Phát triển đô thị trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa: Những thách thức lớn

Trong 9 tháng đầu năm 2015, GDP ước tính tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó nguồn thu từ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch... tại các đô thị, đặc biệt các thành phố lớn, chiếm tỷ trọng trên 50%; tổng thu ngân sách khu vực đô thị chiếm trên 70% tổng thu ngân sách toàn quốc. Như vậy, vai trò hạt nhân của các đô thị lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn tới sẽ rất lớn.
Phát triển đô thị trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa: Những thách thức lớn
Hà Nội ngày càng đổi mới

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (sau đây gọi tắt là Dự thảo) có đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta đạt 38- 40%. Tuy nhiên, tại mục “Phương hướng nhiệm vụ” của phần III về “Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Dự thảo mới chỉ đề cập tới “Phát triển đô thị” tương đối vắn tắt và khá chung chung như sau: “Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị; chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của các đô thị động lực phát triển kinh tế cấp quốc gia và cấp vùng, đô thị di sản, đô thị sinh thái, đô thị du lịch, đô thị khoa học”.

LTS: Thực hiện nhiệm vụ do Đảng ủy Bộ Công Thương giao, Đảng bộ Báo Công Thương tiến hành đợt sinh hoạt chính trị, thảo luận và góp ý đối với Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Với đặc thù là một cơ quan báo chí, những ý kiến đóng góp của Đảng bộ Báo Công Thương được tổng kết từ quá trình thâm nhập thực tiễn của các cán bộ, phóng viên trên mọi miền Tổ quốc.

Dự thảo cần xác định mục tiêu của việc phát triển đô thị trong giai đoạn mới trước hết phải đề ra được phương hướng khắc phục được cơ bản những bất cập, hạn chế đã diễn ra trong những năm gần đây. Có như vậy, các đô thị mới thật sự trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp; là hạt nhân thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong phạm vi bài viết này, chỉ xin nêu một số thách thức cần được quan tâm đúng mức.

Từ bài toán quản lý dân số đô thị...

Theo Tổng cục Thống kê, tại các thành phố lớn, mật độ dân số đang vượt ngưỡng tiêu chuẩn rất cao. Cụ thể: Hà Nội: 3.490 người/km2 (gấp gần 100 lần mật độ chuẩn), TP.Hồ Chí Minh: 2.909 người/km2... nếu so sánh với thủ đô của các nước trong khu vực ASEAN thì mật độ dân số ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh quả là “nghẹt thở”. Ví dụ, ở Indonesia khoảng 124 người/km2, Myanmar 88 người/1 km2, Thái Lan 130 người/km2, Philippin 124 người/km2

Với mật độ dày đặc như vậy (và vẫn tiếp tục tăng đều hàng năm), nhưng ước tính trung bình mỗi năm, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều cùng đón thêm vài chục ngàn người nhập cư. Chính vì vậy, hệ thống hạ tầng đô thị bị quá tải, kéo theo hàng loạt hệ lụy khác gây nên những tác hại rất lớn đối với nguồn lực xã hội. Trong khi đó, theo tính toán, 2 thành phố lớn nhất nước và cũng có trình độ phát triển cao nhất là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh sẽ sớm trở thành một “siêu đô thị” trên 10 triệu dân trong tương lai gần. Đồng thời, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ… cũng đang nhanh chóng biến thành các đô thị lớn chứa nhiều triệu dân.

Trong những năm gần đây, tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nhiều công trình giao thông nội đô có vốn đầu tư rất lớn nhưng chỉ mới đưa vào sử dụng đã nhanh chóng quá tải, ùn tắc. Rõ ràng, nếu không tìm được lời giải cho bài toán quản lý dân số thì các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các đô thị lớn sẽ luôn rơi vào tình trạng lúng túng, thụ động, không theo kịp thực tế.

Đến vấn nạn rác thải...

Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Phần lớn lượng rác phát sinh tại các thành phố lớn.

Tại Hà Nội, lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15%/ năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. TP.Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỷ đồng để xử lý...

Những số liệu đó cộng với sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhiều chuyên gia dự báo: Chỉ trong vòng 5 năm nữa, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác sẽ không còn chỗ để chứa rác. Trong khi việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam đang còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp. Vì vậy, Dự thảo cần vạch rõ những phương hướng lớn để sớm luật hóa những tiêu chuẩn về quản lý, xử lý rác thải tại các đô thị tương ứng với nguồn lực trong ngắn hạn và dài hạn.

Và xây dựng đô thị ứng phó biến đổi khí hậu

Trong những năm qua, xác định Việt Nam nằm trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách nhằm ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu. Riêng đối với phát triển đô thị, từ năm 2013, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013- 2020 (Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013).

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những tác hại từ thiên tai do biến đổi khí hậu đối với các đô thị lớn hơn nhiều so với những gì được tiên lượng, ví dụ như trận mưa lụt lịch sử vừa qua ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cần lưu ý là các đô thị của Quảng Ninh đều mới xây dựng, ở sát biển, nhưng vẫn bị ngập lụt dài ngày do nước không kịp tiêu thoát, thiệt hại rất nặng nề. Tại nhiều đô thị lớn khác trên cả nước, nhiều tính toán, quy hoạch vừa mới xây dựng đã không còn đúng với thực tế. Đây là hạn chế cần được Dự thảo đề cập, chỉ rõ, rút kinh nghiệm để hoạch định một tầm nhìn dài hạn trong tương lai, khi nước ta đối mặt nhiều hơn với những hiện tượng thời tiết cực đoan.

Ước tính, đến hết năm 2014, dân số của Hà Nội khoảng 7,2 triệu người, chưa kể khoảng 1 triệu người không đăng ký hộ khẩu thường trú. Mật độ dân số hiện nay của Hà Nội khoảng 2.100 người/km2; đặc biệt có quận nội thành như Đống Đa tới trên 35.000 người/km2.
Thái Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xây dựng nông thôn mới gắn liền nâng cao đời sống nhân dân

Xây dựng nông thôn mới gắn liền nâng cao đời sống nhân dân

5 năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn và đời sống người nông dân đã có nhiều thay đổi. Đây cũng chính là tiền đề, động lực để các địa phương tiếp tục xác định đẩy mạnh công việc này trong nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, để làm được việc này cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.
Đoàn đại biểu Đại hội Đảng lần thứ XII vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Đại hội Đảng lần thứ XII vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (20/1), tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khắc phục bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực

Trước thềm Đại hội XII của Đảng, là nhà giáo nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, được chứng kiến những bước thăng trầm của đất nước trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, những đổi thay trong xã hội những năm gần đây, cũng như trong ngành giáo dục - đào tạo (GDĐT) và khoa học - công nghệ (KHCN), tôi tin tưởng Đại hội lần này sẽ có những định hướng phù hợp nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của GDĐT và KHCN, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục những bất cập hiện nay.
Làm thế nào để cả xã hội đừng

Làm thế nào để cả xã hội đừng 'quay cuồng' vào thi cử

TS Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Phải làm sao cho cả xã hội đừng có quay cuồng vào thi cử mà tập trung cho con em rèn luyện về đạo đức, nhân cách và có phương pháp tự học.
Báo Công Thương: Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Báo Công Thương: Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Thực hiện Hướng dẫn số 01-HD/BCSĐ ngày 20/8/2015 và Hướng dẫn số 02-HD/BCSĐ ngày 16/9/2015 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương hướng dẫn về việc điều chỉnh thời gian thảo luận, góp ý kiến các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng, sáng nay (30/10), Đảng bộ Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng. Toàn bộ cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo Công Thương đã tham gia và góp ý sôi nổi cho các dự thảo văn kiện.

Tin cùng chuyên mục

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm” 2

Các chính sách xã hội phải xuất phát từ thực tế đời sống của dân, bảo đảm nguyên tắc công bằng, tiến bộ, bình đẳng xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”.

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đặt vấn đề "Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai". Đây là một chủ trương đúng đắn, thiết thực của Đảng và Nhà nước. Để góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội, phóng viên đã ghi lại một số ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên về vấn đề này.
Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Theo nhiều chuyên gia, việc sinh viên ra trường không có việc làm, thậm chí nhiều thủ khoa cũng thất nghiệp là do ngành giáo dục không quy hoạch đầu ra
Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Trong dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng có đề cập: "Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có cơ chế chính sách thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước".

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Phần XII, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng với tiêu đề "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc" đã nêu ra phương hướng, nhiệm vụ: "Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam, tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc".
Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Dự thảo báo cáo chính trị và Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế yếu kém trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng.
Vì sao có cán bộ không dám nói

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân' 2

Ông Nguyễn Túc: Nhiều người ở trong cấp ủy, phụ trách công tác dân vận, mặt trận nhưng không dám nói trung thực tiếng nói của dân.
Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng như trong Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), chúng ta có thể nhận thấy vấn đề văn hóa được quan tâm đặc biệt, trong đó vấn đề xây dựng con người được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề về văn hóa. Điều đó hoàn toàn đúng đắn cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo (gọi tắt là vùng đặc biệt khó khăn) đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều cách biệt với các địa bàn khác, ước tính tỷ lệ hộ nghèo cao gấp hơn 3 lần bình quân cả nước.
Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Việt Nam có 3.200km bờ biển, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng 1.000.000km2 với gần 3.000 đảo nằm rải rác từ Bắc đến Nam trên Biển Đông, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Biển, đảo Việt Nam có vai trò quan trọng về kinh tế, quân sự, chính trị, giữ vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các thế hệ người Việt Nam từ xưa luôn dựa vào biển và bảo vệ biển để mưu sinh và phát triển đất nước.

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều' 1

Muốn phát huy sức mạnh toàn dân tộc không chỉ là kêu gọi, động viên một chiều mà phải giải quyết hài hòa lợi ích của người dân

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Tiếp xúc, trao đổi với một số cán bộ và người dân tộc về Đại hội XII của Đảng, họ nói: Đó là Đảng của ta, việc của Đại hội bàn và quyết định cũng là vì dân, là việc của dân, nhưng ý của Đảng phải hợp với lòng dân, vì Đảng và Bác Hồ "lấy dân làm gốc", dân là chủ nước nhà. Đồng thời, họ cũng có tâm tư, có quan tâm một số vấn đề về dân tộc, mong muốn gửi tới Đại hội XII của Đảng. Suy nghĩ từ thực tiễn của nước ta và kinh nghiệm của thế giới, tôi xin phản ánh mong muốn đó và đề nghị với Đảng như sau:

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng, với mục VIII- “Quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội”, thể hiện quan điểm mới về tư duy và sự chủ động của Nhà nước ta trong xử lý các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển.
"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Vấn đề trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng không nên đặt thành mục tiêu nguyên tắc, càng không phải là nguyên tắc cơ bản. Đức - Tài, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ là quan trọng hơn hết".

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Theo PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nội dung “Xây dựng Đảng” trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng được trình bày đầy đủ, toàn diện, thẳng thắn, cả kết quả, hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới và dài hạn hơn.
Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Sau khi nghiên cứu bản Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng về: “Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới”, trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí cao với bố cục và nội dung Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Tôi có mấy ý kiến bổ sung góp phần làm rõ thêm: Tăng cường quốc phòng -an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. 

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng

Từ ngày 15-9-2015, Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Dự thảo Báo cáo "Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020" đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Vấn đề nhân sự trong xây dựng Đảng

Đảng lãnh đạo đất nước bằng thực hiện hai nhiệm vụ chính: Thứ nhất, đề ra đường lối chính trị cho công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước theo mục tiêu cơ bản: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân, trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Thứ hai, xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ tinh thần và năng lực thực hiện đường lối chính trị trên.
Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững

Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững

Văn hóa chính là nguồn tài nguyên đặc biệt, nguồn tài nguyên vô tận, càng khai thác càng phát triển.

Cần có tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để đánh giá cán bộ

Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII của Đảng nêu: “Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để khắc phục”. Đánh giá cán bộ đúng là việc khó, nhưng không có nghĩa không làm được. Chúng tôi rất đồng tình với Dự thảo Báo cáo Chính trị đã nêu, nguyên nhân của việc này là do chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động