Thứ hai 28/04/2025 15:15

PGS.TS Trần Đình Thiên: Cần có cách tiếp cận mới trong phát triển nhà ở xã hội

Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, để giải quyết ách tắc trong phát triển nhà ở xã hội cần chỉnh sửa lại cái cũ và phải có cách tiếp cận mới.

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận, câu chuyện nhà ở xã hội đã ách tắc từ nhiều năm, Thủ tướng Chính phủ đã đặt vấn đề không có ách tắc nào không giải quyết được. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, để giải quyết ách tắc lâu năm thuộc về hệ thống. “Nếu chúng ta chỉnh sửa mà giữ lại cái cũ thì khó lòng thay đổi được. Chúng ta cần phải có cách tiếp cận mới”, ông Thiên nêu.

Để có cách tiếp cận mới, theo ông Thiên cần có giải pháp mới. Đầu tiên phải làm rõ các khái niệm cơ bản bởi hiện nay khái niệm nhà ở thương mại và nhà ở xã hội không rõ ràng.

“Chức năng của khái niệm này một bên là cung cấp nơi ở, một bên nhà ở thương mại cung cấp quyền sở hữu tài sản. Hai khái niệm này khác nhau, cần phải làm rõ. Nếu không chúng ta lẫn lộn nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, cơ chế, chính sách. Do đó, phải thay đổi, làm rõ được những khái niệm cơ bản. Nếu không làm rõ được điều này thì sẽ không xử lý được vấn đề” - PGS.TS Trần Đình Thiên

Theo vị chuyên gia, hiện tại chúng ta bàn về nhà ở xã hội chứ không phải nhà ở thương mại. Nếu làm nhà ở thương mại, quy tắc mang tính thị trường, không còn câu chuyện Nhà nước chịu trách nhiệm. Trong khi đó, nhà ở xã hội, tức là cung cấp nhà ở cho người dân, Nhà nước lo thì cách đặt vấn đề về trách nhiệm, chức năng của các chủ thể tham gia hoàn toàn khác nhau, Nhà nước khác, doanh nghiệp khác và người dân khác. Trong cách tiếp cận về tài chính, Ngân hàng và trách nhiệm của Bộ Tài chính phải rõ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi bên lề hội nghị với PGS. TS. Trần Đình Thiên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hơn nữa, khi đặt vấn đề về công bằng xã hội, để bảo đảm cho người nghèo tiếp cận được. “Nếu chuyển sang mức độ cho thuê thì khả năng bị lợi dụng cái gọi là sở hữu ở đây sẽ không còn, sẽ không có việc lợi dụng chính sách, mua nhà ở xã hội để bán lại. Không có ai là người giàu chen vào để tranh suất nhà ở xã hội nếu họ không có quyền sở hữu”, vị chuyên gia nêu quan điểm.

Nhà ở xã hội hướng theo khía cạnh cho thuê thì những vướng mắc như: Xét tiêu chuẩn được mua, câu chuyện đầu cơ lợi ích sẽ thay đổi. Khái niệm nhà ở xã hội theo nghĩa hẹp là nhà ở xã hội cho thuê thì vai trò của Nhà nước khác.

Bên cạnh đó, cách đặt vấn đề về lãi suất cũng cần thay đổi. Nhà nước không đủ tiền thì Nhà nước đi vay để làm thay, còn doanh nghiệp đóng vai trò là công cụ để thực hiện xây dựng nhà ở xã hội, như là công việc kinh doanh. “Đặc biệt quan trọng là tách bạch chức năng của Nhà nước và doanh nghiệp và vai của Ngân hàng”, ông Thiên nói.

Đồng thời cho biết, nếu nhà ở thương mại tách ra khỏi phạm trù nhà ở xã hội thì cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với nhà ở thương mại và nhà ở xã hội cũng khác nhau. Đặc biệt là phía người ở - người nào có điều kiện thì có thể tiếp cận đi vay để mua. Thời hạn cho vay phải dài hơn.

Cuối cùng, về đối tượng người mua, phải có chương trình nghiên cứu xã hội học về người nghèo, về người lao động đi mua nhà, bao nhiêu phần chi tiêu dành cho việc này, họ có khả năng thanh toán như thế nào? Lúc đó điều kiện bảo đảm về phía ngân hàng, về phía Nhà nước mới rõ ràng được, nếu không sẽ dẫn đến đánh đồng khi xét đến tiêu chuẩn của người nghèo và làm cho bộ máy dễ dẫn đến tiêu cực.

“Cách tiếp cận ở đây là phải tách bạch được các tầng lớp, đối tượng và phân vai rõ, đó là cơ sở để xử lý vấn đề này một cách triệt để. Tôi cho rằng nên có đánh giá lại các chủ thể này để hướng đến chính sách phù hợp về mức độ. Xử lý vấn đề này có lẽ không quá phức tạp, nếu tập trung xử lý sẽ giúp Chính phủ đạt được cả mục tiêu bơm vốn nhanh ra ngoài xã hội. Tôi hy vọng lần này với cách tiếp cận mới, Chính phủ giao Bộ Xây dựng thiết kế lại chương trình về nhà ở xã hội theo tinh thần mới thì sẽ giải quyết được vấn đề”, vị chuyên gia này nêu ý kiến.

Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: nhà ở xã hội

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

56 khối diễu binh ấn tượng trong đại lễ 30/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản

Xử lý vi phạm hành chính: Dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa

'Vang mãi khúc khải hoàn' - giai điệu của tự hào, phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam, thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Thủ tướng chủ trì họp bàn xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Kinh tế xã hội 50 năm: Góc nhìn học thuật và thực tiễn

Mùa xuân lịch sử 50 năm trước trên Báo Công Thương

Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân dẫn đầu kỷ nguyên số

Các trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?