Thứ sáu 09/05/2025 14:41

Phân bón Cà Mau vượt khó nhờ sự nhạy bén trong kinh doanh

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân Bón Cà Mau, HOSE: DCM) đã vượt khó đạt thành tích kinh doanh ấn tượng nhờ tư duy nhạy bén, sáng tạo.

Bức tranh khó khăn chung toàn ngành phân bón năm 2023

Sau một năm 2022 vụt sáng, ngành phân bón đối phải mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023. 09 tháng đầu năm, thị trường phân bón có những biến động thất thường; nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu khan hiếm đẩy giá đầu vào tăng cao trong khi giá bán lại có xu hướng giảm. Cụ thể từ quý 4/2022, giá phân bón các loại hạ nhiệt kéo dài (trong đó có urê) khiến các doanh nghiệp phân bón đứng trước nhiều nguy cơ.

Thị trường khắc nghiệt, NPK Cà Mau được bà con đón nhận và tin yêu

Nguồn cung trong nước cung trong nước khá dồi dào, bốn nhà máy sản xuất phân bón lớn cho tổng sản lượng 2,5 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ dao động 1,6-1,8 triệu tấn/năm. Đối với phân bón chứa lân và tổng hợp NPK cung cũng vượt xa cầu dẫn đến khâu kinh doanh gặp khó, lượng hàng tồn kho cao. Giá bán đầu ra gần 09 tháng đầu năm duy trì mức thấp, Phân bón Cà Mau phải tự doanh và đi tìm các cơ hội mới, khai thác tối đa thị trường quốc tế. Mục tiêu đảm bảo doanh số năm 2023 không bị tuột dốc theo giá phân bón (đã giảm 40% so với 2022).

Đứng trước nhiều thách thức, tập thể Phân bón Cà Mau đặc biệt nhân sự mảng kinh doanh đã quyết tâm vận dụng mọi cơ hội và tiềm lực để có thể vượt khó, cán đích các chỉ tiêu quan trọng. Một doanh nghiệp có nội lực mạnh mẽ, có chiến lược rõ ràng, có khả năng nắm bắt linh hoạt, nhạy bén trong điều hành và thích nghi tối ưu với yêu cầu mới của thị trường sẽ là một doanh nghiệp vững vàng trước biến đổi liên tục từ thị trường.

Nhạy bén và quyết đoán trong kinh doanh đưa doanh nghiệp vượt khó

Nhà máy sản xuất của Phân bón Cà Mau là một trong những nhà máy sản xuất phân bón hàng đầu cả nước, vận hành an toàn và ổn định ở mức 115-116% công suất thiết kế cho ra sản lượng urê từ 860.000 tấn, phấn đấu urê quy đổi 950.000 tấn, NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate từ 200.000 tấn mỗi năm. Với sứ mệnh kiến tạo nền nông nghiệp nước nhà, Phân bón Cà Mau luôn luôn ưu tiên đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong nước. Tuy nhiên nhu cầu phân đạm tại thị trường nội địa bão hoà, doanh nghiệp đã nhanh chóng có những bước đi mới tìm kiếm doanh thu từ xuất khẩu và tự doanh.

Bà con nông dân tham quan quy trình sản xuất và đóng bao NPK Cà Mau

Thực tế, hình thức tự doanh (PPT) gặp nhiều khó khăn trong điều kiện thị trường bất định. Không có một quy luật nhất định, mọi kết quả đều phải nhờ vào khả năng quan sát và nhận định thị trường. Vì vậy vai trò của người lãnh đạo trong hình thức kinh doanh này cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

Đoán định nhu cầu phân bón thế giới sẽ tăng trở lại khi các quốc gia lớn tháo gỡ khó khăn, giá phân đạm phục hồi. Đồng thời vụ Đông Xuân sẽ kéo tiêu thụ trở lại, để tối đa nguyên liệu NPK cao cấp phục vụ nhà nông, Phân bón Cà Mau quyết định nhập 206.000 tấn phân bón các loại trong nước không tự sản xuất được. Tính đến nay đã có 25 tàu sẵn sàng hàng hóa (có chiếc trị giá đến 2 triệu USD) và mỗi tàu hàng đều mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Về xuất khẩu Phân bón Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu ở các tháng cuối năm khi tình hình giá phân bón thế giới đang tăng do nhu cầu tăng, kỳ vọng về doanh thu tốt nhờ sản lượng hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong sản lượng sản xuất doanh của nghiệp.

Phân bón Cà Mau đã đạt được một số thành công đi trên con đường xuất khẩu và tự doanh. Có được điều đó là nhờ cả tập thể nỗ lực nhưng đặc biệt phải kể đến vai trò từ những nhận định sắc bén và quyết định đầy quyết đoán của lãnh đạo công ty, lãnh đạo phụ trách Khối kinh doanh.

Hướng dẫn chăm sóc cây cho bà con sử dụng bộ sản phẩm Phân bón Cà Mau

Từ đầu tháng 08, các nhà sản xuất urê cũng lần lượt điều chỉnh giá lệch tăng 650-800 đồng/kg. Trong bối cảnh nguồn cung thị trường ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế xuất khẩu từ Trung Quốc cùng với giá nông sản tăng kích thích nhà nông mở rộng canh tác, vụ Đông Xuân mới cùng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng mạnh tạo cơ hội cho cả mặt hàng sản xuất và tự doanh của Phân bón Cà Mau.

Nhờ vào những tác động từ thị trường cộng với nội lực vững vàng, đội ngũ mạnh và tầm nhìn của người lãnh đạo. Phân bón Cà Mau đã bứt phá ngoạn mục đưa doanh thu công ty từ hơn 6 nghìn tỷ lên hơn 16 nghìn tỷ đồng chỉ trong vài năm. Tìm ra thêm những con đường mới trong khó khăn để đứng vững qua đại dịch và ảnh hưởng từ tình hình chính trị thế giới, Phân bón Cà Mau sẽ còn tiếp tục phát huy để củng cố nội lực và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai nhà máy Đạm Cà Mau và NPK Cà Mau Phân bón Cà Mau đã hoàn thành bảo dưỡng sớm vượt kế hoạch, giúp công ty tiết kiệm chi phí và phục vụ tốt nhu cầu phân bón vụ Đông Xuân. Chỉ riêng trong tháng 8/2023, công ty sản xuất đạt sản lượng 50.160 tấn; tiêu thụ đạt 131.950 tấn, bao gồm 57.910 tấn nội địa và 74.040 tấn xuất khẩu.

Ngọc Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón

Tin cùng chuyên mục

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Vinpearl niêm yết 1,8 tỷ cổ phiếu, định giá gần 130.000 tỷ

Nghị quyết 68: Tạo xung lực mới giúp kinh tế tư nhân bứt phá

Biên Hòa Consumer & UOB Venture Management: Cái bắt tay chiến lược vì tăng trưởng bền vững

3 triệu lít nước uống sạch được trao đến cộng đồng

PVD RUN 2025 hơn 1.200 vận động viên đăng ký tham gia

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Ông Trương Gia Bình và FPT mở liên minh tạo lớp người tiên phong mang tên ‘kỹ sư 57’

Vầng Trăng Khuyết cùng hành trình nhân đạo kiểu mới: Làm điều tốt bằng trái tim và lý trí

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan

Petrolimex trao học bổng cho sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội

CapitaLand Development hợp tác chiến lược cùng Vingroup, mở rộng quy mô tại Việt Nam

Gần 90 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, hoạt động trở lại

Nữ công PC Đắk Nông trao tặng tivi cho các trường học

Gỡ nút thắt về vốn: Cơ hội để doanh nghiệp nhỏ 'vươn mình'

Doanh nghiệp tư nhân đã được đặt đúng vị trí trong bức tranh phát triển kinh tế

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Nhà máy Ninh Điền – Hành trình hồi phục và định vị lại vai trò ngành mía đường tại Tây Ninh