Theo đó, công tác chuyển đổi số (CĐS) tại PC Lai Châu được thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực. Thứ nhất, trong công tác quản trị điều hành, công ty đã thành lập Ban chỉ đạo CĐS và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Giám đốc công ty là người truyền lửa, khơi dậy niềm đam mê đến cán bộ, công nhân viên (CBCNV), phát động đến toàn thể CBCNV đẩy mạnh nghiên cứu các ý tưởng, sáng kiến, nhất là trong lĩnh vực CĐS. Năm 2021 công ty đã có 1 sáng kiến được EVNNPC công nhận (1 sáng kiến đang chờ xét duyệt). Hiện, công ty đã đưa hơn 40 phần mềm, ứng dụng dùng chung của EVN, EVNNPC và của công ty vào khai thác, vận hành thành công, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của công ty, từ mô hình quản trị truyền thống lên mô hình quản trị trực tuyến, làm tiền đề cho tiến trình CĐS doanh nghiệp.
Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cùng Ban lãnh đạo EVN thăm TTĐKX của PC Lai Châu |
Thứ hai, đối với lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, thông qua website, app, số tổng đài chăm sóc khách hàng 19006769 và Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, PC Lai Châu đã cung cấp 12/12 dịch vụ điện cấp độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia cũng như tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của khách hàng giao dịch trực tuyến.
Thứ ba, trong công tác quản lý kỹ thuật vận hành, những năm qua PC Lai Châu đã không ngừng tăng cường đầu tư hiện đại hóa, tự động hóa lưới điện thông minh. Năm 2020, đơn vị đã đưa vào vận hành Trung tâm Điều khiển xa (TTĐKX), đồng thời đưa vào vận hành 100% các trạm biến áp (TBA) 110kV không người trực; hoàn thành lắp đặt, kết nối, điều khiển từ xa toàn bộ các máy cắt đường dây (Recloser) từ TTĐKX; các TBA 110kV, các máy cắt được thao tác, điều khiển xa từ TTĐKX thông qua phần mềm SP5.
Thứ tư, trong công tác tài chính kế toán, công ty đã hoàn thiện số hóa quy trình và dữ liệu được đồng bộ giữa các phần mềm.
Thứ năm, trong lĩnh vực quản trị nội bộ, công ty đã hoàn thiện số hóa quy trình, dữ liệu của hoạt động tài chính kế toán và đã được đồng bộ giữa các phần mềm. Hệ thống văn phòng điện tử (E-Office) được công ty triển khai và kết nối với EVNNPC cùng các đơn vị trực thuộc. Tất cả các văn bản đi và đến được số hóa quản lý thống nhất trên hệ thống có tích hợp chữ ký số…
Đến nay, chuyển đổi số đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Đặc biệt, CĐS giúp giảm chi phí vận hành doanh nghiệp. Ví dụ, việc chuyển đổi hình thức hóa đơn tiền điện từ giấy sang điện tử đã giúp tiết kiệm chi phí in ấn và phát hành hóa đơn mỗi tháng, hoặc giảm nhân công ghi điện khi chuyển đổi các công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử có chức năng truyền dữ liệu từ xa… Nhờ đó, nhân viên không cần phải thực hiện các nghiệp vụ mang tính thủ công như tổng hợp số liệu, lập báo cáo. Ngoài ra, các dữ liệu này luôn có sẵn trên các hệ thống quản lý, giúp lãnh đạo công ty ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt và kịp thời.
Trong công tác quản lý vận hành, thông qua TTĐKX các điều độ viên đã kịp thời phát hiện sớm các sự cố có thể xảy ra cũng như chính xác các vị trí bị sự cố từ đó giúp rút ngắn thời gian phân đoạn và xử lý sự cố, giúp nâng cao sản lượng điện thương phẩm, giảm tỷ lệ điện tổn thất trên lưới điện.
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp CĐS, PC Lai Châu phấn đấu cùng EVN và EVNNPC đến năm 2025 sẽ hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp số. |