Nông sản Đắk Nông tìm đường vào siêu thị TP Hồ Chí Minh
Tinh hoa hàng Việt Nam 04/07/2022 07:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Công nghiệp chế biến: Nâng tầm giá trị nông sản Đắk Nông Xuất khẩu nông sản Đắk Nông: Tận dụng hiệu quả các FTA |
Tại Hội nghị chương trình kết giao thương giữa các đơn vị sản xuất giữa Sở Công Thương Đắk Nông, Sở Công Thương Hậu Giang, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hậu Giang và Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức mới đây, bà Hà Tiêu Thị Vy, xã viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Công nghệ cao xã Đắk Hà, tỉnh Đắk Nông cho biết, hầu hết các mặt hàng nông sản (cà tím, cải thảo, bắp cải, su su, củ cải...) của HTX đạt tiêu chuẩn VietGAP nhưng hiện chỉ tiêu thụ qua chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức với giá rất rẻ, chỉ từ 3.000 – 8.000 đồng/kg. Với mức giá này các xã viên không có lời nên rất muốn được các siêu thị nhập hàng, tăng giá trị cho sản phẩm.
![]() |
Bơ là một trong những loại trái nông sản cho giá trị cao của Đắk Nông |
Hiện nay, Đắk Nông là một trong 5 tỉnh Tây nguyên có các điều kiện để phát triển các loại cây trồng tạo ra những mặt hàng nông sản có năng suất và chất lượng cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện nay các loại nông sản tiêu biểu của tỉnh bao gồm các sản phẩm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, khoai lan, ngô và nhiều cây ăn trái như: xoài, bơ, sầu riêng….
Các loại cây trồng trên đã sản xuất ra một lượng hàng hóa lớn đảm bảo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, với đặc thù là một tỉnh có điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, hệ thống kênh phân phối hiện đại nhỏ lẻ, sức tiêu thụ tại địa phương còn thấp trong khi đó sản lượng từ cây trồng của tỉnh tương đối lớn cà phê 350 ngàn tấn, tiêu 60 ngàn tấn, điều 20 ngàn tấn các loại cây ăn trái như bơ 14 ngàn tấn, xoài 6000 tấn.
“Mặc dù sản phẩm nông nghiệp của Đắk Nông rất đa dạng về chủng loại, có chất lượng cao, tuy nhiên đầu ra hiện nay không ổn định, chưa kết nối được với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản, chưa khẳng định được thương hiệu trên thị trường cũng như cầu nối đầu ra bền vững cho người nông dân. Nông sản của tỉnh vào được hệ thống siêu thị nói chung và Saigon Co.op nói riêng rất ít” - Phó Giám đốc Sở Công Thương Đắk Nông bày tỏ.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất chế biến đã giới thiệu nhiều sản đặc trưng, tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Nông, Hậu Giang với các hệ thống phân phối tại TP. Hồ Chí Minh. Tiêu biểu như HTX Ông Tám tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông giới thiệu các loại trái cây như xoài, dưa lưới, dưa lê được trồng theo quy trình ứng dụng công nghệ cao; HTX Bơ Đồng Lợi giới thiệu nhiều giống bơ đặc sản của tỉnh Đắk Nông; Công ty TNHH Vương Anh giới thiệu các sản phẩm hạt điều, hạt mắc ca...
Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho rằng, nhu cầu các loại nông sản tại thị trường TP. Hồ Chí Minh vẫn rất lớn. Tuy nhiên khâu tổ chức tại các địa phương khiến việc lưu thông, phân phối chưa thuận lợi. Có doanh nghiệp muốn mua một container bưởi da xanh một ngày mà phải liên hệ với hàng trăm nhà vườn.
“Các siêu thị phải lựa chọn hàng hóa tốt nhất, chất lượng nhất để đưa lên quầy kệ; do đó, siêu thị luôn đòi hỏi sản phẩm đưa vào phải có thương hiệu. Việc nhận sản phẩm mới vào bán trong siêu thị dĩ nhiên có nhiều khó khăn, điều kiện khắt khe về giá cả, chất lượng, cách thức giao hàng… Các nhà cung cấp cũng phải tính toán đầu tư, có giải pháp thì mới đưa hàng vào siêu thị hiệu quả”, ông Phương nói.
Đáng chú ý, trong chương trình kết giao thương đã có 17 hợp đồng nguyên tắc, biên bản ghi nhớ giữa các đơn vị sản xuất và tiêu thụ được ký kết. Đây là cơ hội mở ra kênh tiêu thụ hiệu quả cho nông sản Đắk Nông trong thời gian tới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hà Nam: Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại thị trường trong nước

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2023

Hà Nội: 150 sản phẩm, dịch vụ đạt bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2023

Tuyên Quang: Xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Yên Sơn

Thái Nguyên: Nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa
Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Đưa hàng Việt về miền núi huyện Mang Yang

Khai trương Điểm bán hàng Việt Nam tại Lạng Sơn và Phú Thọ

Thanh Hóa: Trưng bày 200 gian hàng các sản phẩm về nông sản, thực phẩm an toàn của 7 tỉnh, thành phố

Nâng cao tỷ lệ hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Thái Nguyên: Đưa hàng Việt về miền núi xã Phú Lương

Đưa hàng Việt về miền núi Thái Nguyên: Lan toả hàng Việt về vùng khó khăn

Thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt trong tình hình mới tại tỉnh An Giang

Đưa hàng Việt về miền núi tại xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên, Hà Giang

Kho giao hàng Đồng Hới: Nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt

Quảng bá sản phẩm thế mạnh của Hải Dương đến với người tiêu dùng

Quảng Ninh: Đưa hàng Việt về huyện Ba Chẽ

TP. Hồ Chí Minh liên kết với hơn 40 tỉnh, thành, đưa nông sản vùng miền lên kệ siêu thị

Khánh Hòa: Khai mạc Phiên chợ kết nối, tiêu thụ nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn năm 2023

Gần 30 gian hàng giới thiệu sản phẩm của 18 doanh nghiệp tỉnh Thái Bình

Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Khơi dậy niềm tự hào trong sản xuất, tiêu dùng hàng Việt

"Măng cụt Bảo Lộc" được cấp nhãn hiệu độc quyền

Thái Bình: Đa dạng giải pháp xúc tiến tiêu thụ hàng Việt

TS Nguyễn Minh Phong: Sự phủ sóng và uy tín của hàng Việt Nam ngày càng nâng cao

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho dừa sáp Trà Vinh
