Pandora đầu tư 100 triệu USD xây dựng cơ sở chế tác trang sức tại Việt Nam
Công nghiệp Thứ sáu, 13/05/2022 - 06:07 Theo dõi Congthuong.vn trên
Pandora - thương hiệu trang sức lớn nhất thế giới đã ký thỏa thuận về việc xây dựng cơ sở chế tác trang sức mới tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 3 (VSIP) tỉnh Bình Dương.
Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chia sẻ rằng, Pandora với danh tiếng là nhà sản xuất trang sức hàng đầu thế giới cùng những điều kiện làm việc theo tiêu chuẩn châu Âu và cơ hội nghề nghiệp đa dạng, hứa hẹn sẽ mang đến một môi trường làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ lao động tỉnh Bình Dương trong tương lai. “Chính quyền tỉnh Bình Dương cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho Tập đoàn trong suốt quá trình phát triển, xây dựng và vận hành cơ sở mới tại tỉnh”- ông Minh khẳng định.
Theo Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, ông Kim Højlund Christensen, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các công ty Đan Mạch, đặc biệt là do sự chuyển đổi xanh của nền kinh tế. “Chúng tôi hy vọng rằng việc thành lập cơ sở chế tác đầu tiên của Pandora tại đây sẽ góp phần mở rộng hơn nữa và tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa Đan Mạch và Việt Nam”- ông Kim Højlund Christensen kỳ vọng.
Cơ sở chế tác trang sức mới sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn LEED Gold - một chứng nhận hàng đầu về công trình xanh, và sử dụng hoàn toàn 100% năng lượng tái tạo. Dự án sẽ tạo ra việc làm cho hơn 6.000 thợ thủ công với công suất hàng năm là 60 triệu sản phẩm trang sức. Cơ sở sẽ đi vào giai đoạn xây dựng vào đầu năm 2023 và sẽ bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2024.
Theo cam kết, Pandora sẽ đầu tư 100 triệu USD để xây dựng cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam. Đây sẽ là cơ sở sản xuất thứ ba của Pandora đồng thời là cơ sở sản xuất đầu tiên được xây dựng ngoài Thái Lan. Pandora cũng sẽ mở rộng cơ sở hiện tại ở LamPhun, Thái Lan, nâng tổng vốn đầu tư lên 1 tỷ DDK (160 triệu USD) trong vòng 4 năm tới. Điều này sẽ cho phép Pandora tăng tổng công suất sản xuất của mình lên khoảng 60% và hỗ trợ tham vọng tăng trưởng dài hạn của công ty. Bằng cách đa dạng hóa vị trí sản xuất về mặt địa lý, Pandora cũng sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
“Chúng tôi đã tìm hiểu rất nhiều nơi trên thế giới trước khi quyết định chọn Việt Nam và cụ thể là tỉnh Bình Dương làm cơ sở sản xuất tiếp theo. Với Việt Nam, Pandora có thể tiếp cận một lượng lớn thợ thủ công có tay nghề cao nơi đây” - ông Jeerasage Puranasamriddhi - Giám đốc Cung ứng Pandora cho biết.
Có trụ sở chính tại Copenhagen - Đan Mạch, Pandora đang làm việc cùng 27.000 nhân viên trên toàn thế giới cũng như tại hai cơ sở chế tác được chứng nhận theo tiêu cuẩn LEED thuộc Thái Lan. Pandora cam kết dẫn đầu về tính bền vững và chỉ sử dụng vàng bạc tái chế trong sản phẩm của mình vào năm 2025, giảm một nửa lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị vào năm 2030. Pandora được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq Copenhagen và tạo ra doanh thu 23,4 tỷ DKK (3,1 tỷ EUR) vào năm 2021.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Khai báo hóa chất chỉ mất 15 giây, xóa bỏ khoảng 70.000 bộ hồ sơ giấy/năm

Ngành công nghiệp: Những dấu ấn nổi bật

Bộ Công Thương rốt ráo gỡ “điểm nghẽn” nguồn cung nguyên liệu
Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Lời giải nào cho bài toán vốn cho nguồn kinh phí?

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 2: Cần cơ chế đặc thù

Bộ Công Thương mong muốn tạo thuận lợi cho ngành thép lớn mạnh

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 1: Cơn “khát” niken vẫn chưa dừng

Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu để tăng sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp: Kiến tạo động lực, thúc đẩy tăng trưởng

Hậu Giang phê duyệt quy hoạch 8 dự án khu công nghiệp

Ngành dệt may lấy lại đà tăng trưởng, doanh thu quý 1 tăng hơn 44%

Sự thật về nguồn viện trợ của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5%

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

COVID-19 được kiểm soát, sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so cùng kỳ

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?

Xoay sở tìm nguyên liệu trước gián đoạn từ Trung Quốc

Triển lãm VME và NEPCON Việt Nam: Cơ hội kết nối kinh doanh, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
