Petrovietnam tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ điện gió ngoài khơi

Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực dầu khí, Petrovietnam còn nỗ lực tham gia ngành năng lượng mới, tạo nền móng cho công nghiệp hỗ trợ điện gió.
Bình Thuận: Triển vọng phát triển ngành điện gió ngoài khơi, thúc đẩy kinh tế biển Liên danh PTSC - Sembcorp được cấp phép khảo sát biển cho Dự án điện gió ngoài khơi

Những thành công bước đầu

Mới đây, ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đến thăm khu vực chế tạo chân đế cho dự án điện gió ngoài khơi tại cảng Dịch vụ Dầu khí PTSC, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng thăm khu vực cảng chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng nghe giới thiệu về dự án

Hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi cho Dự án Greater Changhua CHW2204 Đài Loan (Trung Quốc) được ký kết giữa Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) và Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) vào ngày 19/5/2023.

Theo thỏa thuận, PTSC sẽ sản xuất 33 kết cấu móng chân đế hút chân không (suction bucket) cho tuabin. Các cấu kiện này là giải pháp thân thiện với môi trường, sử dụng thiết kế tiên tiến riêng của Orsted. Các kết cấu móng trụ tuabin sẽ được lắp đặt tại trang trại điện gió ngoài khơi Greater Changhua 2b & 4 vào cuối năm 2025. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng thăm khu vực cảng chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi
Cảng Dịch vụ Dầu khí PTSC

Để phục vụ dự án, PTSC đầu tư khoảng 500 tỷ đồng để xây dựng khu vực sơn lớn nhất Đông Nam Á, mỗi khu vực sơn cao tương tương tòa nhà 15 tầng, để có thể đưa các trụ điện gió vào theo phương thẳng đứng. Sơn trụ điện gió theo phương thẳng đứng và sơn tổng thể sau khi hoàn thiện đảm bảo nước sơn chống chọi được với khí hậu nóng ẩm của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hạn chế sự ăn mòn của gió biển ngoài khơi. Việc hàn các tấm thép dày gần 30 li cũng đòi hỏi thợ phải có tay nghề rất cao và mỗi trụ điện dùng hết khoảng 12 tấn que hàn.

Đây là lần đầu tiên công nghệ tiên tiến sản xuất móng chân đế hút chân không được triển khai tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Công nghệ này sẽ là nền tảng cho việc sản xuất nguồn năng lượng xanh đáng tin cậy trong những thập kỷ tới.

Dự án điện gió ước tính sử dụng 70.000 tấn thép và mang lại hàng nghìn việc làm tại PTSC và các nhà thầu trong chuỗi cung ứng.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng thăm khu vực cảng chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi
Trên công trường chế tạo chân đế điện gió

Tạo nền móng cho ngành công nghiệp hỗ trợ năng lượng tái tạo

Có thể nói việc ký kết và thực hiện hợp đồng cho dự án CHW2204 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử hoạt động và phát triển của PTSC nói riêng và ngành dầu khí nói chung. Đánh dấu sự thay đổi tư duy, chuyển dịch và mở rộng mô hình sản xuất từ đơn chiếc sang sản xuất hàng loạt, quy mô lớn, năng suất cao, chu trình sản xuất theo chuỗi khép kín hoàn toàn khác biệt với dầu khí truyền thống.

Bên cạnh đó, cũng khẳng định năng lực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật của Việt Nam trong việc triển khai các dự án công nghiệp mới; áp dụng và làm chủ các công nghệ mới của bất kỳ lĩnh vực nào.

Đặc biệt, việc chế tạo thành công các cấu kiện phục vụ thị trường điện gió ngoài khơi sẽ tạo nền móng quan trọng cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang triển khai quyết liệt việc chuyển đổi năng lượng, và thực hiện cam kết Net Zero.

Các chuyên gia cho rằng, với lợi thế địa lý có đường bờ biển dài hơn 3400 km, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vô số đảo và tiểu hải đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế biển, tạo thành nền tảng tốt cho việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng gió biển – đặc biệt trong sản xuất điện năng. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra, công suất tiềm năng của ĐGNK tại Việt Nam đạt khoảng 475 GW, trong đó, lượng gió tốt tập trung ở các vùng Trung bộ, Nam Trung bộ và một phần duyên hải Bắc bộ.

Đánh giá cao những nỗ lực của PTSC, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng cũng bày tỏ sự tin tưởng vào trình độ tay nghề, cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật của PTSC. Ông cũng đề nghị lãnh đạo PTSC phải chú ý bảo đảm tuyệt đối an toàn vì thành công của dự án này sẽ là cánh cửa mở ra cho PTSC trở thành nhà chế tạo thiết bị điện gió có uy tín trên khu vực.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo mới hình thành và còn tiềm năng rất lớn, do đó, nếu có chính sách phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp tham gia, giúp hình thành thị trường và cả ngành công nghiệp hỗ trợ về lĩnh vực này.

Được biết, cho đế nay, Việt Nam đã có nhà máy sản xuất tuabin điện gió ở Hải Phòng phục vụ xuất khẩu; các nhà máy sản xuất tấm pin và cấu kiện cho hệ thống năng lượng mặt trời ở nhiều nơi. Ở một số địa phương miền Trung như Ninh Thuận đã có dự kiến đầu tư về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ năng lượng tái tạo.

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: điện gió ngoài khơi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Năng lực cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) của châu Á sẽ cao hơn nhu cầu khu vực trong năm nay và năm tới với nhiều cơ sở sản xuất mới.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Pacifico Energy.
Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

IEA dự báo, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 95% tăng trưởng điện toàn cầu, lần đầu tiên vượt điện than vào năm 2027. Liệu kịch bản này có thành hiện thực?
Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, trong đó có cơ chế bán điện dư từ ngày 3/3/2025.
Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 618/QĐ-BCT, trong đó, có phụ lục danh sách các dự án điện mặt trời theo Quy hoạch điện VIII.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương vừa có quyết định phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Để hydro xanh phát triển bền vững, Việt Nam cần có những chính sách, khung pháp lý như thế nào để đầu tư thực sự có hiệu quả, đạt được các mục tiêu năng lượng?
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Sáng 5/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Đại sứ Đức tại Việt Nam và Tập đoàn PNE.
Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Nghị định số 57/2025/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nghị định số 57/2025/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2025/NĐ-CP ngày 03/3/2025 quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng lớn và đơn vị năng lượng tái tạo.
Ninh Thuận khôi phục thực hiện dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận khôi phục thực hiện dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận khôi phục dự án điện hạt nhân, đây là bước đi chiến lược hướng tới phát triển năng lượng bền vững và an ninh năng lượng Quốc gia trong kỷ nguyên mới.
Châu Âu đẩy mạnh điện gió: Pháp, Tây Ban Nha dẫn đầu

Châu Âu đẩy mạnh điện gió: Pháp, Tây Ban Nha dẫn đầu

Công suất điện gió của châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi nhiều chính phủ áp dụng các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân phát triển dự án mới.
Anh thương mại hoá pin mặt trời mỏng hơn sợi tóc

Anh thương mại hoá pin mặt trời mỏng hơn sợi tóc

Theo Power Roll, mỗi pin mặt trời mà công ty sản xuất chỉ có độ dày bằng 1/50 sợi tóc người. Công nghệ mới mở ra nhiều ứng dụng mới khi thương mại hoá.
Ấn Độ tham vọng mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030

Ấn Độ tham vọng mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030

Ấn Độ cần tăng gấp đôi công suất bổ sung hàng năm từ năng lượng mặt trời và gió trong vòng 5 năm tới để đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030.
Chính phủ họp báo cáo kết quả khắc phục khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo

Chính phủ họp báo cáo kết quả khắc phục khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo

Chiều nay (26/2), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả khắc phục, tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án năng lượng tái tạo.
Úc biến mỏ bỏ hoang thành hầm trữ điện bằng khí nén

Úc biến mỏ bỏ hoang thành hầm trữ điện bằng khí nén

Trung tâm lưu trữ năng lượng trong hầm trữ điện bằng khí nén ở Úc vừa được chính thức phê duyệt, có thể cung cấp điện dự phòng cho khoảng 80.000 hộ dân.
Hydrogen xanh sẽ đón đầu xu hướng chuyển dịch năng lượng mới?

Hydrogen xanh sẽ đón đầu xu hướng chuyển dịch năng lượng mới?

Hydrogen xanh được xem là giải pháp tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch, với dự báo sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu năng lượng Việt Nam và thế giới.
Trung Quốc: Cơ chế mới cho giá điện năng lượng tái tạo

Trung Quốc: Cơ chế mới cho giá điện năng lượng tái tạo

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã ban hành thông báo mới về cải cách thị trường hóa giá điện năng lượng tái tạo.
Phối hợp điều độ, vận hành tối ưu hoá công suất phát năng lượng tái tạo

Phối hợp điều độ, vận hành tối ưu hoá công suất phát năng lượng tái tạo

Ngày 21/2, tại Lâm Đồng đã diễn ra Hội thảo phối hợp điều độ, quản lý vận hành lưới điện truyền tải, nâng cao cung cấp điện tại khu vực miền Trung- Tây Nguyên.
Chủ tịch Petrovietnam: Quyết tâm cao nhất hoàn thành dự án điện hạt nhân

Chủ tịch Petrovietnam: Quyết tâm cao nhất hoàn thành dự án điện hạt nhân

Ngày 20/2, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết vừa tổ chức Hội thảo “Điện hạt nhân – Khát vọng mới Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia.
Phát hiện mới trong chuyển hoá nhiệt thải thành điện năng

Phát hiện mới trong chuyển hoá nhiệt thải thành điện năng

Các nhà khoa học Mỹ phát triển thiết bị chuyển hóa nhiệt thải thành điện năng với một tấm kính cách nhiệt trong suốt cùng tia hồng ngoại.
Nhật Bản đặt mục tiêu đến 2040 năng lượng tái tạo chiếm 50%

Nhật Bản đặt mục tiêu đến 2040 năng lượng tái tạo chiếm 50%

Chính sách năng lượng sửa đổi của Nhật Bản đặt mục tiêu nguồn năng lượng tái tạo chiếm 50% tổng sản lượng điện của Nhật Bản vào năm 2040.
Hồ sơ, thủ tục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp

Hồ sơ, thủ tục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp

Để tạo điều kiện cho các đơn vị, khách hàng tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) thuận lợi, Công ty NSMO (Bộ Công Thương) đã có hướng dẫn cụ thể.
Cà Mau làm gì để thực hiện mục tiêu xuất khẩu điện?

Cà Mau làm gì để thực hiện mục tiêu xuất khẩu điện?

Là tỉnh đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng đề án xuất khẩu điện từ các dự án điện gió ngoài khơi, Cà Mau cần làm gì để thực hiện mục tiêu?
Nhật Bản ra mắt pin mặt trời tương đương 20 lò phản ứng hạt nhân

Nhật Bản ra mắt pin mặt trời tương đương 20 lò phản ứng hạt nhân

Nhật Bản mới đây đã ra mắt siêu tấm pin năng lượng mặt trời có khả năng tạo ra năng lượng tương đương 20 lò phản ứng hạt nhân.
Mobile VerionPhiên bản di động