OPEC + quyết định mức tăng sản lượng dầu khiêm tốn 432.000 thùng/ngày
Dầu khí 02/04/2022 10:48 Theo dõi Congthuong.vn trên
Liên minh năng lượng có ảnh hưởng của OPEC và các đối tác ngoài đã nhanh chóng đồng ý nâng mục tiêu sản lượng lên 432.000 thùng/ngày kể từ ngày 1/5. Các nhà phân tích năng lượng đã dự kiến OPEC + sẽ kiên định một mức tăng khiêm tốn hàng tháng khác bất chấp áp lực liên tục từ những người tiêu dùng hàng đầu kêu gọi nhóm này bơm thêm để hạ nhiệt giá dầu đang tăng cao và hỗ trợ phục hồi kinh tế.
![]() |
Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung của Nga sau khi Mỹ và các đồng minh quốc tế áp đặt một loạt các biện pháp kinh tế trong xung đột Nga- Ukraine. Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Ả Rập Xê-út, đồng thời là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới sang các thị trường toàn cầu. Nga cũng là một nhà sản xuất và xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn.
Trong bối cảnh đó, Mỹ đang xem xét kế hoạch hạ nhiệt giá dầu thô tăng vọt bằng cách giải phóng tới 180 triệu thùng từ kho dự trữ dầu chiến lược của nước này. Động thái này sẽ đánh dấu lần thứ ba Mỹ khai thác dự trữ chiến lược của mình trong 6 tháng và lần thứ hai kể từ khi Nga - Ukraine xảy ra xung đột vào ngày 24/2. Giá dầu thô Brent giao sau chuẩn quốc tế giao dịch thấp hơn 5% ở mức 107,69 USD/thùng vào chiều ngày 30/3 tại London, trong khi giá dầu Brent tương lai của Mỹ giảm 5,4% xuống 101,96 USD.
Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo đã khuyến khích các thành viên của nhóm, bao gồm cả Nga, luôn cảnh giác và chú ý đến các điều kiện thị trường luôn thay đổi. OPEC + đang trong quá trình giải quyết việc cắt giảm nguồn cung kỷ lục khoảng 10 triệu thùng/ngày.
Việc cắt giảm sản lượng lịch sử được đưa ra vào tháng 4/2020 để giúp thị trường năng lượng phục hồi sau khi đại dịch làm gia tăng nhu cầu về dầu thô. Liên minh các nhà sản xuất đã nâng mục tiêu sản lượng lên 400.000 thùng/ngày mỗi tháng kể từ tháng 8 năm ngoái. Con số này hiện sẽ tăng lên 432.000 thùng/ngày kể từ tháng tới. OPEC + sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo vào ngày 5/5.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đại biểu Quốc hội lý giải lý do cần có Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong Luật Giá (sửa đổi)

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Bốn kịch bản có thể đưa giá dầu thế giới lên 200 USD

Gỡ vướng cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí

Diễn biến khó lường của giá “vàng đen”
Tin cùng chuyên mục

Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ vượt cung vào cuối năm 2023

Tổ hợp hóa dầu miền Nam lo chậm tiến độ vì chậm xác nhận ưu đãi

Giá dầu thế giới được dự đoán có thể chìm sâu dưới vùng 70 USD/thùng

Dự thảo Nghị định Luật Dầu khí năm 2022: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động dầu khí

Hành trình 1 tỷ thùng dầu đồng hành cùng sự phát triển đất nước

Nhà máy lọc dầu Dung Quất duy trì vận hành ở mức công suất 110% Tết Nguyên đán

PVEP nộp ngân sách năm 2022 đạt 213%

Năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt doanh thu kỷ lục 931,2 nghìn tỷ đồng

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Mong muốn gia tăng đầu tư để duy trì tăng trưởng

Thị trường dầu mỏ, khí đốt thế giới năm 2022 và triển vọng 2023

Dầu mỏ thế giới bùng nổ “thị trường đen”

Thị trường dầu mỏ thế giới đối diện một tuần nhiều biến động

Nhập khẩu hơn 7,5 triệu tấn xăng dầu, tăng 24,1% để bảo đảm nguồn cung cuối năm

Luật Dầu khí (sửa đổi): Nhiều điểm mới để thêm ưu đãi, hút đầu tư

Lý giải thị trường dầu mỏ lo ngại giảm cầu hơn giảm cung trong trung hạn

Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy định vốn đầu tư ra nước ngoài hoạt động dầu khí

Đà Nẵng: Thương nhân đầu mối cam kết đảm bảo cung ứng xăng dầu

Khai mạc Triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị ngành dầu khí 2022

Khủng hoảng dầu diesel tăng cao khi tồn kho giảm
