Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan

Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 nhóm giải pháp để thúc đẩy, nâng cao chất lượng nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác bền vững, hiệu quả và sử dụng nguồn tài nguyên nước liên quốc gia một cách công bằng, hài hòa, hợp lý, gắn kết, cùng có lợi, trên cơ sở tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương, bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước.

Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan - Ảnh 1.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị do Chính phủ Nhật Bản đăng cai tổ chức tại thành phố Kumamoto từ ngày 23-24/4 với sự tham dự của Nhà vua và Thủ tướng Nhật Bản, nhiều Nguyên thủ và Thủ tướng các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 6 nước ASEAN khác gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines và Thái Lan.

Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan - Ảnh 2.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thay mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và với tình cảm cá nhân gửi lời chúc sức khỏe và chúc mừng tốt đẹp tới Nhà vua Nhật Bản, các nhà lãnh đạo và các đại biểu tham dự Hội nghị.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh những tác động cộng hưởng chưa từng có của các thách thức mang tính toàn cầu như đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, đã và đang để lại những hệ lụy to lớn và nhiều mặt cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Thủ tướng khẳng định để chủ động ứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của những thách thức này, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, bao trùm và xuyên quốc gia, nhất là quá trình phục hồi sau đại dịch, nỗ lực của mỗi quốc gia là yếu tố then chốt, quyết định, nhưng hợp tác quốc tế là quan trọng và đột phá. Đây là những vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận và giải pháp toàn cầu, và tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương.

Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan - Ảnh 3.
Thủ tướng cũng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Kumamoto do Chính phủ Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất ba nhóm biện pháp để triển khai tại khu vực.

Thứ nhất, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế cởi mở, minh bạch, thực chất, cùng có lợi; cộng đồng quốc tế cùng thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết quốc tế về tài nguyên nước nhất là Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, Thỏa thuận Paris và cam kết tại COP26 về biến đổi khí hậu, Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai.

Thứ hai, đề nghị Nhật Bản và các nước phát triển quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ các nước đang phát triển về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, điều tra cơ bản và quy hoạch sử dụng nước nhằm quản lý hiệu quả, khai thác bền vững và phân bổ công bằng tài nguyên nước; ưu tiên quản lý bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái với các giải pháp thuận theo tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm công bằng công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.

Thứ ba, tăng cường hợp tác và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, cơ chế hợp tác về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới như Ủy hội sông Mekong quốc tế và các cơ chế hợp tác lưu vực sông khác; tập trung thúc đẩy các giải pháp toàn diện bao gồm chuyển đổi số, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh hợp tác công-tư, tăng cường quản trị nước thông minh…

Đối với Việt Nam, tài nguyên nước có nguy cơ suy giảm do khai thác quá mức, sự phát triển thuỷ điện quá tải ở nhiều nơi, cùng với đó là các tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng nước biển dâng. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn xác định nước là nguồn tài nguyên chiến lược, cần được quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, an toàn, đảm bảo vệ sinh, hiệu quả để thúc đẩy phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn và bền vững; bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; không đánh đổi an sinh xã hội và môi trường sống, an ninh nguồn nước để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác để quản lý, phát triển, bảo vệ và sử dụng bền vững và hiệu quả, cùng có lợi tài nguyên nước từ các dòng sông.

Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan - Ảnh 5.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của các đối tác quốc tế, trong đó có Nhật Bản và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong các dự án hợp tác phát triển hạ tầng tài nguyên nước và không làm thay đổi quá lớn về dòng chảy tự nhiên của các dòng sông, nhất là sông Mê Công. Thủ tướng cũng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Kumamoto do Chính phủ Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị.

Hội nghị Thượng đỉnh Nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto đưa ra tại Diễn đàn nước toàn cầu lần thứ 4 năm 2006, được tổ chức theo định kỳ 2-3 năm/lần và tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề nước, mục đích nhằm tạo diễn đàn để các nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức trong khu vực trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước.

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Tĩnh ký ghi nhớ với 25 nhà đầu tư, tổng vốn 219.000 tỉ đồng

Hà Tĩnh ký ghi nhớ với 25 nhà đầu tư, tổng vốn 219.000 tỉ đồng

Sáng 28/5, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội dự khai mạc Ngày hội Du lịch Văn hóa tỉnh Sơn La

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội dự khai mạc Ngày hội Du lịch Văn hóa tỉnh Sơn La

Tối 27/5, diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Du lịch Văn hóa tỉnh Sơn La với chủ đề "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới".
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp Phó Chủ tịch cấp cao của Tập đoàn Boeing- Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp Phó Chủ tịch cấp cao của Tập đoàn Boeing- Hoa Kỳ

Ngày 26/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với ông Steve Biegun, Phó Chủ tịch cấp cao của Tập đoàn Boeing, Hoa Kỳ.
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu được điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ

Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu được điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ

Phó bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Cần Thơ.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường bộ cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường bộ cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Chiều 28/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và thực hiện nghi thức khởi công xây dựng cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1).
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hà Giang phải xây dựng cơ chế, chính sách, mở đường cho phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hà Giang phải xây dựng cơ chế, chính sách, mở đường cho phát triển

Sáng 28/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè

Sáng 27/5, tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023.
Quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội được đưa vào Chuyên đề giám sát năm 2024

Quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội được đưa vào Chuyên đề giám sát năm 2024

Sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ 2015-2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Men Sam An

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Men Sam An

Chiều 26/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Campuchia đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh bằng tinh thần quyết liệt

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh bằng tinh thần quyết liệt

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Có một số kiến nghị chỉ giải quyết tạm thời, chưa dứt điểm

Có một số kiến nghị chỉ giải quyết tạm thời, chưa dứt điểm

Theo đại biểu Quốc hội, có một số kiến nghị chỉ được giải quyết một cách tạm thời, chưa dứt điểm, nên cử tri còn bức xúc, tiếp tục kiến nghị.
4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5

4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã có nhiều quy định cụ thể về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng.
Đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển

Đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển

Đây là một trong những mục tiêu đặt ra đến năm 2030 nhằm bảo đảm người khuyết tật, người có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng chất lượng...
Sáng 26/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Sáng 26/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Sáng 26/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Chủ tịch nước: Thanh niên làm việc gì cũng phải kiên trì, say mê

Chủ tịch nước: Thanh niên làm việc gì cũng phải kiên trì, say mê

Chiều 25/5, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt, động viên 75 thanh niên tiên tiến tiêu biểu làm theo lời Bác năm 2023 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.
Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 568/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An làm việc với tỉnh Quảng Ninh

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An làm việc với tỉnh Quảng Ninh

Ngày 25/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh.
Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi): Không nên luật hóa Liên đoàn Hợp tác xã

Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi): Không nên luật hóa Liên đoàn Hợp tác xã

Tại phiên thảo luận chiều 25/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa luật hóa các nội dung về Liên đoàn Hợp tác xã tại dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bám sát quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật.
Nhiều doanh nghiệp "kêu" thực hiện các thủ tục hành chính rất chậm

Nhiều doanh nghiệp "kêu" thực hiện các thủ tục hành chính rất chậm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, nhiều doanh nghiệp đang kêu ca, lo ngại về tình hình thực hiện các thủ tục hành chính rất chậm ở nhiều địa phương.
Đại biểu Quốc hội nêu 7 nhóm giải pháp để kinh tế bứt phá những tháng cuối năm

Đại biểu Quốc hội nêu 7 nhóm giải pháp để kinh tế bứt phá những tháng cuối năm

Phát biểu tại phiên họp tổ Quốc hội sáng 25/5, Đại biểu Quốc hội tin rằng, nếu có giải pháp đồng bộ, thì quý II, III, IV kinh tế có thể bứt phá.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nghệ An phải giàu có hơn, mạnh hơn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nghệ An phải giàu có hơn, mạnh hơn

Để xây dựng Nghệ An thành tỉnh khá của cả nước, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết mới về xây dựng, phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: "Sửa một cái hàng rào cũng chờ vốn đầu tư công"

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: "Sửa một cái hàng rào cũng chờ vốn đầu tư công"

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề xuất thí điểm dùng ngân sách chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, để thực hiện các dự án có tổng mức kinh phí dưới 15 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động