Các thành viên OPEC đồng ý “đóng băng” sản lượng dầu mỏ OPEC lên kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu “một cách lặng lẽ" |
Liên minh OPEC+ nhất trí giữ nguyên mục tiêu sản lượng dầu mỏ trong cuộc họp diễn ra vào ngày 4/12, trong bối cảnh thị trường đánh giá ảnh hưởng của sự giảm tốc kinh tế ở Trung Quốc đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng và trần giá mà nhóm G7 áp lên dầu Nga. Về phần mình, Nga tuyên bố sẽ không bán dầu trong những trường hợp bên mua đòi tuân thủ trần giá.
OPEC+ sẽ duy trì mức sản lượng dầu hiện tại |
Theo đó, mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày được OPEC+ đưa ra vào tháng 10 vẫn tiếp tục có hiệu lực đến năm 2023.
Động thái cắt giảm sản lượng đó của OPEC+ xuất phát từ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xấu đi. Giá dầu đã giảm liên tục từ tháng 10 do tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng chậm lại vì lãi suất tăng cao. Gần đây, thị trường đồn đoán rằng bức nền u ám của kinh tế thế giới sẽ khiến OPEC+ có thêm một đợt cắt giảm sản lượng nữa.
Tuy nhiên, cuộc họp ngày 4/12 của OPEC+ đã đi đến quyết định giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng đã công bố trong cuộc họp tháng 10. Quyết định này được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đạt thoả thuận áp trần giá 60 USD/thùng lên dầu Nga. Dự kiến, trần giá này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12 hoặc rất sớm sau đó - theo giới chức G7. Ngoài ra, Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ chính thức cấm nhập khẩu dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển kể từ ngày 5/12.
Phản ứng với các động thái của phương Tây, Moscow tuyên bố sẽ không bán dầu theo giá trần và đang tìm cách đáp trả. Nga - nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ nhì thế giới - nói rằng thà chấp nhận cắt giảm sản lượng chứ không bán cho nhưng khách hàng mua dầu Nga theo trần giá mà G7 đưa ra.
Phát biểu ngày 4/12, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói rằng việc phương Tây áp trần giá lên dầu Nga là một hành vi can thiệp thô bạo, đi ngược các nguyên tắc tự do thương mại và sẽ gây bất ổn thị trường năng lượng toàn cầu thông qua gây thiếu hụt nguồn cung.
Theo giới phân tích, hiện chưa rõ trần giá dầu của phương Tây sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến dòng chảy dầu Nga, vì hiện tại, giá dầu Urals của Nga đang được giao dịch ở mức giá thấp hơn nhiều so với dầu Brent - loại dầu giữ vai trò mốc tham chiếu của thị trường dầu lửa toàn cầu. Giá dầu Urals hiện ở mức khoảng 61,3 USD/thùng, chỉ chênh 1 USD/thùng so với mức giá trần. Giá dầu Brent giao sau tại thị trường London đóng cửa phiên ngày thứ Sáu ở mức 85,6 USD/thùng.
Edoardo Campanella, phân tích viên của UniCredit cũng cho biết, OPEC+ có thể cảm thấy buộc phải áp đặt lập trường của mình với Mỹ, bằng cách cắt giảm hoặc đe dọa cắt giảm sản lượng nhiều hơn nữa.
“Nga cũng có thể trả đũa phương Tây bằng cách tận dụng ảnh hưởng của mình trong OPEC+ để thúc đẩy cắt giảm sản lượng nhiều hơn. Điều này có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu”, Edoardo Campanella cho hay.