Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XIV:

Phân bón giả tại Công ty Thuận Phong: Chờ kết quả điều tra và không nên tranh luận tiếp!

Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình sau khi giải trình trước Quốc hội sáng nay (2/11), liên quan đến quá trình điều tra, xử lý vụ việc có dấu hiệu sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Phân bón giả tại Công ty Thuận Phong: Chờ kết quả điều tra và không nên tranh luận tiếp!
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình: Tôi đề nghị chờ kết quả điều tra và có sự giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội

Trước đó, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2017, kế hoạch năm 2018, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) khá gay gắt khi đề cập đến vụ việc Công ty Thuận Phong. Ông Nhưỡng thẳng thắn: “Vụ Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai về phân bón giả, chúng ta chờ mãi mà không thấy Đoàn đại biểu Quốc hội lên tiếng” và “… tôi cảm giác như bị chìm xuồng”.

Dẫn dắt vấn đề, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi về việc Quốc hội đồng hành với Chính phủ như thế nào? Và chỉ rõ, trong cơ quan lập pháp của chúng ta có rất nhiều người của cơ quan hành pháp, có những người có chức vụ rất cao. “Vậy, chúng ta có trách nhiệm gì đối với hoạt động của Chính phủ và của các chính quyền địa phương?” - đại biểu đặt câu hỏi và liệt kê một loạt vụ việc dư luận bức xúc, như: vụ Đồng Tâm, vụ sân gôn Tân Sơn Nhất, vụ xẻ thịt Sơn Trà, vụ phá rừng Phú Yên hay việc tăng nhanh chóng số lượng phân bón từ 7.000 loại lên 14.000 loại… để rồi tiếp tục nêu câu hỏi: “Chúng ta có trách nhiệm gì chưa?”. Quay trở lại vụ việc sản xuất phân bón giả tại Công ty Thuận Phong, đại biểu Nhưỡng tâm tư, rằng ông cảm giác như bị chìm xuồng.

Phân bón giả tại Công ty Thuận Phong: Chờ kết quả điều tra và không nên tranh luận tiếp!
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Vụ Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai về phân bón giả, chúng ta chờ mãi mà không thấy Đoàn đại biểu Quốc hội lên tiếng

Ngay tại nghị trường, thực hiện quyền tranh luận, đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) trao đổi xung quanh ý kiến của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Theo đại biểu Năm, cấp ủy, chính quyền và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã cương quyết xử lý về hàng gian, hàng giả.

“Đây là vấn đề bức xúc của cử tri, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là ảnh hưởng đến công sức lao động của người dân bỏ ra khi sử dụng hàng gian, hàng giả, đặc biệt là phân bón” - đại biểu nhấn mạnh và cho biết, quan điểm của các cơ quan tư pháp của tỉnh Đồng Nai là, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì phải cương quyết xử lý.

Tuy nhiên, đại biểu Năm cũng lý giải, vụ Thuận Phong phức tạp là do cơ quan Trung ương kiểm tra, phát hiện sau đó mới chuyển cho cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai xử lý. “Lúc đầu cũng đề nghị các cơ quan tư pháp Đồng Nai bắt đối tượng là hàng giả. Tuy nhiên, phải chờ giám định, xác định có hàng gian, hàng giả hay không mới khởi tố, xử lý hình sự được” - đại biểu Năm cho biết. Tiến trình bổ sung, quá trình giám định, xác định, cũng có nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là các cơ quan giám định như: Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an.

Do đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã kết luận giao Bộ Công an điều tra xử lý và quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Sau đó, Bộ Công an chuyển về cho công an Đồng Nai thụ lý điều tra. Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án, các ngành tố tụng ở Đồng Nai đã họp và xác định chưa có dấu hiệu tội phạm, do đó không khởi tố.

Vẫn theo đại biểu Năm, qua phản ánh, bức xúc của các đại biểu Quốc hội cũng như ý kiến của các ngành nên Viện Kiểm sát tối cao đã chỉ đạo Viện kiểm sát Đồng Nai hủy quyết định không khởi tố của cơ quan điều tra và giao lại cho cơ quan điều tra tiếp tục xác minh làm rõ để xử lý.

“Vì khởi tố là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chính sách, chế độ, nhân phẩm, danh dự của doanh nghiệp đó, có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Vì vậy, cân nhắc rất kỹ trước khi tiến hành khởi tố” - đại biểu Năm lưu ý.

Cũng thực hiện quyền tranh luận, nhưng trước khi đi vào nội dung chính, đại biểu Quốc hội Đoàn Ninh Thuận - Nguyễn Sỹ Cương - nhắc lại, ông là người đầu tiên đưa ra nghị trường qua hai nhiệm kỳ Quốc hội về vấn đề xử lý phân bón giả, đặc biệt là vụ việc Công ty Thuận Phong. Nhưng “Rất tiếc, cho đến bây giờ vụ việc vẫn chưa đi đến hồi kết, gây rất nhiều bức xúc trong xã hội, không chỉ riêng nông dân” - đại biểu Cương nói lên tâm tư của mình và hơn thế: “Tôi đã phải nói một điều rất đau xót trước Quốc hội tại nhiệm kỳ trước, đó là ai cứu người nông dân?”.

Phân bón giả tại Công ty Thuận Phong: Chờ kết quả điều tra và không nên tranh luận tiếp!
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Cân nhắc gì mà đến hơn 2 năm vẫn không cân nhắc xong, không nói gì đến thiệt hại của hàng triệu nông dân Việt Nam

Về ý kiến của đại biểu Hồ Văn Năm cho rằng, cần thận trọng cân nhắc khi xử lý đối với Công ty Thuận Phong vì có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương khá gay gắt: “Xin thưa với Quốc hội là cân nhắc gì mà đến hơn 2 năm vẫn không cân nhắc xong, không nói gì đến thiệt hại của hàng triệu nông dân Việt Nam”.

Trước khi dừng lời, vị đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận nhắc lại, rằng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có kết luận nhất trí với ý kiến của 6 Bộ, ngành là có đủ căn cứ và dấu hiệu phạm tội trong việc sản xuất và kinh doanh phân bón giả của Công ty Thuận Phong.

Tại nghị trường hôm nay, sau khi tiếp nhận các ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như lắng nghe phần tranh luận, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã phát biểu làm rõ quá trình kiểm tra, phát hiện, điều tra, xử lý vụ việc tại Công ty Thuận Phong.

Theo Phó Thủ tướng, vụ án này 6 bộ, ngành trung ương đã thống nhất trả lời văn bản của Bộ Công an về kết quả giám định chất chính trong thành phần phân bón. Có lúc tranh luận với nhau chất chính và thành phần chính và cuối cùng thống nhất thành phần chính là chất chính dưới 70%, nên chưa đạt, theo quy định của pháp luật là giả. Việc sử dụng kết quả trả lời của các Bộ, ngành do cơ quan tư pháp, nếu cần thì cơ quan tư pháp trưng cầu giám định và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai hủy quyết định phê chuẩn quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai. Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật, như vậy vụ án đang tiếp tục điều tra.

“Việc có tội hay không có tội phải thông qua công tác điều tra, truy tố và tòa án quyết định theo thẩm quyền. Quá trình này, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Mặt trận, đoàn thể có thể giám sát, nên trách nhiệm hiện nay thuộc về các cơ quan tư pháp” - Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nói và kết luận: “Tôi đề nghị chờ kết quả điều tra và có sự giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Chúng ta không nên tranh luận tiếp trên diễn đàn về vấn đề này”.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón giả

Tin mới nhất

Giá vàng được dự báo giảm, nhà đầu tư có nên ưu tiên bán vàng chốt lời?

Giá vàng được dự báo giảm, nhà đầu tư có nên ưu tiên bán vàng chốt lời?

Trong bối cảnh thị trường vàng được bổ sung nguồn cung, giá vàng được dự báo sẽ giảm, các chuyên gia khuyến cáo, nhà đầu tư nên thận trọng khi mua vàng đầu tư.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình về hợp tác phát triển giữa hai địa phương và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.
Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.
Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.
Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Mối quan hệ đoàn kết, tin cậy giữa Việt Nam - Cuba không ngừng phát triển mạnh mẽ, ngày càng thực chất, hiệu quả trong các cơ chế đối thoại và hợp tác.
Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao vừa chủ trì họp báo công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát UPR chu kỳ IV của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động