Nới lỏng chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu giảm tốc, việc nới lỏng chính sách tài khóa đang được tích cực triển khai để kích thích kinh tế tăng trưởng.
Chọn kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024 Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Năm 2023 sẽ miễn, giảm, giãn khoảng 200.000 tỷ đồng tiền thuế

Chính sách tài khóa là hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào nền kinh tế để đạt được các mục tiêu tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, bình ổn giá tiêu dùng... Chính sách tài khóa chủ yếu được thực hiện thông qua công cụ thuế, chính sách chi tiêu từ ngân sách nhà nước, trong đó có chính sách đầu tư công. Trong bối cảnh kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, Nhà nước sẽ giảm thuế, tăng chi tiêu đầu tư công để kích thích kinh tế tăng trưởng, gọi là nới lỏng chính sách tài khóa. Ngược lại, khi nền kinh tế đang ở tình trạng lạm phát, Nhà nước sẽ tăng thuế, giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, gọi là thắt chặt chính sách tài khóa.

Nới lỏng chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Thi công dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Ảnh: Đình Huy

Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua đang gặp nhiều khó khăn do tác động đa chiều của cả thị trường quốc tế, sự đứt gãy các chuỗi cung ứng truyền thống và của dòng vốn đầu tư, cộng với phát tác từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế trong nước. Vì thế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta những tháng đầu năm bị ảnh hưởng tiêu cực, thấp hơn mức tăng cùng kỳ của nhiều năm gần đây. Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, nhiều nước tiếp tục rơi vào tình trạng đình lạm (tăng trưởng đình đốn, lạm phát tăng cao), mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn được coi là tích cực, được ví là tông màu sáng hiếm hoi trong bức tranh chung của kinh tế thế giới có tông màu xám là chủ đạo. Tuy nhiên, mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong nửa đầu năm 2023 cũng tạo ra những khó khăn rất lớn trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của cả năm và cho cả giai đoạn 5 năm.

Thực tế giai đoạn “hậu Covid-19”, nước ta đã tung ra gói chính sách tài khóa lớn chưa từng có. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, quy mô hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của nước ta sau đại dịch Covid-19 rất lớn, đạt khoảng 8,3% GDP và cao hơn nhiều so với mức hỗ trợ của các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế (trung bình chỉ đạt khoảng 4% GDP). Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, chỉ tính riêng trong 3 năm, từ năm 2021 đến nay, nước ta đã miễn, giảm, giãn khoảng 530.000 tỷ đồng tiền thuế, phí và các khoản thu ngân sách nhà nước. Riêng trong năm 2023, tổng số thuế miễn, giảm, giãn là khoảng 200.000 tỷ đồng. Số thuế thực tế đã thực hiện miễn, giảm, giãn trong năm 2023 đến nay đã đạt khoảng 130.000 tỷ đồng. Cùng với đó, nước ta đã thực hiện các hoạt động tăng chi để kích cầu trong năm 2023, trong đó, đã thực hiện tăng lương cho khu vực công và tăng trợ cấp người có công, lương hưu, trợ cấp xã hội với tổng số tiền gần 80.000 tỷ đồng. “Thời gian qua, cùng với chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa thực hiện các biện pháp nới lỏng có trọng tâm, trọng điểm đã tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghiệp và giúp tăng trưởng kinh tế của nước ta không bị tác động quá mạnh. Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những điểm sáng trong khu vực và trên thế giới”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng nói.

Giải ngân 95% đầu tư công, kinh tế sẽ tăng thêm 2 điểm %

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2023 đến ngày 31-8-2023, nước ta mới giải ngân được 299.447,4 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 39,6% kế hoạch và đạt 42,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Lũy kế thanh toán nguồn vốn đầu tư công các năm trước chuyển sang năm 2023 đến ngày 31-8-2023 là 20.538 tỷ đồng, đạt 37,53% kế hoạch.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi phát biểu khai mạc Diễn đàn KT-XH Việt Nam thường niên năm 2023 đã nhấn mạnh rằng, đầu tư công được coi là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến nay giải ngân vốn đầu tư công dù có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng, chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một số cơ quan Trung ương, địa phương giải ngân vốn còn thấp so với mặt bằng chung, các vướng mắc được phản ánh nhiều nhất là về thủ tục pháp lý liên quan tới đất đai, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất nông nghiệp, thủ tục hành chính chậm trễ do cán bộ, công chức, viên chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, năm 2023, tổng vốn đầu tư công là khoảng 713.000 tỷ đồng, gần gấp đôi so với những năm bình thường trong nỗ lực hỗ trợ phục hồi và phát triển KT-XH. Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, nếu giải ngân được 95% trong tổng vốn 713.000 tỷ đồng đầu tư công ấy sẽ đóng góp 2 điểm % cho tăng trưởng GDP năm 2023. Để đạt mục tiêu đề ra, nhóm nghiên cứu đến từ Ngân hàng BIDV kiến nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, đầu tư cơ sở hạ tầng; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ dự án, giải phóng mặt bằng, điều chuyển vốn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong triển khai...

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh thì nhắc tới 6 tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2022 để trực tiếp cùng các chủ đầu tư tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư công. Tuy nhiên, vấn đề quyết định thành bại của các tổ công tác này là mỗi tổ công tác cũng như mỗi thành viên cần có đủ quyền hạn, trách nhiệm để xử lý kịp thời, dứt điểm các vướng mắc làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo nguyên tắc “tiền trảm hậu tấu”, tránh quy trình thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp. Thành viên mỗi tổ công tác cần hội tụ đủ năng lực, trình độ chuyên môn cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời có đường dây nóng trực tiếp báo cáo với Thủ tướng hoặc Phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực những vấn đề vượt thẩm quyền để xử lý kịp thời, dứt điểm. Chỉ như vậy, tiến độ giải ngân mới được đẩy nhanh.

Chính sách tài khóa đang được các cơ quan hữu quan tích cực sử dụng như một đòn bẩy hữu hiệu đưa nền kinh tế nước ta trở lại quỹ đạo tăng trưởng theo đúng mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hy vọng, việc triển khai thực hiện sẽ quyết liệt và hiệu quả hơn nữa, nhất là trong giải ngân vốn đầu tư công, để “điểm rơi chính sách” vào đúng “điểm vàng” kích thích phát triển kinh tế.

www.qdnd.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin trái phiếu

Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin trái phiếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan về hoạt động phát hành trái phiếu.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024, theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng 13%.
Thị trường hồi phục phiên giao dịch đầu tháng 5, VN-Index tăng 6,84 điểm

Thị trường hồi phục phiên giao dịch đầu tháng 5, VN-Index tăng 6,84 điểm

Sau kỳ nghỉ lễ, tâm lý thị trường tỏ ra khá thận trọng khiến dòng tiền chảy vào các ngành yếu. Đóng cửa, VN-Index tăng 6,84 điểm (+0,57%) lên 1.1216,36 điểm.
Ngày mai 3/5, tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày mai 3/5, tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào 9h sáng ngày mai 3/5, với giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng mỗi lượng.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 36 dự án mới

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 36 dự án mới

4 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 36 dự án đầu tư mới và 3 lượt điều chỉnh vốn đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Khởi động chu kỳ phát triển dự án mới, cổ phiếu AGG

Khởi động chu kỳ phát triển dự án mới, cổ phiếu AGG ''phi nước đại''

Quý I, An Gia (AGG) ghi nhận doanh thu tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái; thậm chí, lợi nhuận ròng cao hơn 18 lần lên 214 tỷ cao nhất trong 9 quý gần đây.
Nam Long Group: Áp lực khoản nợ hơn 1.280 tỷ đồng đến hạn phải trả

Nam Long Group: Áp lực khoản nợ hơn 1.280 tỷ đồng đến hạn phải trả

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Công ty CP Đầu tư Nam Long (Nam Long Group, mã CK: NLG) có khoản nợ đến hạn phải trả hơn 1.280 tỷ đồng.
Vốn điều lệ ngân hàng thay đổi ra sao sau mùa đại hội cổ đông?

Vốn điều lệ ngân hàng thay đổi ra sao sau mùa đại hội cổ đông?

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, nhiều ngân hàng đã thông qua kế hoạch tăng vốn “khủng”, hứa hẹn bức tranh quy mô mới của ngành ngân hàng.
Lãi suất chạm đáy, người dân rút tiền khỏi ngân hàng

Lãi suất chạm đáy, người dân rút tiền khỏi ngân hàng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, sau 25 tháng tăng trưởng liên tiếp, tháng 1/2024, khi lãi suất chạm đáy người dân rút 34.643 tỷ đồng khỏi ngân hàng.
Chuyên gia WB: “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”

Chuyên gia WB: “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”

Bà Dorsati Madani – Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới nhận định, “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”.
Ngân hàng dựng “hàng rào” bảo mật, bảo vệ tài khoản khách hàng

Ngân hàng dựng “hàng rào” bảo mật, bảo vệ tài khoản khách hàng

Khi các thủ đoạn lừa đảo trên mạng ngày càng tinh vi, ngành ngân hàng phải chuyển sang các phương pháp xác thực tiến bộ hơn để bảo vệ tài khoản của người dùng.
Tính thuế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo công lập như thế nào?

Tính thuế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo công lập như thế nào?

Tổng cục Thuế hướng dẫn các đơn vị hoạt động giáo dục đào tạo công lập chính sách về thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và việc sử dụng hóa đơn điện tử.
VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%

Đại hội đồng cổ đông VPBank vừa thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị.
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1%

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1%

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4,4%.
4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD.
Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

28 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, hầu hết ngân hàng đều có tăng trưởng lợi nhuận khả quan, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm.
Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Kích cầu tín dụng, các ngân hàng tiếp tục “bung” các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cùng chính sách hấp dẫn hướng tới khách hàng cá nhân,doanh nghiệp.
Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và nhiệm kỳ 2024 – 2029 của VietinBank, diễn ra ngày 27/4, đã thông qua các chỉ tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng.
Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

"Một dấu chấm, dấu phẩy tôi cũng không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan hay Vạn Thịnh Phát. Nếu có tôi đã chẳng còn ngồi đây", Chủ tịch Sacombank nói với cổ đông.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đã chỉ ra những tồn tại và kiến nghị xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Lãi suất bình quân tiền gửi giảm, lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao cùng với việc tiết giảm chi phí là những yếu tố giúp lãi suất cho vay giảm.
Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Không chỉ là thực hiện chủ trương của ngành mà bản thân các ngân hàng cho biết, sẽ có biện pháp quyết liệt hơn trong tái cấu, xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng.
Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới.
Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Danh sách Top 30 thương hiệu ngân hàng (ngoài quốc doanh) được yêu thích nhất Việt Nam năm 2023 tiếp tục xuất hiện những gương mặt quen thuộc.
Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động