Thứ sáu 18/04/2025 20:12

Phát triển liên kết doanh nghiệp Việt với công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo

Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo là nhiệm vụ trọng tâm của ngành công nghiệp Việt Nam.

Nâng cao năng lực cho ngành công nghiệp chế tạo

Chiều 9/3, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội thảo “Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo”, do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức chiều theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), phát biểu khai mạc hội thảo

Tham dự hội thảo có gần 150 đại biểu bao gồm đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, đại diện các cơ quan hữu quan, cùng các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại(Bộ Công Thương) - cho biết: Tiếp nối thành công từ chương trình Hội thảo đã được diễn ra vào năm 2022, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Trung tâm Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN – Nhật Bản tổ chức hội thảo, với mong muốn sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích hơn nữa giúp phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo, tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực bao trùm, bền vững.

Những chia sẻ kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách của đại biểu tại Hội thảo sẽ là nguồn thông tin tham khảo quý giá cho Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam trong các nỗ lực phát triển, cải cách ngành công nghiệp chế tạo.

Gần 150 đại biểu bao gồm đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, đại diện các cơ quan hữu quan, cùng các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tham dự hội thảo

Nhật Bản đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam

Theo ông Lê Hoàng Tài, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực. Những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã tạo nền tảng to lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như xương sống của nền kinh tế, là nền tảng và là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam.

Ngành công nghiệp chế tạo còn tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thể hiện ở vốn FDI vào ngành thường chiếm tỷ lệ cao nhất về số dự án và vốn đăng ký, nhất là trong các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: Viễn thông, điện tử - công nghệ thông tin, sản xuất thép, xi măng, dệt may,da giày... với sự xuất hiện của nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như Tập đoàn Toyota, Honda, LG…

Năm 2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14,96 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản đang đứng thứ hai với 4.690 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 62,9 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2022.

Đặc biệt, Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam với việc là nhà tài trợ ODA lớn nhất. Trong đó, hỗ trợ Việt Nam trong những lĩnh vực then chốt nhất như hạ tầng cơ sở giao thông vận tải, đào tạo nhân lực, cải cách thể chế kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục.... nhà đầu tư và đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam.

Tính riêng, trong năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 47,6 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 6,51% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam đến Nhật Bản chiếm 6,5% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam đến thế giới.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 23,4 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản chiếm 6,5% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025