Nới room tín dụng, dòng tiền có chảy vào "lĩnh vực nóng"?

Liên tục các phiên họp Chính phủ thường kỳ gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức nêu rõ yêu cầu nâng mức tăng trưởng tín dụng năm nay từ dự kiến khoảng 18% ban đầu lên 21-22%.
Nới room tín dụng, dòng tiền có chảy vào

Và cũng theo thông tin đưa ra tại buổi họp báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 30/8, tính đến ngày 21/8, tín dụng đối với nền kinh tế đã tăng 10,06% so với tháng 12/2016. Mặc dù đạt mức cao nhất cùng kỳ những năm gần đây nhưng so với định hướng 21-22% nói trên, tăng trưởng tín dụng qua 8 tháng mới chỉ thực hiện được một nửa.

Như vậy, 4 tháng còn lại, hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ phải dồn tăng nguồn tiền cho vay ít nhất bằng tốc độ của cả 8 tháng qua.

Xin tăng room tín dụng

Để đáp ứng nhu cầu này, một số ngân hàng đã sử dụng gần hết room tín dụng cả năm đang làm đơn xin Ngân hàng Nhà nước nới thêm vì nhiều nhà băng đã sử dụng gần cạn chỉ tiêu tín dụng được Ngân hàng Nhà nước giao đầu năm nay (từ 14-16%).

Lãnh đạo VIB cho biết, ngân hàng này đã gửi văn bản lên Ngân hàng Nhà nước để xin cấp thêm "quota" tín dụng và giờ đang chờ xem được phê duyệt tăng bao nhiêu. Ngân hàng này đang kỳ vọng có thêm dư địa để cho vay trong thời gian tới, nhất là dịp cuối năm.

Đại diện ACB cũng cho hay, ngân hàng đã sử dụng hơn một nửa room tín dụng và đang chờ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho nới thêm so với chỉ tiêu ban đầu là 16% cho cả năm 2017.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank cũng cho biết, ngân hàng cũng vừa gửi văn bản xin nới room tín dụng và đang chờ kết quả. Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngân hàng này, room tăng trưởng tín dụng nên tùy thuộc vào cơ cấu, quy mô ngân hàng. Bởi, với những ngân hàng quy mô lớn, chỉ cần "nới" 1% tăng trưởng tín dụng có thể tương đương với 10% tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, không phải các ngân hàng cứ xin là được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, bởi nhà điều hành còn phải cân đối chung trong toàn ngành nếu không kiểm soát chặt, dòng vốn bơm ra sẽ lại đổ vào các lĩnh vực “nóng” như bất động sản, chứng khoán.

Hiện nhiều ngân hàng đang mong ngóng room tín dụng. Bởi những tháng cuối năm là khoảng thời gian nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao do vào mùa kinh doanh cao điểm cuối năm cũng như chi tiêu của người dân tăng mạnh. Đây cũng là cơ hội cho ngân hàng mở rộng thị phần tín dụng, tăng thu lợi nhuận lớn.

Đề phòng tăng trưởng nóng

Ngân hàng Nhà nước vừa sớm phát tín hiệu ra thị trường khi đưa dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo quy định hiện nay thì đến 1/1/2018, các tổ chức tín dụng phải giảm tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn xuống còn 40%, sau khi đã thực hiện giảm giới hạn từ 60% xuống 50% từ đầu năm 2017. Nhưng theo dự thảo trên, việc giảm giới hạn sẽ được giãn ra trong hai năm. Cụ thể, giảm từ 50% xuống 45% từ đầu năm 2018, sau đó tiếp tục giảm xuống 40% từ năm 2019.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước giải thích, việc điều chỉnh này nhằm góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm nay của Chính phủ. “Việc điều chỉnh giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giúp các ngân hàng có thêm thời gian để cơ cấu lại nguồn vốn huy động cũng như nắn dòng vốn đi vào các lĩnh vực sản xuất mang tính trung và dài hạn,” Ngân hàng Nhà nước giải thích.

Các chuyên gia Công ty Chứng khoán Sài Gòn (HSC) nhận định: “Ngân hàng Nhà nước có lẽ đã nhận ra rằng mục tiêu điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 50% xuống 40% trước cuối năm nay là khó khả thi.”

Thực tế, tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2017 diễn ra cuối tháng Năm vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, hiện vốn trung dài hạn chỉ chiếm 13%-15% tổng huy động trong khi cho vay trung dài hạn lại chiếm tới 53%-55% tổng cho vay.

Tín dụng hiện tăng 10,06% so với đầu năm, do đó dư địa tăng trưởng còn rất lớn. Các chuyên gia lo ngại việc bơm lượng vốn lớn cấp tập để đạt mức tăng trưởng 21%-22% sẽ dẫn đến rủi ro lạm phát và nợ xấu, đặc biệt dòng tiền có thể sẽ chảy vào chứng khoán và bất động sản.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, việc đẩy tăng trưởng tín dụng lên cao sẽ cần huy động thêm một nguồn tiền lớn, nếu vậy lãi suất sẽ khó giảm và chưa chắc đã tạo nên được tác dụng tăng tổng cầu an toàn, thậm chí có thể dẫn đến lạm phát cao hơn trong những năm tiếp theo. Do đó chuyên gia đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần cân nhắc, tính toán thận trọng.

Dù vậy, với mức tăng trưởng như hiện nay, theo đánh giá của tiến sỹ Nguyễn Thị Mùi, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 21-22% cũng dễ đạt được. Tuy nhiên, theo bà Mùi, tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tăng trưởng. Bà Mùi cũng đặt câu hỏi, tăng trưởng vào đâu để hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế vì trên thực tế, tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm vẫn tăng khá chậm.

Điều này cũng đã được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng không nên quá lo lắng bởi hiện Ngân hàng Nhà nước đang kiểm soát rất chặt dư nợ tín dụng các lĩnh vực thông qua việc liên tục yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo số liệu. Ngay cả với lĩnh vực ưu tiên là gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao, cũng không có chuyện ồ ạt cho vay bằng mọi giá.

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã liên tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng bảo đảm cân đối nguồn vốn, kiểm soát dòng vốn đi đúng hướng vào lĩnh vực kinh doanh và kiểm soát chặt dòng tiền để tránh đi vào những lĩnh vực rủi ro cao, như bất động sản, dự án BOT.

Theo TTXVN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin mới nhất

BIDV và EXIM Thái Lan đẩy mạnh hợp tác toàn diện

BIDV và EXIM Thái Lan đẩy mạnh hợp tác toàn diện

Ngày 16/05/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thái Lan) đã trao Thỏa thuận hợp tác toàn diện
VietinBank quý I/2025: Bước tiến vững chắc trong hiệu quả kinh doanh và chuyển đổi số

VietinBank quý I/2025: Bước tiến vững chắc trong hiệu quả kinh doanh và chuyển đổi số

Chiều ngày 15/05/2025, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức Hội nghị cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2025.
FPT Retail hợp tác cùng Vietcombank triển khai mô hình đại lý thanh toán

FPT Retail hợp tác cùng Vietcombank triển khai mô hình đại lý thanh toán

FPT Retail và Vietcombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai mô hình đại lý thanh toán.
Từ nhu cầu vốn đến quản trị dòng tiền, SME có thêm trợ lực từ gói giải pháp VIB Business

Từ nhu cầu vốn đến quản trị dòng tiền, SME có thêm trợ lực từ gói giải pháp VIB Business

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã giới thiệu gói giải pháp VIB Business - hệ sinh thái tài chính số toàn diện dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Nhiều quy định mới về phòng chống rửa tiền

Nhiều quy định mới về phòng chống rửa tiền

Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo thông tư bổ sung các quy định mới về phòng chống rửa tiền.

Tin cùng chuyên mục

Luật hóa nợ xấu: Đặt nền móng pháp lý cho niềm tin tín dụng

Luật hóa nợ xấu: Đặt nền móng pháp lý cho niềm tin tín dụng

Việc luật hóa xử lý nợ xấu nhằm thể chế hóa Nghị quyết 42, tạo hành lang pháp lý thống nhất, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng.
Ngân hàng chuyển đổi số sẵn sàng cho kỷ nguyên AI

Ngân hàng chuyển đổi số sẵn sàng cho kỷ nguyên AI

Nam A Bank, Microsoft Việt Nam và Công ty Sun Việt (SVTECH) vừa ký kết hợp tác đánh dấu bước ngoặt trong hành trình chuyển đổi số toàn diện.
Ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ để đón chuẩn Basel III

Ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ để đón chuẩn Basel III

Trong năm 2025, đã có hơn 20 ngân hàng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ với tổng mức tăng thêm gần 167.000 tỷ đồng.
WFIS 2025 vinh danh hai lãnh đạo công nghệ của Techcombank dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của ngân hàng

WFIS 2025 vinh danh hai lãnh đạo công nghệ của Techcombank dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của ngân hàng

Techcombank lập cú đúp tại WFIS 2025 với hai giải thưởng công nghệ danh giá, khẳng định vai trò tiên phong trong đổi mới và an ninh mạng khu vực.
Khai trương phòng chờ Techcombank Private Lounge

Khai trương phòng chờ Techcombank Private Lounge

Techcombank vừa chính thức ra mắt không gian Techcombank Private Lounge đầu tiên tại sân bay Nội Bài, dành riêng cho Hội viên Private và Priority.
Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương ban hành Kết luận thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng.
Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Nhu cầu vốn lớn nhưng thiếu cơ chế rõ ràng, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp miền Trung chưa tiếp cận được nguồn tín dụng xanh.
Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức Hội nghị kết nối nhà đầu tư, triển khai chính sách tín dụng Nhà nước vào ngày 17/5/2025.
Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

VPBank vừa chính thức ra mắt không gian phòng chờ sân bay cao cấp riêng biệt tại ga quốc nội T3 – nhà ga nội địa lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Techcombank giành Giải Vàng cho Việt Nam tại APAC Stevie Awards 2025 ở hạng mục “Sáng tạo tiếp thị đa kênh”, cùng 2 giải bạc về thương hiệu và market xuất sắc.
Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

Việc triển khai mô hình đại lý thanh toán thông qua Quỹ tín dụng nhân dân giúp ngân hàng tối ưu hóa vận hành và tiết kiệm chi phí.
Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Gói vay 45.000 tỷ đồng từ VIB với lãi suất ưu đãi, trả nợ linh hoạt giúp người trẻ dễ dàng tiếp cận nhà ở, hiện thực hóa giấc mơ an cư.
Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Các ngân hàng thương mại chuyển kinh phí về các địa phương với tổng số tiền giải ngân đạt khoảng 972 tỷ đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Hiện, mới chỉ có 1 - 2% khu công nghiệp của Việt Nam là khu công nghiệp xanh. Cần thúc đẩy mạnh mẽ tín dụng xanh để mở đường cho xanh hóa khu công nghiệp.
Từng bước gỡ

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Sở hữu chéo là một trong những "điểm nghẽn" cản trở quá trình lành mạnh hóa thị trường tài chính - ngân hàng.
VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIB phối hợp với đối tác Visa và VNPAY giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Bac A Bank chính thức triển khai chương trình “Phí siêu sốc - Tăng tốc kinh doanh” với mong muốn hỗ trợ các khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ phối hợp với các bộ, ngành để tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút tiền gửi để đảm bảo đủ nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, một số ngân hàng còn tìm nguốn vốn từ các định chế tài chính quốc tế.
Mobile VerionPhiên bản di động