Tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại từ 3,7% năm nay xuống còn 3,5% vào năm 2019 và 2020, giảm so với dự báo trước đó là 3,7% cho năm 2019. Sự suy thoái dự kiến sẽ ở mức khó khăn nhất trong các nền kinh tế đang phát triển, khi lãi suất tăng làm giảm đầu tư ở các nước như Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Nhà kinh tế trưởng Laurence Boone của OECD cho biết tăng trưởng chậm sẽ là xu hướng dài hạn.
Chênh lệch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã chậm lại sau khi Washington và Bắc Kinh leo thang trả đũa thuế quan. Các cuộc đàm phán Brexit bị đình trệ trước tương lai mờ nhạt của việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu cũng đã làm dấy lên sự không chắc chắn về tác động đối với các luồng thương mại giữa EU và Anh.
Theo ước tính mới nhất của OECD, một sự leo thang căng thẳng thương mại có thể làm giảm tăng trưởng GDP toàn cầu lên tới 0,8% vào năm 2021. Một phần nhờ vào tác động kích thích từ việc cắt giảm thuế, dự báo của OECD cho Mỹ trong năm 2018 và 2019 không thay đổi so với dự báo hồi tháng 9, trong đó dự đoán tăng trưởng GDP gần 3,0% trong năm nay và gần hơn 2,0% vào năm 2020 khi tác động kích thích của viêc giảm thuế và thuế quan thương mại cao hơn bắt đầu làm giảm lợi nhuận của các công ty. Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm là 6,0% vào năm 2020, khi Bắc Kinh cố gắng quản lý tác động của việc Mỹ đánh thuế cao hơn.
Triển vọng tăng trưởng cho châu Âu đã giảm so với dự báo tháng 9, giảm 4/10 phần trăm xuống 1,6% vào năm 2020, bất chấp những nỗ lực của các ngân hàng trung ương châu Âu nhằm thúc đẩy tăng trưởng với lãi suất thấp. Ngoài những lo ngại về tác động của Brexit của Vương quốc Anh, nền kinh tế châu Âu phải đối mặt với sự suy giảm sâu hơn dự kiến ở Italia. Tốc độ tăng trưởng của Italia chỉ đạt 1,0% trong năm nay, giảm xuống 0,9% vào năm 2019 và 2020.