Chủ nhật 11/05/2025 14:30

Nông dân phấn khởi khi giá nhiều loại hải sản tăng cao

Nông dân nuôi trồng thủy sản, hải sản ở vùng ngập mặn trong tỉnh Trà Vinh đang phấn khởi vì giá nhiều loại thủy sản không ngừng tăng cao từ đầu tháng 4 đến nay.

Bà Nguyễn Thị Thu, chủ đại lý thu mua hải sản ở chợ Trà Vinh cho biết, giá các loại hải sản từ đầu tháng 4 đã bắt đầu tăng với mức bình quân từ 20.000 – 30.000 đồng/kg tùy theo chất lượng và loại hải sản. Nguyên nhân giá hải sản tăng cao chủ yếu là do nhu cầu lượng hải sản tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh tăng mạnh. Trong khi đó hiện tại Trà Vinh và các tỉnh ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu đang ở thời điểm cuối mùa vụ nuôi trồng nên cung không đủ cầu. Hầu hết các loại hải sản có giá cao chủ yếu là sản phẩm loại I, tươi sống phục vụ cho các nhà hàng lớn.

Giá các loại hải sản từ đầu tháng 4 bắt đầu tăng cao. Ảnh minh họa: TTXVN

Hiện, giá tôm sú sáng ngày 9/4 loại từ 10-12 con/kg có giá 350.000 đồng/kg; loại 20 con/kg giá 295.000 đồng/kg và loại 30 con/kg giá 225.000 đồng/kg; giá tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg có giá 170.000 đồng/kg, loại 50 con/kg có giá 130.000 đồng/kg; cua biển loại I từ 1-2 con/kg có giá 238.000 đồng/kg; cua gạch loại 3 con/kg có giá từ 380.000 – 400.000 đồng/kg; sò huyết loại 40 – 50 con/kg có giá 90.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Chi Cục Trưởng Chi cục Thuỷ sản Trà Vinh, nguồn cung ứng một số loại hải sản, như: tôm sú, tôm thẻ, cua biển, sò huyết trong tỉnh Trà Vinh hầu hết của nông dân thu hoạch từ mô hình nuôi quảng canh với đa dạng con nuôi xen canh. Bởi, hiện nay là thời điểm nông dân vùng ngập mặn đang tập trung cải tạo ao hồ để bắt đầu vụ nuôi tôm, nuôi cua biển, sò huyết của năm 2021.

Từ nhiều năm nay, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Trà Vinh, ngành nông nghiệp tỉnh đã tiến hành giao khoán 5.120 ha rừng ngập mặn trong tổng diện tích hơn 9.160 ha rừng của toàn tỉnh để người dân bảo vệ và sản xuất mô hình rừng – tôm để có thu nhập nâng cao cuộc sống. Bên cạnh đó, tại các huyện ven biển như: Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải, có hơn 4.000 ha rừng – tôm do người dân tự trồng để kết hợp nuôi tôm sú sinh thái (quảng canh).

Đây là mô hình đem lại hiệu quả bền vững, bảo vệ được môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu. Bình quân 1 ha sản xuất kết hợp theo tỷ lệ 40 % diện tích rừng và 60% diện tích mặt nước xen canh nuôi tôm sú, cua biển, vọp, sò huyết, mỗi năm cho hộ nông dân mức thu nhập khoảng 70 triệu đồng.

baotintuc.vn

Tin cùng chuyên mục

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Hải Phòng: Ấm lòng ‘Bữa cơm đoàn kết’ mừng 70 năm giải phóng

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng