“Phải bàn tiến, không bàn lùi, không điều chỉnh chỉ tiêu xuất nhập khẩu”

Trong bối cảnh những xung đột trên thị trường thế giới khiến hoạt động xuất nhập khẩu gặp không ít khó khăn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chỉ đạo Cục Xuất nhập khẩu và các Cục, Vụ của Bộ phối hợp, quyết tâm tìm ra và triển khai những giải pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo đạt chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu (XK) như đã đề ra.    

Tăng trưởng trong gian khó

Thông tin tại buổi làm việc của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh với Cục Xuất nhập khẩu sáng ngày 7/8 ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin, đúng như những gì Bộ Công Thương đã dự báo khi xây dựng kế hoạch, kịch bản xuất nhập khẩu năm 2019, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại do giá của một số mặt hàng giảm sau khi đã đạt mức cao trong các năm 2017 - 2018, cụ thể như nông sản. Đi kèm đó là sự gia tăng các yếu tố rủi ro, thách thức do bất đồng giữa các nước lớn về định hình thương mại toàn cầu ngày càng sâu sắc, đặc biệt là xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vấn đề Anh rời khỏi EU vẫn chưa được giải quyết, căng thẳng thương mại mới đây giữa Nhật Bản và Hàn Quốc hay rủi ro đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá trong thời gian tới sau tuyên bố áp thuế nhập khẩu bổ sung 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ ngày 1/9 của Tổng thống Hoa Kỳ… Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2019 đang diễn ra sát với dự báo của Bộ Công Thương khi xây dựng kế hoạch XK tăng trưởng 6 - 8% so với cùng kỳ năm trước.

phai ban tien khong ban lui khong dieu chinh chi tieu xuat nhap khau

Kết quả xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương được đánh giá là đã đạt được những kết quả tốt trong bối cảnh khó khăn chung. Cụ thể, quy mô XK tăng cao, đạt mức chỉ tiêu Quốc hội giao. Theo số ước của liên Bộ, tính đến hết tháng 7, kim ngạch XK ước đạt 145,13 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Đã có 24 mặt hàng XK trên 1 tỷ USD, 33/45 mặt hàng có kim ngạch XK tăng so với cùng kỳ năm 2018. Mức tăng trưởng này có phần chậm lại so với cùng kỳ năm 2018 (tăng 16%) nhưng vẫn có thể đạt chỉ tiêu Quốc hội là tăng trưởng từ 7 - 8% trong năm 2019. Kết quả XK của Việt Nam cũng là tích cực nếu so sánh với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đơn cử, theo số liệu của WTO, kim ngạch XK của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng 0,1%; Brazil giảm 3,5%; Thái Lan trong 5 tháng giảm 3,1%; Singapore sau 5 tháng giảm 3,3%...

phai ban tien khong ban lui khong dieu chinh chi tieu xuat nhap khau
Ông Phan Văn Chinh thông tin về tình hình xuất nhập khẩu

Đáng chú ý, kim ngạch XK của khối DN trong nước đạt 44 tỷ USD sau 7 tháng. tăng 12,2% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ của khối DN FDI (tăng 5,6% so với cùng kỳ). Khác với thời gian trước, mức tăng kim ngạch XK của khối DN trong nước không đến từ nhóm nông thủy sản mà đến từ các mặt hàng công nghiệp như gỗ, dệt may, chất dẻo… Điều này thể hiện những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự tác động, tạo thuận lợi cho sản xuất và hoạt động của DN, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

“Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, mặc dù có thâm hụt thương mại trong một vài tháng nhưng tính chung 7 tháng, Việt Nam vẫn giữ đà xuất siêu với 1,79 tỷ USD” - ông Phan Văn Chinh cho hay.

Hiệu quả từ công tác hội nhập cũng đang dần phát huy khi khi kim ngạch XK sang các thị trường có FTA của nước ta trong 6 tháng qua đều tăng trưởng tốt như XK sang Nhật Bản tăng 8,9%; Hàn Quốc tăng 4,7%, ASEAN tăng 5,6%... Các thị trường mới trong CPTPP có mức tăng tốt như Canada tăng 32,9%; Mexico tăng 23,43%...

Nhằm tạo thuận lợi cho DN XK, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại như thành lập đường dây nóng về xuất nhập khẩu; đàm phán, ký kết và tuyên truyền cho DN các lợi ích từ các FTA; phối hợp với các cơ quan liên quan chống gian lận xuất xứ hàng hóa…

Song song với những thuận lợi, ông Phan Văn Chinh chỉ rõ, hoạt động XK những tháng đầu năm đã bộc lộ một số khó khăn như kim ngạch XK sang Trung Quốc tăng quá thấp, chỉ đạt 0,3% sau 6 tháng; kim ngạch XK hàng hóa sang EU giảm. Ngoài ra, hiệu quả XK cũng còn phụ thuộc nhiều vào mặt hàng điện thoại. Đặc biệt, có đến 6/9 mặt hàng nông sản chủ lực có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Cơ hội nào cho những tháng cuối năm?

Ông Phan Văn Chinh cho biết, kim ngạch XK 7 tháng đã đạt 145,1 tỷ USD, thấp hơn khoảng 1 tỷ USD so với kịch bản tăng trưởng đề ra. Dự báo cả năm 2019, kim ngạch XK sẽ đạt khoảng 261 - 262 tỷ USD, tăng 7 - 7,5% so với năm 2018. Như vậy từ nay đến cuối năm, bình quân mỗi tháng XK phải đạt khoảng 23,2 - 23,4 tỷ USD. Đây được đánh giá là nhiệm vụ khó khăn vì lần đầu XK của Việt Nam chạm mốc 23 tỷ USD đã từ tháng 8/2018. Trong khi đó tình hình kinh tế, thương mại thế giới đang suy giảm như hiện nay cũng được cho không phải là môi trường thuận lợi để Việt Nam tăng tốc XK trong những tháng còn lại của năm 2019. “Mặc dù vậy, với những nỗ lực trong việc mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh XK của Chính phủ, các Bộ ngành và cộng đồng DN, XK hàng hóa được kỳ vọng có thể hoàn thành mục tiêu đề ra” - ông Phan Văn Chinh kỳ vọng.

Đánh giá về những khó khăn của thị trường XK những tháng cuối năm, ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) chia sẻ, vừa rồi, Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ, có thể đẩy xung đột thương mại giữa quốc gia này và Hoa Kỳ thành chiến tranh tiền tệ, gây ảnh hưởng lớn hơn chiến tranh thương mại. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu manh nha, không chỉ còn là câu chuyện của ngành sản xuất bán dẫn mà còn dễ ảnh hưởng nhiều ngành hàng khác. Đây đều là đối tác thương mại quan trọng của ta và điều này có thể ảnh hưởng đến XK.

Chưa kể, cần sự phối hợp mạnh hơn giữa Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thông tin thị trường, quy hoạch lại sản xuất, tránh tình trạng dư cung dẫn đến “giải cứu” nông sản như thời gian qua. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh XK nông sản đang gặp khó khăn như hiện nay.

Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) chia sẻ thêm, một trong những điều đáng lo ngại hiện nay là kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu tiểu ngạch, sau đó bày bán trên các trang thương mại điện tử. Hiện nay DN của ta đều là DN nhỏ và vừa. Nếu không kiểm soát tốt nguồn hàng nhập khẩu này thì sẽ cạnh tranh trực tiếp và không công bằng với hàng hóa trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến DN Việt Nam.

Đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu của kết quả xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, những tháng cuối năm, bối cảnh thế giới diễn biến rất phức tạp. Do đó, bên cạnh việc nghiên cứu những biến động chính trị, còn cần tập trung phát huy hiệu quả những việc ta đã làm được.

Cụ thể, phải tập trung cho bài toán XK nông sản. Đơn cử 6 tháng đầu năm, kim ngạch XK rau quả sang Trung Quốc đã giảm 1,7% so với năm ngoái. Mức giảm tuy ít nhưng đã đánh dấu những tín hiệu cần quan tâm. Ngoài nhu cầu yếu đi, những thay đổi chính sách từ trao đổi cư dân biên giới sang chính ngạch đã tác động mạnh đến con số sụt giảm này. “Hiện ta mới có 8 mặt hàng hoa quả được XK chính ngạch sang Trung Quốc nên cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh đàm phán mở cửa thị trường, tập trung toàn lực để tăng số lượng sản phẩm có thể XK chính ngạch sang Trung Quốc. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền mạnh cho DN nắm rõ thông tin thị trường, từ đó dần khôi phục lại XK” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Trong câu chuyện nhập khẩu, một vấn đề rất nóng hiện nay là nhập khẩu đường. Tình hình buôn lậu đường tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến ngành đường khó khăn. Do đó, thời gian tới, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, cần giao Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng một chiến dịch tổng thể chống buôn lậu đường, từ đó giảm bớt khó khăn cho tình hình sản xuất đường trong nước.

phai ban tien khong ban lui khong dieu chinh chi tieu xuat nhap khau
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định không điều chỉnh chỉ tiêu xuất nhập khẩu

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ rõ, kim ngạch XK trong 7 tháng đầu năm đã tăng 7,5%, là con số tiếp cận mục tiêu cao mà hoạt động XK đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn chung, cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế đang mang lại hiệu quả; hoạt động cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho DN cũng ghi nhận hiệu quả cao. Bộ Công Thương cũng xây dựng được những văn bản quy định về xuất xứ hàng hóa, chống gian lận xuất xứ hàng hóa, bước đầu mang lại hiệu quả tốt…

Tuy nhiên, ta cũng đang đối mặt với nguy cơ lớn trong điều hành và phát triển XK bền vững. “Nhìn vào đâu cũng thấy dư địa đang bị co hẹp lại. Nếu đặt trên bình diện chung, các chuỗi giá trị của ta còn rất hạn chế. Tuy ta đã cố gắng đa phương hóa, đa dạng hóa nhưng xuất nhập khẩu của ta đang phụ thuộc vào một số thị trường, một số mặt hàng trọng điểm… Cho nên nếu thị trường điều chỉnh chính sách, ta sẽ bị ảnh hưởng. Do đó phải có sự chủ động, nhịp nhàng và nhạy cảm trong ứng phó với các biến động trên thị trường” - Bộ trưởng chỉ rõ.

Khẳng định rằng phải bàn tiến, không bàn lùi, không điều chỉnh bất cứ chỉ tiêu nào, quyết tâm để có giải pháp hữu hiệu nhất đạt tăng trưởng XK như đã đề ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu, những tháng cuối năm, Cục Xuất nhập khẩu phải làm tốt công tác nghiên cứu, xây dựng kịch bản xuất nhập khẩu cho các thị trường, ngành hàng, đề ra các nhóm giải pháp phù hợp với từng nhóm DN, địa phương ngành hàng XK. Bên cạnh đó, phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại đánh giá lại các nhóm hàng có nguy cơ liên quan đến các tranh chấp thương mại, từ đó có giải pháp phối hợp với các đối tác để chủ động với các vụ việc phòng vệ thương mại.

Ngoài ra, phối hợp với các Hiệp hội, ngành hàng rà soát, đánh giá lại các thị trường có sự sụt giảm kim ngạch XK, tìm ra nguyên nhân, kể cả là nguyên nhân khách quan, từ đó tìm cách tháo gỡ. Vạch mục tiêu rõ ràng với từng thị trường, tránh lối mòn trong tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại quốc gia.

Kiểm soát chặt nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng như ô tô, đường… Tính toán các phương án, dư địa thực thi cam kết hội nhập theo hướng hài hòa lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp.

“Thống nhất các chương trình hành động, phối hợp làm việc với các Hiệp hội ngành hàng kịp thời để có giải pháp điều hành cụ thể, sự chỉ đạo kịp thời trong hoạt động xuất nhập khẩu” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Phương Lan - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động