Phát triển kinh tế số: TP. Hồ Chí Minh tập trung vào 5 lĩnh vực gì?

TP. Hồ Chí Minh cần tập trung 5 lĩnh vực gồm công nghiệp chế biến, chế tạo; dệt may, logistics, nông nghiệp và du lịch để tạo đột phá về phát triển kinh tế số.
Giải bài toán nguồn nhân lực trong nền kinh tế số tại Việt Nam Hiệp định khung về nền kinh tế số ASEAN (DEFA): Cơ hội 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030 Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số

Cần không gian phát triển mới

Đây là nội dung được đưa ra tại hội thảo "Thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững" do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Vụ Kinh tế số và Xã hội số - Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Báo Người Lao Động tổ chức.

Tại hội thảo, ông Lâm Đình Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Thành phố đang có một khát vọng lớn là lấy lại vị thế hàng đầu. Bằng chứng sống động nhất là thành phố đang vào cuộc mạnh mẽ để triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố với tâm thế rất cao.

Theo ông Lâm Đình Thắng, thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực thực hiện rất nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế số, với mục tiêu là đến năm 2025, kinh tế số đóng góp 20% vào GRDP; đến năm 2030 là 40% vào GRDP. Các chỉ tiêu của TP. Hồ Chí Minh cao hơn bình quân cả nước từ 5-10%. Trong khi đó, Nghị quyết 31/2022 của Bộ Chính trị cũng giao cho thành phố nhiệm vụ đến năm 2030 trở thành lá cờ đầu cả nước về kinh tế số.

Thực tế, thời gian qua TP. Hồ Chí Minh đã chủ động thực hiện rất nhiều đầu việc để thúc đẩy kinh tế số. Năm 2021, đóng góp của kinh tế số trong GRDP trên địa bàn ở góc độ nghiên cứu khoa học là 15,38% (chưa bao gồm thương mại điện tử và kinh tế chia sẻ). Năm 2022, tỉ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP của thành phố ước đạt 18,66%.

Tuy nhiên, thành phố đang gặp 3 thách thức lớn trong phát triển kinh tế số. Đó là nhận thức ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành còn chưa đầy đủ; phương pháp, công cụ đo lường cũng chưa thống nhất; các chính sách và nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhiều.

Phát triển kinh tế số: TP. Hồ Chí Minh tập trung vào 5 lĩnh vực gì?

Các đại biểu tham dự Hội thảo

PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, 30 năm qua TP. Hồ Chí Minh đã phát triển rất tốt trong không gian cũ, song hiện nay đã đến giới hạn và cần không gian phát triển mới. Kinh tế số sẽ mang lại không gian đó cho thành phố. Định hướng 40% GDP của TP. Hồ Chí Minh vào năm 2030 sẽ đến từ kinh tế số.

“Muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn thì TP. Hồ Chí Minh cần lực lượng sản xuất mới là công nghệ số, nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số, yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số và động lực mới là đổi mới sáng tạo số”, PGS.TS Trần Minh Tuấn nhấn mạnh.

Tại TP. Hồ Chí Minh, vị trí của kinh tế số trong nền kinh tế ngày càng vững chắc, trở thành động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng ổn định và bền vững dựa trên 4 trụ cột chính: công nghiệp ICT tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng ổn định; chuyển đổi số các ngành công nghiệp tạo động lực cho tăng trưởng bền vững; quản trị số đóng vai trò quan trọng bảo đảm cho tăng trưởng ổn định và giá trị hoá dữ liệu tạo ra sức mạnh mới cho tăng trưởng ổn định.

Tập trung 5 lĩnh vực

Theo PGS.TS Trần Minh Tuấn, muốn phát triển kinh tế số thì phải đo lường được kinh tế số. Mặc dù hiện nay trên thế giới chưa thống nhất cách đo. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế có thể thấy có 2 trường phái lớn là đo bằng tiền và đo bằng các ngành, lĩnh vực. Có 2 phương pháp thế giới đang triển khai, gồm: điều tra thống kê dựa trên hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc phương pháp ước lượng theo mô hình hoạch toán tăng trưởng. Cách thứ 2 phù hợp với các quốc gia đang phát triển.

Phát triển kinh tế số: TP. Hồ Chí Minh tập trung vào 5 lĩnh vực gì?
PGS.TS Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội thảo

“5 lĩnh vực chính Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng cần tập trung phát triển để tạo đột phá về kinh tế số là công nghiệp chế biến, chế tạo; dệt may, logistics, nông nghiệp và du lịch”, PGS.TS Trần Minh Tuấn cho hay.

Theo ông Tuấn, Nghị quyết 98 của Quốc hội đã xây dựng bản đồ chính sách về phát triển kinh tế số. Việc cần làm tiếp theo là thành phố xây dựng chính sách về phát triển kinh tế số theo từng giai đoạn phát triển. Ví dụ, giai đoạn thúc đẩy phát triển cần khuyến khích phát triển; giai đoạn tiêu chuẩn hóa; giai đoạn nâng cao hiệu quả, quản lý giám sát, quản lý số... Tuy nhiên, nếu đứng một mình, TP. Hồ Chí Minh sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm 40% GDP mà phải liên kết vùng, hình thành không gian lực kéo. Mô hình lực kéo không gian đô thị của thành phố đã hình thành bố cục lực kéo theo tầng tập trung vào các địa phương lân cận, lan tỏa rộng rãi và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số của vùng. Cuối cùng là phát triển thành phố trung tâm bưu chính/ logistics của khu vực và cả nước.

“TP. Hồ Chí Minh nên triển khai chuyển đổi số 10 nhóm nền tảng số và triển khai thành công chuyển đổi một số khâu trong từng ngành, lĩnh vực; dùng các khâu này để tăng tốc, thúc đẩy các khâu còn lại trong các ngành công nghiệp. Thành phố cũng cần thí điểm đánh giá kinh tế số tới cấp thành phố và quận huyện trực thuộc; thí điểm sàn giao dịch dữ liệu, HUB dữ liệu của khu vực và trung tâm tài chính quốc tế, tiến tới trở thành trung tâm chuyển đổi số vùng đầu tiên trên cả nước”, PGS.TS Trần Minh Tuấn đề nghị.

Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh cho rằng, có 2 cách tiếp cận nền kinh tế số là từ trên xuống (chương trình, chiến lược quốc giai; kinh nghiệm quốc tế xuống chính sách phát triển kinh tế số của Thành phố) và từ dưới lên (từ nhu cầu của doanh nghiệp).

Dẫn kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế số, ông An đưa ra quan điểm ở 3 nhóm: hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, kinh tế số trong các ngành. Theo ông An, phát triển kinh tế số cần bảo đảm tính khả thi, tính đồng bộ, lựa chọn ưu tiên, sự tiên phong của chính quyền cũng như sự tham gia của các bên.

Đi vào các chính sách trọng tâm, ông Phạm Bình An cho rằng, cần tập trung nhóm chính sách về phát triển hạ tầng số; phát triển, ứng dụng các nền tảng số; phát triển và khai thác dữ liệu; phát triển hạ tầng thiết yếu.

"Đưa kinh tế số vào chương trình kích cầu của TP. Hồ Chí Minh. Thành phố có nguồn lực và nhiều kinh nghiệm hay về chương trình kích cầu", ông Phạm Bình An gợi mở.

Đề cập đến việc hoàn thiện thể chế, ông Phạm Bình An cho biết TP. Hồ Chí Minh có một "cây gậy" mới là Nghị quyết 98. Tinh thần từ Nghị quyết 98 là cho phép thành phố thử nghiệm các cơ chế, chính sách (sandbox) mà đối với kinh tế số, kinh tế xanh thì những thử nghiệm rất quan trọng. Do đó, thành phố phải tận dụng Nghị quyết 98 để đưa ra những cơ chế, chính sách thử nghiệm cho kinh tế số. Song song đó, thành phố cần tập trung phát triển nhân lực số (tập trung đào tạo nhóm tập huấn, tư vấn chuyên nghiệp…) và phát triển kinh tế số ở các ngành.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Nam: Công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà

Quảng Nam: Công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà

Tỉnh Quảng Nam công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà và mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai - Ấn Độ.
Đắk Lắk có tân Phó Giám đốc Sở Công Thương

Đắk Lắk có tân Phó Giám đốc Sở Công Thương

Ông Mai Mạnh Toàn, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Công Thương, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
Đà Nẵng: Giảm phát thải nhà kính hiệu quả, hướng đến NetZero

Đà Nẵng: Giảm phát thải nhà kính hiệu quả, hướng đến NetZero

Với mục tiêu hướng đến trung hòa carbon vào năm 2050, thành phố Đà Nẵng đang tăng tốc triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính.
Biên Hòa 1: Từ khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam đến khu đô thị hiện đại

Biên Hòa 1: Từ khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam đến khu đô thị hiện đại

Biên Hòa 1 (tỉnh Đồng Nai) là khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam, nay sắp kết thúc sứ mệnh và được gấp rút di dời, nhường chỗ cho khu đô thị hiện đại hơn.
Hà Nội vận động hộ kinh doanh nhà cao tầng mở lối thoát nạn thứ 2

Hà Nội vận động hộ kinh doanh nhà cao tầng mở lối thoát nạn thứ 2

UBND TP. Hà Nội vừa có Công văn về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, vận động hộ kinh doanh nhà cao tầng mở lối thoát nạn thứ 2.

Tin cùng chuyên mục

PC Thanh Hóa: Mỗi học sinh là một hạt giống tuyên truyền về công tác an toàn điện

PC Thanh Hóa: Mỗi học sinh là một hạt giống tuyên truyền về công tác an toàn điện

PC Thanh Hóa vừa tổ chức chương trình “Tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, an toàn phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện trong dân”.
Phú Thọ bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Phú Thọ bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Tỉnh Phú Thọ đã có phương án bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau khi sáp nhập.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Việc liên kết chặt chẽ giữa "3 nhà" bao gồm nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà phân phối giúp thúc đẩy mạnh mẽ mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiển làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiển làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Ông Nguyễn Ngọc Hiển được bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng, trực thuộc Sở Công Thương.
Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Sau sáp nhập, Cần Thơ ban hành phương án bố trí nhân sự xã, phường, đảm bảo tiêu chuẩn, ưu tiên cán bộ xuất sắc và khuyến khích nghỉ hưu trước tuổi.
Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại tại một số địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công điện hoả tốc đề ra biện pháp ứng phó.
Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Trong năm 2025, tỉnh Đắk Lắk dự kiến có 1.086 người nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, Nghị định 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Việc sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận mở ra 'cơ hội vàng' để bứt phá kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, đưa khu vực này vươn lên mạnh mẽ hơn.
Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Kiểm toán nhà nước tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai kiểm toán tại 4 tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Phú Thọ, Lào Cai.
Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa có quyết định chuẩn y ông Thái Bảo - Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Sáng 15/5, tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm tổ chức lễ khởi công phân khu 35ha - The Grand Hồ Tràm.
Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Mưa lớn trong đêm và xảy ra sạt lở đất vùi lấp nhà khiến 1 người dân tại phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai bị nạn.
Chuyển đổi số tại Nghệ An:

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Sở Công Thương Nghệ An vừa phối hợp với VCCI, Chi nhánh Nghệ An-Hà Tĩnh-Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn với chủ đề 'AI thực chiến - Bí quyết thành công'.
Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nhiều công trình xây dựng mới và mở rộng các cầu có vị trí giao thông quan trọng tại tỉnh Quảng Bình thời gian qua bị vướng bởi yếu tố giải phóng mặt bằng.
Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Tối 14/5, tại TP. Vinh đã khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền và triển khai tháng khuyến mãi, sự kiện mở ra hội giao thương cho người dân, doanh nghiệp...
Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1960/UBND-NNMT, yêu cầu rà soát, bố trí đất ở cho các hộ dân khó khăn về đất ở nhằm thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm...
Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 134/KH-UBND nhằm triển khai hiệu quả Chỉ thị 11/CT-TTg về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Sau sáp nhập, tỉnh Hưng Yên mới dự kiến có 93 xã và 11 phường, trong đó tỉnh Hưng Yên (cũ) gồm 33 xã, 6 phường và tỉnh Thái Bình (cũ) gồm 60 xã, 5 phường.
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mobile VerionPhiên bản di động