Nóng chuyện thoái vốn

Câu chuyện thoái vốn đang được quan tâm đặc biệt sau những chỉ đạo quyết liệt vừa mang tính nguyên tắc cao, vừa cụ thể của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Chuyện gần, chuyện xa của thoái vốn đang đặt cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhiều sự lựa chọn sống còn khi sức nóng từ các thỏa ước thương mại ngày càng lan tỏa.
Nóng chuyện thoái vốn
Vinamilk - bài học về thoái vốn thành công ở Việt Nam

Câu chuyện “của đau con xót”

Số liệu mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, 8 tháng đầu năm 2016, cả nước đã thoái vốn được 2.921 tỷ đồng, thu về 5.767 tỷ đồng. Thế nhưng so với số tiền thoái vốn được trông đợi của cả năm 2016 là khoảng 14.500 tỷ đồng thì số tiền trên là quá khiêm tốn. Ông Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Khoa học tài chính (Bộ Tài chính) - cho rằng, câu chuyện “của đau con xót” đã trở thành một nguyên nhân khó bỏ qua khi xem xét câu chuyện thoái vốn của các DN trong diện phải thoái. Theo ông Độ, các DN trước đây ném tiền đầu tư vào ngân hàng, bất động sản giờ phải chứng kiến giá cổ phiếu, giá dự án đi xuống hoặc trở về đúng giá trị thực. Nhiều DN cố nấn ná để chờ giá lên hoặc phục hồi ở mức nào đó với hy vọng gỡ gạc chút ít về vốn đã làm chậm tiến trình thoái vốn.

Tại nhiều cuộc họp công bố các báo cáo cập nhật kinh tế thế giới và khu vực, liên quan đến Việt Nam, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng châu Á (ADB) đều khuyến cáo, đã đến lúc các DN Việt Nam không thể trì hoãn việc thoái vốn nếu như muốn tăng khả năng cạnh tranh xét về ngắn hạn và có được một chỗ đứng trên thị trường trong dài hạn.

Nhưng DN nhỏ và DN lớn ai sẽ đặt chân trước trong tiến trình thoái vốn? Theo một số chuyên gia kinh tế, nên để các DN “yếu” thoái trước, doanh nghiệp “khỏe” thoái sau. Lời khuyên này cũng được ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) chia sẻ. Ông Tiến cho rằng, với các DN “khỏe” như Vinamilk, Sabeco, Habeco, phải kêu gọi cả nhà đầu tư nước ngoài tham gia, vì giá trị “khủng” khiến các nhà đầu tư trong nước khó “kham” được. “Những ông lớn này phải thoái vốn dần dần để thị trường hấp thụ được và thăm dò thị trường, bảo đảm lợi ích nhà nước thu được cao nhất” - ông Tiến nói.

Câu chuyện mua bán và đấu giá khách sạn Kim Liên mới đây đã cho thấy một khía cạnh khác của câu chuyện thoái vốn xét về cả xa lẫn gần. Được chào bán với giá 112 tỷ đồng, thế nhưng người thắng cuộc trong trận chiến đấu giá khu đất mà khách sạn Kim Liên tọa lạc đã phải bỏ ra trên 1.000 tỷ đồng để có được quyền sử dụng sở hữu khu đất này. Lâu nay quyền được thuê đất vì lý do nào đó vô tình hay hữu ý, nhiều trường hợp đã không được tính vào tài sản DN khi thoái vốn. Như vậy phần địa tô chênh lệch, một khoản tiền rất đáng kể đã bị mất đi trong giá trị cổ phần hóa DN.

Về đâu các thương hiệu lớn?

Điểm yếu cố hữu của nhiều DN Việt Nam kể cả DN lớn là nhiều trường hợp đổ mồ hôi, sôi nước mắt có được một thương hiệu, thế nhưng khi tính toán giá trị DN thì việc cân đo giá trị của thương hiệu lại bị khuất lấp, thậm chí là bị bỏ qua giữa bề bộn vấn đề trước khi lên đường thoái vốn.

Câu chuyện của Hà Nội mới đây có thể xem là một ví dụ điển hình. Là trung tâm kinh tế của đất nước, những thương hiệu lớn mà công nghiệp và thương mại Hà Nội có được không chỉ của riêng Hà Nội mà còn là của kinh tế cả nước. Theo kế hoạch sắp xếp lại “đội hình” DN nhà nước của Hà Nội công bố tại Văn bản 5318/UBND-KT ngày 13/9/2016 của UBND TP. Hà Nội, thành phố sẽ cổ phần hóa 16 DN 100% vốn nhà nước. Bên cạnh đó theo Kế hoạch số 168/KH-UBND, Hà Nội sẽ thoái hết vốn tại 96 DN nhà nước với số tiền lên đến gần 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên khi đọc các văn bản này, người ta chưa thấy các giải pháp “bảo trọng” cho các thương hiệu từng làm nên bản sắc của kinh tế Hà Nội như Dệt Minh Khai, Công ty Thống Nhất Hà Nội, Dệt 19/5, Giày Thượng Đình, Giày Thụy Khuê, Xích líp Đông Anh, Kim khí Thăng Long, Hanel... Trong khi đó, đây cũng chính là những thương hiệu “sống sót” qua các thăng trầm của cạnh tranh kinh tế trong hàng chục năm qua.

Trong nhiều cuộc họp Chính phủ, mặc dù rất kiên quyết trong việc yêu cầu các DN, đặc biệt là DN lớn phải thoái vốn, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng rất trăn trở phải làm sao để giữ được các thương hiệu lớn của đất nước. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC – chia sẻ, Chính phủ sẽ có chính sách khác nữa để giữ vững giá trị thương hiệu lớn sau khi nhà nước thoái vốn.

Cùng mối quan tâm giữ thương hiệu sau thoái vốn, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại (Hapro) Vũ Thanh Sơn và Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện Trần Phú Đỗ Thị Thu Trà đều cho rằng, nếu lộ trình thoái vốn không sát thì ngay cả một thương hiệu lớn cũng trở thành một thương hiệu yếu. Mối lo của hai vị lãnh đạo DN lớn của Hà Nội cũng là mối lo chung của nhiều DN là làm sao tìm được nhà đầu tư có tâm, có tầm để đưa thương hiệu của họ có tầm vóc mới sau khi thoái vốn.

Liên quan đến việc thoái vốn nhưng không để “thoái” thương hiệu, các chuyên gia đang nhấn mạnh đến cây gậy pháp lý, đó là phương thức “cổ đông vàng”. Theo đó, cổ đông vàng có thể chỉ nắm cổ phần mang tính tượng trưng, nhưng nếu muốn thay đổi thương hiệu phải được cổ đông vàng thông qua. Trước khi bán cổ phần, nhà nước vẫn nắm chi phối nên có quyền xây dựng điều lệ công ty sau cổ phần hóa, nên hoàn toàn có quyền đưa phương thức cổ đông vàng vào điều lệ. Khi đó, nhà đầu tư nào muốn mua thì phải chấp nhận bản điều lệ này. Hoặc theo Luật Doanh nghiệp, chỉ cần nhà nước còn nắm giữ 35% vốn điều lệ là có quyền phủ quyết bất kể quyết định lớn nào đưa ra, từ chiến lược tới thương hiệu.

Thoái vốn đừng thoái thương hiệu!

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi ngắn với PGS - TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - xung quanh vấn đề giữ thương hiệu trong lộ trình thoái vốn.

Nóng chuyện thoái vốn

Theo ông, đâu là triết lý của việc gìn giữ các thương hiệu mạnh trong lộ trình thoái vốn ở Việt Nam hiện nay?

Thương hiệu không chỉ là một cái tên mà trước hết là giá trị của một sản phẩm, dịch vụ. Ở một tầm cao hơn, thương hiệu còn gắn với tên tuổi một quốc gia. Nếu một sản phẩm, dịch vụ đã có thương hiệu rồi thì phải giữ cho bằng được. Tôi cho rằng, trong tiến trình thoái vốn, nhà đầu tư khi tiếp nhận một thương hiệu tốt sẽ không dại gì mà vứt bỏ thương hiệu đó. Bởi có được một thương hiệu tốt và mạnh là một việc vô cùng tốn kém.

Giải pháp nào cho hai mục tiêu: thoái được vốn mà vẫn giữ được thương hiệu?

Trên nền kinh tế thị trường, mọi yếu tố đều được lượng hóa thành giá cả. Thương hiệu cũng vậy. Có thể có người nghĩ rằng, nên dùng giải pháp hành chính để duy trì một thương hiệu nào đó, ví dụ như chấp nhận giá của thương hiệu lên xuống trong một mức độ để đánh đổi việc giữ một thương hiệu nào đó trong vòng 10 năm. Tôi cho như vậy là không nên. Thương hiệu trước hết là một giá trị, hãy để nó được chuyển thành giá. Thị trường sẽ làm tốt công việc này. Tôi cho rằng, thị trường luôn thông minh hơn chúng ta nghĩ.

Xin cảm ơn ông!

Quang Lộc (Thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Petrolimex tiếp tục phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu

Petrolimex tiếp tục phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu

Tại TP. Hồ Chí Minh, diễn ra Lễ ký kết hợp đồng thuê cửa hàng giữa Công ty TNHH Thương mại Năng lượng Đông Sài Gòn và 3 đơn vị thành viên của Petrolimex.
Quan tâm đến đời sống người lao động

Quan tâm đến đời sống người lao động

Những năm vừa qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp để chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động
Cảng Chu Lai - Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai - Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

THILOGI đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản
Công ty bảo hiểm FWD giành cú đúp giải thưởng trong nước lẫn quốc tế về dịch vụ

Công ty bảo hiểm FWD giành cú đúp giải thưởng trong nước lẫn quốc tế về dịch vụ

Công ty bảo hiểm nhân thọ FWD vừa giành cú đúp giải thưởng trong nước và quốc tế nhờ mang đến nhiều cải tiến với trải nghiệm khác biệt cho khách hàng.
Hành trình khác biệt giúp Coca-Cola khẳng định cam kết phát triển bền vững

Hành trình khác biệt giúp Coca-Cola khẳng định cam kết phát triển bền vững

Tại Hội nghị Phát triển nền kinh tế mới, Coca-Cola đã gợi lên nhiều cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp trước xu thế chuyển dịch tất yếu theo hướng bền vững.

Tin cùng chuyên mục

BamBoo Capital (BCG): Doanh thu và lợi nhuận quý 1/2024 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ

BamBoo Capital (BCG): Doanh thu và lợi nhuận quý 1/2024 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ

Hết quý 1/2024, BCG ghi nhận doanh thu thuần đạt 985,4 tỷ đồng, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý 1 đạt 98,2 tỷ đồng
Ngành điện Thừa Thiên Huế: Xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn

Ngành điện Thừa Thiên Huế: Xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn

PC Thừa Thiên Huế phối hợp với chính quyền địa phương khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Công đoàn EVNCPC động viên người lao động PC Quảng Bình

Công đoàn EVNCPC động viên người lao động PC Quảng Bình

Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Trung cùng đoàn công tác đã đến động viên, tặng quà người lao động PC Quảng Bình.
PC Quảng Bình: Đẩy mạnh công tác phòng chống trộm cắp điện

PC Quảng Bình: Đẩy mạnh công tác phòng chống trộm cắp điện

Tính đến hết quý I năm 2024, toàn PC Quảng Bình đã thực hiện 6.541 lượt kiểm tra ngày đêm, phát hiện và xử lý 213 vụ vi phạm sử dụng điện, truy thu 2.298 kWh.
EVNCPC bảo đảm cung cấp điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 1/5

EVNCPC bảo đảm cung cấp điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 1/5

Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đảm bảo nguồn cung điện ổn định và an toàn cho hơn 4,7 triệu khách hàng trong dịp lễ quan trọng.
Dây cáp điện CADI-SUN khẳng định chất lượng sản phẩm trên các công trình

Dây cáp điện CADI-SUN khẳng định chất lượng sản phẩm trên các công trình

Với hệ thống dây chuyền, thiết bị hiện đại được đầu tư đồng bộ, sản phẩm dây và cáp điện CADI-SUN có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập.
Phát động Giải thưởng thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ 2024

Phát động Giải thưởng thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ 2024

Giải thưởng thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ 2024 vừa được Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ phát động.
Công Viên Ánh Sáng Đồi Rồng - điểm nhấn độc đáo lần đầu xuất hiện tại Hải Phòng

Công Viên Ánh Sáng Đồi Rồng - điểm nhấn độc đáo lần đầu xuất hiện tại Hải Phòng

Trong dịp lễ 30/4 & 1/5/2024 tại Hải Phòng thành phố cảng sôi động lần đầu tiên xuất hiện Công viên Ánh Sáng Đồi Rồng tại Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng
Chiếc điện thoại siêu bảo mật thu hút giới thượng lưu Việt Nam sau loạt lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng

Chiếc điện thoại siêu bảo mật thu hút giới thượng lưu Việt Nam sau loạt lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng

Người dùng liên tục bị tấn công mã hoá dữ liệu. Giới thượng lưu, giới doanh nhân Việt lập tức có động thái nâng cấp điện thoại để đề phòng rủi ro.
Doanh thu của Tập đoàn thời trang Tây Ban Nha Inditex tăng trưởng ngoạn mục

Doanh thu của Tập đoàn thời trang Tây Ban Nha Inditex tăng trưởng ngoạn mục

Tập đoàn thời trang Tây Ban Nha Inditex đã công bố kết quả tăng trưởng doanh thu ấn tượng 10,4%.
AB InBev vững bước trên hành trình hướng tới tương lai có nhiều niềm vui hơn

AB InBev vững bước trên hành trình hướng tới tương lai có nhiều niềm vui hơn

AB InBev nhận giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 3 liên tiếp với Giải thưởng Doanh nghiệp đóng góp tích cực cho các hoạt động bền vững.
Doanh nghiệp có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu tại Việt Nam chiếm 51%

Doanh nghiệp có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu tại Việt Nam chiếm 51%

Tại Việt Nam, hiện hơn 20% chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ là phụ nữ, 51% doanh nghiệp có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu, cao hơn so với các quốc gia khác.
Thị trường trang sức vẫn còn tiềm năng

Thị trường trang sức vẫn còn tiềm năng

Thị trường trang sức vẫn còn tiềm năng bởi kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện để người tiêu dùng chi tiêu cho trang sức.
VitaDairy và Kpmg Việt Nam ký kết hợp tác khởi động dự án chuyển đối số V - UP

VitaDairy và Kpmg Việt Nam ký kết hợp tác khởi động dự án chuyển đối số V - UP

VitaDairy cùng đối tác chiến lược KPMG và SAP chính thức khởi động dự án V-UP với mục tiêu chuyển đổi số, ứng dụng IFRS với giải pháp SAP S/4 HANA Cloud.
Petrolimex hỗ trợ 5 tỷ đồng xây dựng 100 căn nhà tại Trà Vinh

Petrolimex hỗ trợ 5 tỷ đồng xây dựng 100 căn nhà tại Trà Vinh

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex vừa trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Giải pháp quyết liệt, đồng bộ mang lại mức tăng trưởng hiệu quả cho VIMC

Giải pháp quyết liệt, đồng bộ mang lại mức tăng trưởng hiệu quả cho VIMC

Ngày 16/4/2024, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024.
PVCFC đồng hành cùng thịnh vượng phát triển tại Campuchia

PVCFC đồng hành cùng thịnh vượng phát triển tại Campuchia

Đoàn công tác của PVCFC đã giới thiệu thế mạnh thương hiệu và phổ biến chính sách xúc tiến bán hàng của bộ sản phẩm Phân bón Cà Mau.
Nền tảng tuyển dụng miễn phí job3s.vn nhận Giải thưởng Sao Khuê 2024

Nền tảng tuyển dụng miễn phí job3s.vn nhận Giải thưởng Sao Khuê 2024

Nền tảng tuyển dụng job3s.vn đã xuất sắc vượt qua nhiều sản phẩm của các tập đoàn lớn để giành được Giải thưởng Sao Khuê 2024 thuộc lĩnh vực A-IoT.
5 đề xuất, 3 kiến nghị giảm khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

5 đề xuất, 3 kiến nghị giảm khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội đưa ra 5 đề xuất và 3 kiến nghị nhằm giảm khó khăn cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Supe Lâm Thao tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

Supe Lâm Thao tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

Ngày 11/4/2024, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động