đã đưa ra thị trường ôtô mang thương hiệu Việt Nam. Cơ khí gia công chế tạo có một số DN như Toyota, Nikon… Tuy nhiên, họ vẫn coi cơ khí là phụ trợ. Trong tương lai xa hơn, ngành cơ khí đòi hỏi sự phát triển về nguyên vật liệu, khuôn mẫu, gia công chế tạo chứ không chỉ gia công cắt gọt đơn thuần.

Ông Nguyễn Chỉ Sáng- Tổng thư ký Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam (VAMI) - cho rằng, cơ chế, chính sách không phải không có. Trong chương trình phát triển thiết bị nội địa hóa, Chính phủ có Quyết định 1791 để nội địa hóa. Sau khi thực hiện 1-2 năm thì chưa dự án nào thực hiện đúng quyết định và không có chế tài nào bắt chủ đầu tư thực hiện. Nếu không có chế tài thì chính sách khó có thể thực thi.

Tập trung lĩnh vực cơ khí nền tảng

Thực tế, đã có nhiều văn bản để phát triển ngành cơ khí như Luật Đầu tư năm 2014, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Rõ ràng, Đảng, Chính phủ rất quan tâm phát triển công nghiệp cơ khí.

Song để đưa ra giải pháp cụ thể cho phát triển ngành cơ khí, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, nhà nước, DN nên ưu tiên một số lĩnh vực mang tính nền tảng. Cụ thể, tiếp tục đầu tư và ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí (lĩnh vực ôtô, đóng tàu, chế tạo thiết bị phục vụ nông -lâm-ngư nghiệp); khuyến khích DN luyện kim trong nước đầu tư sản xuất thép chế tạo để cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho ngành cơ khí. Sớm giảm thuế thu nhập cho DN cơ khí xuống còn 15% (thay vì 25% như hiện nay); nâng hệ số điểm ưu tiên cho DN sử dụng sản phẩm chế tạo trong nước thay cho các sản phẩm cung cấp từ nước ngoài khi đấu thầu lên 15% điểm tổng hợp trong bảng đánh giá thay vì cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp như hiện nay.

Ông Nguyễn Ngọc Thành thông tin thêm, ngành cơ khí cần tạo dựng được thị trường trong nước. “Từ nay đến năm 2030, ngành cơ khí nhu cầu rơi vào 300 tỷ USD, nhưng Việt Nam mới đáp ứng 1/3. Cơ hội chúng ta tiếp cận thị trường thế giới là rất lớn. Chúng ta cần tạo ra giá thành, tính ổn định, thị trường… thì cơ khí Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển”- ông Nguyễn Ngọc Thành phân tích.

Lãnh đạo Cục Công nghiệp cho biết, tới đây Cục sẽ chủ động tiếp cận các DN cơ khí, tuyên truyền chính sách liên quan đến ngành, tạo điều kiện cho ngành cơ khí Việt Nam phát triển bền vững.

Cục Công nghiệp cho biết, Việt Nam đang mở cửa, có rất nhiều cam kết hội nhập thế hệ mới, vì thế một mặt cần bảo vệ sản xuất trong nước cho các sản phẩm cơ khí, nhưng bên cạnh đó vẫn phải chủ động hội nhập quốc tế.
Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: LILAMA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Chương trình khuyến công của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì đóng gói, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, kinh tế của Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng ước 30,8%.
Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Ngày 19/11 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng VI.

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I có diện tích 226,6ha, với vốn đầu tư 2.610,423 tỷ đồng.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Để phát huy hiệu quả cao nhất trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ĐBQH ngoài cơ chế đặc thù, cần quan tâm vấn đề công nghệ, nhân lực...
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Ngày 14/11, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro cho ra mắt máy thay nhớt tự động 3R, một giải pháp công nghệ tiên tiến dành cho dầu nhớt và bảo dưỡng xe máy.
10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, một dự án trọng điểm của Việt Nam, hứa hẹn tác động lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có cơ hội cho ngành thép.
Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn…
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới.
Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Bộ tư lệnh Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12 thực binh, bắn đạn thật, hiệp đồng quân, binh chủng.
Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển cụm công nghiệp; hoạt động khuyến công tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An và TP. Cần Thơ.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Việc sửa đổi Luật Hóa chất nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất với tính chất là ngành công nghiệp nền tảng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động