Ông Nguyễn Trọng Phi - Giovanni Group: Việt Nam có khả năng làm những sản phẩm thời trang không thua kém hãng hàng hiệu nào!

Ông Nguyễn Trọng Phi - Chủ tịch Giovanni Group đã chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về ngành dệt may thời trang Việt Nam.
Tuần lễ thời trang Việt Nam Thu Đông 2015: Lực đẩy cho ngành thời trang Việt Nam Lực đẩy cho ngành thời trang Việt hội nhập

Thưa ông, nhiều người vẫn nói, ngành dệt may của Việt Nam khá phát triển nhưng đến nay vẫn chưa có một ngành thời trang đúng nghĩa. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Vai trò của Giovanni là gì trong ngành thời trang, ngành may mặc?

Tôi nghĩ đây là một nhận định hơi bi quan nhưng nó không sai hoàn toàn. Ngành dệt may về bản chất khá khác với ngành thời trang. Dệt may liên quan nhiều hơn đến chuỗi cung ứng, nó là đầu vào của ngành thời trang. Trong lịch sử, đặc biệt là ở châu Âu, đã có lúc ngành dệt may chi phối ngành thời trang, khi mà những nhà mốt phải sáng tạo dựa trên những xu hướng nguyên vật liệu mà ngành dệt cung cấp và phụ thuộc vào năng lực, kỹ thuật sản xuất mà ngành may có thể thực hiện.

Ông Nguyễn Trọng Phi - Giovanni Group: Việt Nam có khả năng làm những sản phẩm thời trang không thua kém hãng hàng hiệu nào!
Ông Nguyễn Trọng Phi - Chủ tịch Giovanni Group

Tại Việt Nam, ngành dệt may là một ngành rất lâu đời. Từ khi đổi mới, ngành dệt may trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế bởi khả năng đóng góp khổng lồ bằng nguồn thu từ những đơn hàng gia công xuất khẩu. Những tập đoàn, tổng công ty trong ngành dệt may có công rất lớn cho việc cung cấp sản phẩm quần áo cho thị trường trong nước, đặc biệt là trước sức ép cạnh tranh từ hàng Trung Quốc.

Nhưng nếu nói về thời trang, vốn được hiểu là phải có yếu tố về xu hướng, phong cách, trào lưu, nghệ thuật… thì những sản phẩm dệt may của Việt Nam, trong quá khứ, hoàn toàn không phải là sản phẩm thời trang. Ngày nay, nhiều công ty dệt may của Việt Nam đã và đang chuyển đổi, hội nhập nhiều hơn với thế giới thời trang và nhận được nhiều phản ứng tích cực, nhưng đây sẽ còn là một hành trình đòi hỏi sự bền bỉ và dũng cảm phía trước.

Ngành thời trang đúng nghĩa là một ngành nghệ thuật, sáng tạo mà tác phẩm là những bộ trang phục và phụ kiện. Thị trường thời trang Việt Nam khởi sắc trong khoảng 15 năm trở lại đây với sự góp mặt của nhiều thương hiệu thời trang Việt Nam và chúng ta cũng phải kể đến sự xâm lấn mạnh mẽ từ những thương hiệu thời trang quốc tế với mẫu mã vượt trội và mức giá vô cùng cạnh tranh ở phân khúc bình dân, đại chúng. Chúng ta cũng hình thành nhiều nhà mốt của các nhà thiết kế trẻ (khác với mô hình nhà may cổ điển). Họ là những người trẻ tuổi, được đi du học về thiết kế tạo mốt bài bản từ Pháp, Ý, Anh Quốc, Mỹ và trở về xây dựng thương hiệu của riêng mình. Họ mạnh về sáng tạo nhưng đang học hỏi rất nhiều về sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng. Nhưng đây chính là nhân tố tích cực cho tương lai phát triển của ngành thời trang Việt Nam.

Với Giovanni, chúng tôi tự thấy vai trò cầu nối của thương hiệu giữa ngành thời trang và ngành may mặc.

Khác với những công ty may mặc vốn tập trung năng lực sản xuất khổng lồ từ 20 năm trước và gần đây mới tham gia vào thị trường thời trang, Giovanni là thương hiệu xây dựng giá trị thương mại với các mẫu thiết kế và sản phẩm cao cấp từ Thái Lan, Bồ Đào Nha, Italy từ 17 năm về trước gần đây, chúng tôi đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất hiện đại, chuyên sản xuất sản phẩm cao cấp, có giá trị cao. Giovanni giúp cho ngành dệt may Việt Nam nâng cao giá trị đóng góp về chất lượng sản phẩm bởi đây là một minh chứng cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm ra những sản phẩm cao cấp, tinh xảo không thua kém bất cứ hãng hàng hiệu nào trên thế giới.

Với sự hợp tác, song hành cùng những nhà thiết kế, studio sáng tạo hàng đầu thế giới, Giovanni tạo ra những sản phẩm thời trang, sản phẩm truyền thông tương đương với các hãng toàn cầu. Thương hiệu đang giúp nâng tầm sự cầu kì, khắt khe của người tiêu dùng Việt Nam lên những tiêu chuẩn mới, tiến gần hơn với những chuẩn mực của thế giới. Và từ đó, tôi tin rằng, ngành dệt may và ngành thời trang của Việt Nam cũng sẽ chia sẻ những kết quả mà Giovanni tiên phong mang lại từ 17 năm nay cũng như cùng Giovanni tạo ra một thị trường năng động và hội nhập cùng thế giới, cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu thời trang toàn cầu.

Trong hơn gần 2 thập niên phát triển vừa qua, Giovanni được biết đến là một thương hiệu thời trang hàng hiệu mang phong cách Ý được người tiêu dùng ưa chuộng. Vậy đâu là Triết lý kinh doanh cốt lõi để Giovanni có được thành công như ngày hôm nay?

Giovanni có 5 giá trị, bao gồm: Chất lượng, Sáng tạo, Tiên phong, Công nghệ và Bền vững. Trong đó, Thương hiệu lấy Chất lượng và Sáng tạo làm cốt lõi.

Ông Nguyễn Trọng Phi - Giovanni Group: Việt Nam có khả năng làm những sản phẩm thời trang không thua kém hãng hàng hiệu nào!
Giovanni có 5 giá trị, bao gồm: Chất lượng, Sáng tạo, Tiên phong, Công nghệ và Bền vững

Thị trường thời trang Việt Nam có nhiều phân khúc, nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Từ những năm đổi mới, chúng ta có những tổng công ty may mặc lớn, lấy cốt lõi là năng suất, sản lượng; vì họ đi theo mô hình gia công xuất khẩu, mang về nguồn doanh thu/ ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.

Nhiều thương hiệu thời trang phổ thông đi theo mục tiêu mở rộng thị phần, tập trung vào thương mại với những sản phẩm có mẫu mã phong phú, cạnh tranh bằng giá.

Giovanni có thể xem là một thương hiệu thời trang Việt Nam gần như đầu tiên đi ngược lại những mô hình kinh doanh nói trên. Thay vì làm sản xuất và không có thương hiệu, Giovanni xây dựng thương hiệu bằng sự sáng tạo không đi theo lối mòn, thay vì đi theo sản lượng, Giovanni tập trung vào gia tăng chất lượng cho sản phẩm.

Sự sáng tạo của Giovanni thể hiện ở việc Thương hiệu đầu tư rất nhiều nguồn lực cho những giám đốc sáng tạo, phòng mẫu, phòng thiết kế từ châu Âu. Chúng tôi đã cộng tác với những giám đốc sáng tạo từng làm việc cho các nhà mốt xa xỉ hàng đầu thế giới, những phòng thiết kế tại Italy chuyên phục vụ cho các thương hiệu sang trọng hàng trăm năm tuổi. Với những kiến thức, sự am hiểu thị trường cộng với kinh nghiệm dày dạn trên thị trường xa xỉ toàn cầu của những nhà thiết kế, nhà tạo mẫu lừng danh đã tạo nên giá trị sáng tạo độc đáo của Giovanni.

Chất lượng sản phẩm là điều Giovanni không bao giờ đánh đổi. Sử dụng chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác với những nhà cung ứng nguyên phụ liệu, xưởng chế tác sản phẩm xa xỉ hàng đầu trên thế giới cũng như phát triển dây chuyền sản xuất sản phẩm chất lượng cao tại Việt Nam đã giúp Giovanni tạo ra những sản phẩm kỹ lưỡng về chất lượng. Mỗi sản phẩm của Giovanni đều tự hào là hội tụ của những giá trị tinh hoa nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, như giày sản xuất tại Italy, túi do Giovanni trực tiếp sản xuất được tạo ra từ những thước da từ Ý, chung nhà cung ứng các nguyên phụ liệu với các nhà mốt xa xỉ hàng đầu, áo sơ mi, polo của Giovanni sử dụng vải nhập khẩu từ Ý (từ sợi bông cao cấp Supima/Mako chỉ chiếm 1 -1,5% tổng sản lượng bông toàn cầu) với mức độ cao cấp vượt trội hơn hoàn toàn các thương hiệu quốc tế cùng phân khúc.

Chất lượng và Sáng tạo là giá trị cốt lõi, thể hiện triết lý kinh doanh thống nhất của Giovanni từ ngày đầu thành lập cách đây gần 17 năm. Chính sự khác biệt với tuyệt đại số đông của thị trường đã giúp thương hiệu chinh phục được người tiêu dùng trong suốt nhiều năm qua và cho đến nay, Giovanni vẫn giữ được sự ưa chuộng của những khách hàng thượng lưu, trung lưu đang ngày càng khó tính bởi họ đang cùng lúc có thêm rất nhiều sự lựa chọn thay thế, đặc biệt là những thương hiệu quốc tế cùng phân khúc đang gia nhập thị trường Việt Nam.

Trong những năm vừa qua, cả thế giới đã phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng nặng nề do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đối mặt với những khó khăn lớn, sức mua của cả nền kinh tế giảm sút trong đó có lĩnh vực thời trang. Ông chia sẻ gì những khó khăn thách thức cũng như cơ hội đối với ngành thời trang nói chung và Giovanni nói riêng trong thời gian tới?

Cho tới thời điểm hiện tại, Covid-19 vẫn tồn tại và chúng ta vẫn phải đề phòng. Thế giới hiện nay đang có nhiều vấn đề bất ổn mới như thiếu hụt năng lượng, lạm phát, chiến tranh tại một số khu vực, cạnh tranh giữa các cường quốc lớn. Sau 2 năm đại dịch, nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những chỉ báo về sức mua, chỉ số tăng trưởng ngành thời trang thì ít nhiều vẫn có những tín hiệu tích cực.

Thời trang ngày nay trở thành một nhu cầu thiết thực, không còn mang ý nghĩa ăn diện như thời kỳ kinh tế mới mở cửa nữa. Việc mua sắm quần áo, trang phục trở thành một nhu cầu thường xuyên và phổ biến.

Giovanni hoạt động trong phân khúc thời trang cao cấp, cận xa xỉ. Phân khúc này có nhiều đặc điểm rất khác biệt với tổng thể thị trường.

Năm 2019, ngành xa xỉ ghi nhận doanh số 321 tỷ đô la và sau đó “bốc hơi” 63 tỉ còn 258 tỉ đô la vào năm 2020 do trận đại dịch Covid-19. Năm 2021 vốn là 1 năm dịch bệnh rất tồi tệ vì biến chủng Delta lây lan khủng khiếp với độc lực cao, thế nhưng ngành xa xỉ lại ghi nhận một mức tăng trưởng kỉ lục lên đến gần 330 tỷ đô la, giữa lúc thế giới vẫn đóng cửa và các thị trường xa xỉ thiếu vắng lượng khách hàng du lịch tới mua sắm từ Trung Quốc. Hiện tượng tăng trưởng kì diệu tới mức kì lạ này được gọi là “cú bật hình chữ V” của ngành xa xỉ.

Năm 2022 chưa kết thúc nhưng chỉ riêng quý đầu năm nay, thị trường xa xỉ đã ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn 17 đến 19% so với cùng kì 2021. Công ty nghiên cứu thị trường danh tiếng Bain & Company ước tính rằng chỉ 3 năm nữa, thị trường xa xỉ phẩm, với những ngành hàng về thời trang, phụ kiện; trang sức, đồng hồ; siêu xe, du thuyền; bất động sản và du lịch, sẽ đạt quy mô từ 380 đến 400 tỉ đô la vào năm 2025. Các nhà nghiên cứu gọi việc thị trường xa xỉ trong bối cảnh đại dịch là: ngành xa xỉ vẫn sống khỏe và sống tốt (“Luxury is still alive and well”).

Với nguồn cung ứng từ Châu Âu đã phục hồi và có sức bật mạnh sau 2 năm đại dịch, Giovanni đang hết sức gấp rút và khẩn trương để tiếp tục hành trình sáng tạo ra những sản phẩm thời trang cao cấp, cận xa xỉ để phục vụ thị trường ngày càng khó tính và cầu kỳ của giới thượng lưu và trung lưu Việt Nam.

Bên cạnh giá trị sử dụng, các sản phẩm của Giovanni còn bao hàm những giá trị khác. Theo ông, đâu là giá trị lớn nhất trong mỗi sản phẩm của Giovanni?

Theo tôi, đó chính là giá trị của thương hiệu. Nếu không có giá trị thương hiệu, một sản phẩm dù được tạo ra cầu kỳ tinh xảo đến mấy cũng chỉ như hàng thủ công mỹ nghệ. Chính thương hiệu, bao gồm những giá trị vô hình được định vị vững chắc trong tâm trí khách hàng, kết hợp cùng chất lượng sản phẩm, mới tạo ra sự thành công.

Giá trị thương hiệu của Giovanni bao hàm nhiều yếu tố. Bên cạnh 2 giá trị cốt lõi mà tôi đã nhắc tới là Chất lượng và Sáng tạo, vốn nằm trong triết lý thương hiệu thì thương hiệu Giovanni còn chứa đựng giá trị về thẩm mỹ, về sự độc đáo trong thiết kế, sự chỉn chu và kỹ lưỡng về hình ảnh. Những điều này không được tạo ra sau 1 đêm, đó là 1 hành trình dài. Để tạo dựng được những giá trị đó, Giovanni phải liên tục đầu tư, sáng tạo. Chúng tôi từng bỏ ra những khoản đầu tư khổng lồ cho những giám đốc sáng tạo từ Anh Quốc, Ý, phải đi “săn” những nhà thiết kế nằm trong sổ lương của những thương hiệu xa xỉ để họ tư vấn, phác thảo ra những chiến lược cho Thương hiệu, hướng dẫn cho Giovanni những bước đi chuẩn mực với các nhà mốt lâu đời trên thế giới.

Những chiến dịch truyền thông của Giovanni cũng phải được xây dựng kỹ lưỡng và cẩn thận. Giovanni cử nhiều cán bộ nhân viên đi tu nghiệp ở nước ngoài, hợp tác với những studio sáng tạo hàng đầu tại châu Âu để họ tư vấn, xây dựng các kế hoạch hành động bài bản giống như sự vận hành của các nhà mốt châu Âu.

Tất cả những nỗ lực này để tạo ra sự hoàn hảo cho thương hiệu-sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng cao cấp tại Việt Nam. Bởi vì, tiêu dùng sản phẩm thời trang cao cấp, xa xỉ là sự tiêu dùng những giá trị vô hình. Chính vì thế, nỗ lực xây dựng giá trị thương hiệu - sự kết hợp tổng thể của các giá trị vô hình và hữu hình được xem là những lý do giúp cho Giovanni giành được tình cảm trân quý của khách hàng.

Xin cảm ơn ông!

Bảo Ngọc (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Thiếu đơn hàng, nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn cho duy trì sản xuất khiến doanh nghiệp ngành sợi “khó chồng khó”.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Từ ngày 10 - 13/4, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.
Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa định hướng thu hút đầu tư nhằm xây dựng chuỗi giá trị và đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Với những giải pháp quan trọng được đặt ra, Quảng Ngãi kỳ vọng phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu.
Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Sự trân quý và đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc là “bí quyết” giúp Nam Định thu hút các ông lớn đầu tư với các dự án khủng.
Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Dự án nhà máy sản xuất giày, dép quy mô đầu tư 40 triệu USD đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mang lại kỳ vọng tăng trưởng mới cho công nghiệp của Bắc Kạn.
Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Mới đây, Dự án FDI 60 triệu USD sản xuất các sản phẩm vải không nhuộm, vải có nhuộm, … được đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Trở thành một “điểm đến” khi chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc giúp ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội thập kỷ nhưng cũng là nguy cơ thập kỷ.
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Nhờ có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã bắt tay ngay vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam tháng 1/2024 nhích nhẹ, cho thấy “sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện.
May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

Sáng 15/2 (tức mồng 6 Tết), hơn 12.000 lao động tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước của Tổng công ty May 10 đã ra quân sản xuất với khí thế và quyết tâm cao.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy giày da xuất khẩu tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Sau những khó khăn của năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 với đòi hỏi sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Nam Định hút thêm dự án dệt may trăm triệu USD?

Nam Định hút thêm dự án dệt may trăm triệu USD?

Ngày 12/1, Tập đoàn Crystal đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đề xuất đầu tư dự án sản xuất sợi, vải, may mặc tại khu công nghiệp dệt may Rạng Đông.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi liên quan đến kinh doanh thuốc lá, có hiệu lực từ 4/2/2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi liên quan đến kinh doanh thuốc lá, có hiệu lực từ 4/2/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 43/2023/TT-BCT sửa đổi Thông tư 57/2018/TT-BCT hướng dẫn các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá.
Chủ tịch Tập đoàn Vinatex: Cùng siết chặt tay nhau để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Chủ tịch Tập đoàn Vinatex: Cùng siết chặt tay nhau để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Chủ tịch Tập đoàn Vinatex đã đề nghị người lao động ngành dệt may cùng siết chặt tay nhau trong năm 2024 - năm "quay trở lại" của ngành dệt may Việt Nam.
Vĩnh Phúc: Khánh thành tổ hợp nhà máy sản xuất camera thông minh và thiết bị điện tử công nghệ cao

Vĩnh Phúc: Khánh thành tổ hợp nhà máy sản xuất camera thông minh và thiết bị điện tử công nghệ cao

Ngày 11/11/2023, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra lễ khánh thành tổ hợp nhà máy sản xuất camera thông minh và các thiết bị điện tử công nghệ cao.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2023

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2023

Sáng 25/10, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết bị, Nguyên phụ liệu 2023 (HanoiTex & HanoiFabric 2023) đã được khai mạc.
Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

Đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đề xuất cần quản lý riêng biệt thuốc là làm nóng và thuốc lá điện tử để phù hợp với định nghĩa của luật hiện hành.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động