Thứ sáu 09/05/2025 22:51

Ông Hoàng Nam Tiến: 'Để tăng trưởng nhanh, công ty cần có cấu trúc đơn giản'

Theo Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến, cấu trúc đơn giản, khả năng ra quyết định nhanh và cơ cấu nhân sự hợp lý là 3 yếu tố quan trọng giúp công ty tăng trưởng.
Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại buổi hội thảo "Tăng trưởng hay chết" với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trẻ

Lãnh đạo gần gũi với nhân viên

"Một trong những tiêu chuẩn đầu tiên của công ty tăng trưởng nhanh là phải có cấu trúc cực kỳ đơn giản. Phải làm sao cấu trúc công ty thật phẳng, nghĩa là nhân viên và lãnh đạo càng gần nhau càng tốt", ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT FPT Software - chia sẻ tại hội thảo “Tăng trưởng hay là chết” do Viện Quản trị Kinh doanh FSB vừa tổ chức tại Hà Nội.

Ông cho rằng lãnh đạo không nhất thiết phải có phòng riêng và lấy ví dụ về bản thân mình và một công ty công nghệ lớn khác là Facebook. Tại FSoft, cửa phòng lãnh đạo luôn mở và gần như chỉ đóng khi có cuộc họp, còn sếp sẽ ra ngoài ngồi cùng với nhân viên, không cần thiết có khu vực biệt lập.

"Trong một lần tôi sang thăm trụ sở của Facebook, tôi thấy bàn làm việc của CEO Mark Zuckerberg không khác gì các nhân viên khác và cũng ở chung khu vực với họ", ông chia sẻ thêm.

Phân chia nhân sự rõ ràng

Theo người đứng đầu FSoft, lãnh đạo cấp cao có 3 nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy công ty phát triển là định hướng chiến lược, tập hợp lực lượng và cổ vũ động viên. Trong đó, kỹ năng tuyển nhân viên cũng rất quan trọng. Nếu chọn sai người thì dù mọi thứ đúng cũng sẽ hỏng.

Chủ tịch FSoft cho biết cấu trúc phổ biến của các công ty Việt Nam hiện nay là mô hình tháp - trên cùng là sếp, lần lượt phía dưới là các lãnh đạo cấp cao, cấp trung… Những công ty có nhiều tầng nhiều lớp sẽ không bao giờ tăng trưởng tốt do việc kết nối giữa sếp và nhân viên không thông suốt, phải trải qua nhiều lớp trung gian.

"Để công ty hoạt động hiệu quả, người lãnh đạo cần phải trao quyền cho các cấp quản lý, để họ được mạnh dạn quyết định. Các quản lý này sẽ phụ trách nhiều phần việc khác nhau, gồm cả giám sát nhân sự. Trong đó, nhân sự nên chia theo tỷ lệ 20-70-10". Cụ thể, 20% là những người cần giữ lại bằng mọi cách, 70% là nhân viên không cần phải quan tâm quá nhiều và 10% là cần thay đổi.

Các học viên MiniMBA và MBA của Viện Quản trị Kinh doanh FSB chăm chú lắng nghe những bí quyết kinh doanh được đúc kết từ hơn 20 năm kinh nghiệm của ông Hoàng Nam Tiến

Đối với những người thuộc nhóm 20% cần giữ lại bằng mọi cách, người lãnh đạo phải chỉ rõ cho họ 4 điều: Họ phải làm gì? Yêu cầu công việc ra sao? Chế độ đãi ngộ và cơ hội phát triển cá nhân thế nào? Đồng thời, họ cũng được yêu cầu chỉ ra 2 người trong đội ngũ mà họ đang quản lý có khả năng thay thế mình trong vòng 24 tháng.

Đối với nhân sự thuộc nhóm 10%, họ sẽ được tạo cho những cơ hội thay đổi mình hoặc công việc. Nếu sau một thời gian nhất định mà không đáp ứng được thì có thể cho nghỉ việc. "Nếu lãnh đạo liên tục làm việc này trong 3 năm, chắc chắn, đội ngũ của họ sẽ rất vững mạnh", anh Tiến khẳng định.

Quyết định nhanh để tăng trưởng nhanh

Một công ty muốn phát triển thì buộc phải tăng trưởng nhanh bởi nếu chậm lại, họ sẽ dần không theo kịp thị trường và chết mòn. Ông Hoàng Nam Tiến cho rằng, một doanh nghiệp được gọi là phát triển nhanh khi có doanh thu gấp 3 - 5 lần GDP quốc gia. Riêng các đơn vị khởi nghiệp thì cần cao hơn, tối thiểu 200% trong 3 - 5 năm đầu tiên.

Từ thực tế những doanh nghiệp lớn có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam hiện nay, Chủ tịch FPT Software cho rằng, hầu hết đều có chung 3 quy luật là: chiến lược ngắn gọn hiệu quả, quyết định chính xác nhanh chóng và trao quyền cho tất cả các cấp rõ ràng minh bạch.

"Doanh nghiệp giống như con người, sinh lão bệnh tử là chuyện bình thường. Tuy nhiên, vẫn có cách để duy trì tăng trưởng. Lãnh đạo phải ý thức được thời điểm nào công ty phát triển ở mức cao nhất để chuẩn bị cho các 'điểm nhảy', tránh tình trạng đi xuống", lãnh đạo FPT Software chia sẻ.

"Điểm nhảy" là thời điểm doanh nghiệp đã qua đỉnh của phát triển, sang phía bên kia của biểu đồ tăng trưởng và cần bắt đầu một chiến lược mới nếu không muốn tiếp tục đi xuống.

"Mỗi 'điểm nhảy' giống như một cấp học, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng. Do đó, doanh nghiệp phải chú ý điều này khi đang ở thời điểm phát triển tốt nhất, khi có nhiều tiền và đầy nhiệt huyết", ông Tiến nhấn mạnh.

Theo VnExpress

Tin cùng chuyên mục

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Petrovietnam: Sự chuyển mình chiến lược trong ngành công nghiệp, năng lượng

Petrovietnam khẳng định vai trò tiên phong chuyển đổi xanh, bền vững

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

AI, dữ liệu lớn và tương lai logistics số: Góc nhìn từ một doanh nghiệp tiên phong

PVCFC đột phá với Báo cáo Phát triển bền vững năm 2024

BSR nhận Hồ sơ FEED: Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất

PC Huế bảo dưỡng lưới điện trong ngày nghỉ lễ 1/5

Nestlé Việt Nam triển khai chương trình tôn vinh ẩm thực Huế

Công đoàn EVNGENCO2 thăm, tặng quà người lao động Thủy điện Trung Sơn

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025

TTC AgriS giữ vững & phát triển vùng nguyên liệu, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào canh tác mía

PC Huế: Bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

PC Huế: Đảm bảo cấp điện Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

Thủy điện Trung Sơn sẵn sàng huy động tối đa công suất cho mùa khô 2025

Delta Group không ngừng đổi mới, khẳng định vị thế hàng đầu

Dấu hỏi sau những lọ yến 'thuần Việt'