Ô nhiễm không khí gia tăng: Hà Nội cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận

TS Hoàng Dương Tùng khẳng định, với tư duy và cách tiếp cận như hiện nay, Hà Nội sẽ không thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đang gia tăng.
Báo động ô nhiễm không khí: Hà Nội cấp bách xử lý Hà Nội: Xây dựng kịch bản chi tiết ứng phó, phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vào top thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

Sáng 14/3 tại Thành ủy Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp xử lý các đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”. Hội thảo được diễn ra trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí của Hà Nội đang gia tăng và luôn ở mức báo động.

Ô nhiễm không khí gia tăng, Hà Nội cần thay đổi tư
Hà Nội cấp bách tìm giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí

Hà Nội ô nhiễm vì sao?

Với mục tiêu trở thành vùng phát thải thấp, hiện Hà Nội đang tìm giải pháp để giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường không khí hiện đang đứng top đầu thế giới.

Từ thực tế những năm gần đây Hà Nội nổi lên là thành phố nằm trong top đầu các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, theo đó chỉ số chất lượng không khí được trang iqair.com đánh giá “Rất không tốt”.

Ô nhiễm không khí gia tăng: Hà Nội cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận
Hà Nội hiện đang nằm trong top các thành phố ô nhiễm không khí hàng đầu thế giới

Trên trang iqair.com lúc 9h30p sáng ngày 7/1/2025 cho thấy, chỉ số ô nhiễm của Hà Nội đang đứng đầu các nước trên thế giới.

Theo dữ liệu từ IQAir, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội là 259, thuộc mức "Rất không tốt". Nồng độ bụi mịn PM2.5 đạt 184.5 µg/m³.

Gần đây, ngày 9/3, chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội có dấu hiệu gia tăng ô nhiễm. Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir vào 18h cùng ngày, Thủ đô Hà Nội đang đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí. Hệ thống quan trắc không khí IQAir đã xếp hạng Thủ đô Hà Nội là nơi ô nhiễm không khí nhất thế giới với chỉ số AQI là 201.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Thành phố Hà Nội không phải là vấn đề mới. Trước đây, vào tháng 10/2023, Hà Nội đã từng đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI vượt ngưỡng nguy hại. Vào sáng ngày 7/1/2025, Hà Nội lại tiếp tục xếp hạng 1 trong số các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với chỉ số AQI đạt 264, thuộc mức "Rất không tốt cho sức khỏe".

Đáng chú ý, cùng thời điểm, Thành phố Hồ Chí Minh cũng xếp thứ 3, với chỉ số AQI ở mức 193, mức đỏ "không lành mạnh".

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016-2020 cho thấy, nồng độ bụi PM 2.5 trung bình hằng năm tại Hà Nội vượt gần hai lần quy chuẩn quốc gia. Số ngày trong năm 2019 có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức kém và xấu chiếm 30,5%.

Thành phố Hà Nội đã chỉ ra 5 nguồn chính gây ô nhiễm không khí gồm: Phương tiện giao thông đường bộ (cả bụi đường), công nghiệp, dân sinh, đốt sinh khối và nông nghiệp. Nguồn phát thải lớn nhất là hoạt động giao thông trên địa bàn thành phố.

Theo số liệu năm 2019, tổng phát thải bụi PM 2.5 từ các nguồn là hơn 30.000 tấn, hơn 50% số này đến từ nguồn thải tại chỗ. Trong đó, hoạt động giao thông, bụi đường lớn nhất, chiếm 56%. Thành phố có 1,1 triệu xe ô tô, hơn 6,9 triệu xe máy, 70% trong số này đã sử dụng trên 10 năm, tạo ra nguồn phát thải lớn.

Trước những thách thức trên, việc cấp bách tìm ra giải pháp quản lý và xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đang là ưu tiên của TP. Hà Nội.

Nhà khoa học hiến kế

TS.Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, vào cuối năm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngày tết thay vì hoa đào, hoa mai thì Hà Nội đào đường, năm vừa qua Hà Nội đã rút kinh nghiệm được vấn đề này.

Ô nhiễm không khí gia tăng: Hà Nội cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận
TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam. Ảnh: Thu Hường

TS Hoàng Dương Tùng chỉ ra, ô nhiễm không khí là do Hà Nội chưa kiểm soát tốt các nguồn thải từ các hoạt động giao thông, bao gồm từ ống xả xe và bụi đường, công nghiệp - nguồn phát thải từ các hoạt động đốt than, dầu diesel, đốt rác, xây dựng, nông nghiệp, đốt phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch và đốt rác hở…

Trong đó,nguồn công nghiệp chủ yếu ở các huyện ngoại thành, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề tái chế hay từ các cơ sở sản xuất sử dụng than làm nguyên liệu không có thiết bị xử lý khí thải.

TS Hoàng Dương Tùng cũng khẳng định, bụi từ các tỉnh lân cận ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng không khí Hà Nội như: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… từ các hoạt động nhiệt điện than, sắt thép, xi măng, làng tái chế…

Báo cáo từ Ngân hàng Thế giới năm 2022, số lượng người chết do các nguyên nhân bắt nguồn từ bụi mịn PM2.5 ở Hà Nội cao lên đến 5.800 người/năm. Chi phí y tế và phúc lợi xã hội cứu chữa các bệnh do bụi mịn gây ra là rất lớn 7,74% GRDP của Hà Nội.

Nguyên nhân Hà Nội chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm không khí được cho là nhận thức và quyết tâm chính trị trong giải quyết của Hà Nội chưa cao. Cùng với đó, Hà Nội thiếu dữ liệu sẵn có để xây dựng các chính sách và kế hoạch hành động mang tính phối hợp và tích hợp.

Hà Nội rất thiếu các thông tin định lượng về các nguồn gây ô nhiễm không khí để xác định các nguồn nào, ở đâu, phát thải bao nhiêu để xây dựng các phương án giảm thiểu cụ thể ưu tiên tập trung có tác động lớn nhất trong việc giảm phát thải, những lợi ích mang lại và chi phí cần phải có để thực hiện… Đó là chưa kể đến nguồn lực con người, tài chính đầu tư cho môi trường còn rất hạn chế”- TS Hoàng Dương Tùng cho hay.

TS Hoàng Dương Tùng khẳng định, với cách làm và tư duy như hiện nay, Hà Nội sẽ không thể giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường không khí.

Liên quan đến vấn đề này, GS. TS Chu Hoàng Hà – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: Hiện Hà Nội có quá ít số lượng các trạm quan trắc môi trường không khí cũng như các mô hình dự báo môi trường không khí.

Ô nhiễm không khí gia tăng: Hà Nội cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận
GS. TS Chu Hoàng Hà – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ảnh: Thu Hường

Thủ đô Hà Nội hiện có 35 trạm quan trắc môi trường không khí cố định và 1 xe quan trắc lưu động, công nghệ quan trắc vẫn chủ yếu thủ công trong khi Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc có trên 1.000 trạm quan trắc tự động. Điều đó cho thấy hệ thống quan trắc của Hà Nội còn rất yếu kém và cần đầu tư theo hướng ứng dụng công nghệ”- GS.TS Chu Hoàng Hà đề nghị.

Liên quan đến xử lý nước thải, theo GS,TS Chu Hoàng Hà, mặc dù Hà Nội đã đầu tư nhà máy xử lý nước thải, tuy nhiên công suất và hệ thống thu gom của Hà Nội vẫn thiếu đồng bộ. Đối với chất thải rắn sinh hoạt đã có nhà máy điện rác Sóc Sơn nên giải quyết phần nào lượng chất thải rắn sinh hoạt của Hà Nội.

Theo GS.TS Chu Hoàng Hà, vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay là ô nhiễm không khí, do vậy Hà Nội cần đầu tư cho hệ thống quan trắc, đầu tư cho công nghệ, mở rộng quy mô xử lý, tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải và nước thải.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, để xử lý được vấn đề môi trường không khí, Hà Nội cần có cách tiếp cận mới mang tính đột phá, phải chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Trong đó, vấn đề nâng cao chất lượng không khí phải ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế, đồng thời cần xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cả vùng lân cận trong vấn đề ô nhiễm không khí.

Không có biên giới nào trong xử lý ô nhiễm không khí

TS Zbigniew Klimont -Trưởng nhóm nghiên cứu về Quản lý ô nhiễm, Chương trình Năng lượng khí hậu và môi trường, Tổ chức IIASA - Viện Phân tích hệ thống ứng dụng Quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc cải thiện chất lượng không khí ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Ô nhiễm không khí gia tăng: Hà Nội cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận
TS Zbigniew Klimont -Trưởng nhóm nghiên cứu về Quản lý ô nhiễm, Chương trình Năng lượng khí hậu và môi trường, Tổ chức IIASA. Ảnh: Thu Hường

Theo TS Zbigniew Klimont, Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cũng đã từng trong tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề. Khi tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2008, Bắc Kinh đã đưa ra biện pháp mang tính chất thử nghiệm và khoa học như: Đóng cửa vận hành hàng trăm nhà máy quanh Bắc Kinh, đóng cửa nhiều phương tiện giao thông, điều này cũng nhằm thử nghiệm tầm quan trọng cấp vùng trong giảm ô nhiễm môi trường không khí.

Họ chống ô nhiễm không chỉ trong khu vực Bắc Kinh mà phải có sự hợp tác của các vùng lân cận. Để làm được điều này, họ phải mất vài năm để có sự đồng thuận và kết quả ô nhiễm không khí giảm hơn 50%, mặc dù vẫn có ngày nồng độ bụi PM 2.5 ở mức trên 100”- TS Zbigniew Klimont cho biết.

Ông Zbigniew Klimont cũng khẳng định, để giải quyết ô nhiễm không khí một trong những giải pháp quan trọng được Bắc Kinh đưa ra đó là hợp tác liên vùng. Cùng với đầu tư mạng lưới quan trắc tập trung vào các chất gây ô nhiễm, từ đó phân tích nguồn thải để biết chính sách đưa ra có phù hợp không.

Dựa trên các bằng chứng khoa học, cứ một vài năm, Bắc Kinh lại xem nguồn gây ô nhiễm trong các ngành giao thông, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp… khác như thế nào để từ đó có giải pháp quản lý”- ông Zbigniew Klimont thông tin.

Ông Zbigniew Klimont khẳng định, Bắc Kinh sử dụng công cụ tài chính và chế tài rất mạnh mẽ trong quản lý và kiểm soát nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí.

Bắc Kinh nhận thấy rằng vấn đề hợp tác liên vùng rất quan trọng và đến nay nồng độ PM 2.5 của Bắc Kinh tốt hơn nhiều mức an toàn theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn đang nỗ lực để quản lý và kiểm soát, xử lý ô nhiễm không khí.

TS. Kiwao Kadomaki- Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường, Trường Đại học Kitakyushu (Nhật Bản) cho biết, để quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường không khí tại thành phố Kitakyushu, chúng tôi đã chuyển từ chính sách thụ động sang chủ động.

Ô nhiễm không khí gia tăng: Hà Nội cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận
TS. Kiwao Kadomaki-Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường, Trường Đại học Kitakyushu, Nhật Bản

Theo đó, chính quyền thành phố Kitakyushu đã đẩy mạnh công nghệ tái chế, đầu tư đáng kể về mặt tài chính cũng như ưu tiên cho các biện pháp nhằm giảm ô nhiễm không khí. Đồng thời, xóa bỏ điểm nghẽn về thể chế tài chính cho đầu tư bảo vệ môi trường và trong phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.

Thành phố Kitakyushu cũng đã xây dựng và thực thi hiệu quả trong liên kết vùng trong xử lý, quản lý nguồn thải” – ông Kiwao Kadomaki khẳng định.

Mặc dù thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực để cải thiện chất lượng môi trường như đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải ...Tuy nhiên, rõ ràng đó là chưa đủ và để Hà Nội trở thành vùng phát thải thấp vào năm 2035 thì còn rất nhiều việc phải làm. Bên cạnh các giải pháp mang tính tổng thể, hợp tác liên vùng trong giải quyết ô nhiễm môi trường, đầu tư nguồn lực con người và tài chính thì Hà Nội còn cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong xử lý vấn đề trên.

Phát biểu kết luận hội thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, sẽ giao Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tiếp thu đầy đủ ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện doanh nghiệp; đồng thời tiếp tục nghiên cứu kỹ các bài tham luận được gửi tới Hội thảo để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo đề xuất những giải pháp cấp bách, cụ thể về xử lý ô nhiễm môi trường Thủ đô.

Hiện Luật Thủ đô sửa đổi năm 2024 và 02 Quy hoạch của Thủ đô mới được phê duyệt. Trong đó, Luật Thủ đô đã nêu cụ thể một số nhiệm vụ cần triển khai về xác định vùng phát thải thấp. Tại Quy hoạch Thủ đô, vấn đề môi trường được đặt lên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong số các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần giải quyết của Thủ đô trong giai đoạn 2025-2030.

Thực hiện chủ trương đó, Hà Nội đang quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường: Xử lý ô nhiễm không khí, đang thực hiện các giải pháp giảm phương tiện xe cá nhân, tăng cường đầu tư, đưa vào sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi giao thông xanh, xóa bỏ tình trạng đốt than tổ ong, tăng cường rửa đường, giám sát vệ sinh môi trường các công trình xây dựng; xử lý nước thải, làm sạch các dòng sông; khẩn trương thực hiện các giải pháp bổ cập nước sông Tô Lịch, làm sống lại dòng sông theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm (Hà Nội đặt quyết tâm tháng 9/2025 sẽ hoàn thành nhiệm vụ bổ cập nước sông Tô Lịch); hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, thí điểm phân loại rác tại nguồn tại 05 quận nội thành…

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang giảm tối thiểu 20% cán bộ: Đối tượng nào thuộc diện tinh giản?

Bắc Giang giảm tối thiểu 20% cán bộ: Đối tượng nào thuộc diện tinh giản?

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có hướng dẫn tiêu chí đánh giá cán bộ nhằm tinh giản biên chế, cơ cấu lại bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ nhiệm vụ mới.
Thanh Hóa: Hàng loạt địa phương thay đổi cách đặt tên xã, phường sau sắp xếp

Thanh Hóa: Hàng loạt địa phương thay đổi cách đặt tên xã, phường sau sắp xếp

Lắng nghe ý kiến của nhân dân và cử tri, hàng loạt địa phương tại Thanh Hóa đã thay đổi cách đặt tên xã, phường sau sáp nhập gắn với số thứ tự.
Bà Rịa - Vũng Tàu tán thành chủ trương sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương

Bà Rịa - Vũng Tàu tán thành chủ trương sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương

Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chi tiết 30 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chi tiết 30 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

100% đại biểu HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Đà Nẵng: Phát động Tháng an toàn lao động, Tháng Công nhân năm 2025

Đà Nẵng: Phát động Tháng an toàn lao động, Tháng Công nhân năm 2025

Thành phố Đà Nẵng phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Tri ân nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Đà Nẵng: Tri ân nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thành phố Đà Nẵng tri ân sâu sắc những đóng góp đi lớn của các thế hệ đi trước và các nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Cần Thơ: Bảo tồn di tích lịch sử gắn liền với phát triển du lịch

Cần Thơ: Bảo tồn di tích lịch sử gắn liền với phát triển du lịch

TP. Cần Thơ đang nỗ lực bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, từ đó phát triển du lịch bền vững, tạo nguồn lực kinh tế và nâng cao đời sống cộng đồng.
Phú Thọ: Thu hồi giấy tiếp nhận công bố 2 sản phẩm

Phú Thọ: Thu hồi giấy tiếp nhận công bố 2 sản phẩm

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ quyết định thu hồi giấy tiếp nhận công bố 2 sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đại tướng Phan Văn Giang cùng nhiều lãnh đạo Trung ương và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ cùng tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quảng Ninh: Rực rỡ

Quảng Ninh: Rực rỡ 'Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời'

Tối 26/4, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh khai mạc Du lịch biển đảo năm 2025 với chủ đề “Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời”, thu hút đông đảo nhân dân, du khách.
Thái Bình thông qua chủ trương sắp xếp xã, phường

Thái Bình thông qua chủ trương sắp xếp xã, phường

HĐND tỉnh Thái Bình biểu quyết thông qua 14 nghị quyết, trong đó có chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 và hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh.
TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa-trình diễn drone mừng chiến thắng 30/4

TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa-trình diễn drone mừng chiến thắng 30/4

Chào mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất, tối nay 26/4, TP. Hồ Chí Minh sẽ bắn pháo hoa tầm cao, trình diễn drone nghệ thuật và công nghệ 3D Mapping.
Bạc Liêu: Vùng đất anh hùng viết tiếp trang sử mới giữa thời bình

Bạc Liêu: Vùng đất anh hùng viết tiếp trang sử mới giữa thời bình

Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng, những vùng căn cứ cách mạng tại Bạc Liêu đang chuyển mình mạnh mẽ, viết tiếp trang sử mới giữa thời bình.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng Võ Thị Sáu

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng Võ Thị Sáu

Ngày 26/4, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, Nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
Đà Nẵng: Hợp nhất Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thể thao

Đà Nẵng: Hợp nhất Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thể thao

Thành phố Đà Nẵng thành lập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thể thao.
Đà Nẵng thông qua đề án nhập tỉnh với Quảng Nam, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã

Đà Nẵng thông qua đề án nhập tỉnh với Quảng Nam, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã

Đà Nẵng chính thức thông qua đề án sáp nhập tỉnh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
Đà Nẵng: Chuyển đổi hơn 19ha rừng trồng làm cụm công nghiệp

Đà Nẵng: Chuyển đổi hơn 19ha rừng trồng làm cụm công nghiệp

HĐND thành phố Đà Nẵng thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hơn 19 ha đất để làm cụm công nghiệp.
Đà Nẵng công nhận FPT và Marvell là đối tác chiến lược vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng công nhận FPT và Marvell là đối tác chiến lược vi mạch bán dẫn

Thành phố Đà Nẵng chính thức công nhận Tập đoàn FPT và Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế thường niên TP. Cần Thơ

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế thường niên TP. Cần Thơ

Diễn đàn Kinh tế thường niên TP. Cần Thơ năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 31/7, bàn giải pháp thúc đẩy logistics đường thủy vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động tri ân nhân dịp lễ 30/4

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động tri ân nhân dịp lễ 30/4

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tỉnh Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân người có công.
Báo cáo của Sơn La gửi Đoàn công tác Chính phủ có gì đáng chú ý?

Báo cáo của Sơn La gửi Đoàn công tác Chính phủ có gì đáng chú ý?

Tỉnh Sơn La vừa hoàn thiện báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu Quốc gia gửi Đoàn công tác Chính phủ.
Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Tỉnh Nghệ An vừa làm việc với Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam và Công ty TNHH VSIP Nghệ An để tháo gỡ khó khăn tại các khu công nghiệp VSIP.
Quảng Ninh: Tự hào “Vùng mỏ bất khuất - Khát vọng hùng cường”

Quảng Ninh: Tự hào “Vùng mỏ bất khuất - Khát vọng hùng cường”

Tối 25/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Vùng mỏ 25/4 (1955 - 2025) với chủ đề “Vùng mỏ bất khuất - Khát vọng hùng cường”.
Nghệ An: Tiểu thương được

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Kinh doanh ở chợ truyền thống gặp khó khăn nên nhiều tiểu thương tại Nghệ An mong muốn chuyển sang bán hàng online nhưng hình thức này cũng không dễ dàng.
Bãi Sau Vũng Tàu ‘chạy nước rút’ đón khách dịp lễ 30/4-1/5

Bãi Sau Vũng Tàu ‘chạy nước rút’ đón khách dịp lễ 30/4-1/5

Trên công trường dự án chỉnh trang đường Thùy Vân (Bài Sau Vũng Tàu), mỗi ngày có khoảng 1.000 công nhân tất bật làm việc để kịp hoàn thành, đón khách dịp 30/4.
Mobile VerionPhiên bản di động