Nơi hội tụ của những tập đoàn toàn cầu

Với gần 30 tỷ USD vốn FDI đăng ký, trong đó hơn 20 tỷ USD được giải ngân, năm 2022 được đánh giá là 1 năm thành công với Việt Nam trong thu hút dòng vốn ngoại.
Thu hút FDI: Hoàn thiện thể chế để đón "đại bàng"

Kỷ lục mới về giải ngân vốn FDI

2022 là một năm "khó khăn" với kinh tế Việt Nam và thế giới, bởi bên cạnh những hậu quả nặng nề của dịch Covid-19, nhiều nền kinh tế trên thế giới còn đối mặt với suy thoái, khủng hoảng năng lượng, lương thực do xung đột giữa Nga và Ukraine, khiến giá năng lượng tăng cao.

Theo các chuyên gia kinh tế, những bất ổn của tình hình kinh tế thế giới đã tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu suy giảm. Tuy nhiên, bất chấp những "cản trở" đó, 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam vẫn thu hút được 25,1 tỷ USD vốn FDI, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến cả năm 2022, Việt Nam vẫn thu hút được khoảng gần 30 tỷ USD vốn FDI, kết quả này không thấp trong bối cảnh nền kinh tế thế giới với nhiều diễn biến khó lường.

Nơi hội tụ của những tập đoàn toàn cầu

Vượt qua những khó khăn của đại dịch, Piaggio Việt Nam đã chứng tỏ bản lĩnh của nhà sản xuất xe tay ga nhãn hiệu Vespa, Piaggio và xe phân khối lớn Aprilia cho thị trường trong nước và xuất khẩu

Điều đặc biệt theo ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, dù vốn FDI đăng ký mới có giảm nhưng vốn của các dự án đăng ký tăng thêm lại tăng mạnh. Theo thống kê, 11 tháng Việt Nam thu hút được 9,54 tỷ USD vốn FDI đăng ký tăng thêm, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc các nhà đầu tư tăng vốn vào các dự án đang đầu tư chứng tỏ môi trường đầu tư Việt Nam vẫn tạo được niềm tin rất tốt với nhà đầu tư ngoại, họ vẫn tin tưởng và coi Việt Nam là điểm đến an toàn. "Song điểm sáng nhất trong bức tranh FDI năm 2022 có lẽ là dòng vốn FDI giải ngân tăng mạnh" – bà Hương nhận định và cho biết, 11 tháng đầu năm, vốn FDI thực hiện của các dự án FDI tại Việt Nam đã đạt 19,68 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2021 và là số vốn FDI giải ngân tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Nhiều tập đoàn lớn cam kết rót vốn vào Việt Nam

Năm 2022, bức tranh FDI Việt Nam cũng ghi nhận sự xuất hiện của rất nhiều tập đoàn toàn cầu lớn trên thế giới quyết định chọn Việt Nam là điểm "dừng chân" với những dự án đầu tư lên đến hàng tỷ USD. Điển hình trong số đó phải kể đến Tập đoàn sản xuất đồ chơi trẻ em LEGO của Đan Mạch với dự án nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương được cấp phép vào tháng 3/2022. Với việc đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, LEGO coi đây là một mảnh ghép quan trọng trong chiến lược của tập đoàn nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nơi hội tụ của những tập đoàn toàn cầu

LEGO với dự án đầu tư hơn 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ về lý do LEGO chọn Việt Nam, ông Preben Elnef - Phó Chủ tịch Tập đoàn LEGO - cho biết, môi trường kinh tế chính trị ổn định và cam kết hỗ trợ đầu tư nước ngoài có chất lượng, tạo cơ hội đầu tư bền vững của Việt Nam là điểm ấn tượng với LEGO.

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen cho biết thêm, ban đầu LEGO đã xét đến nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam để chọn lựa địa điểm phù hợp cho nhà máy. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá kỹ lưỡng liên quan đến nhiều yếu tố như: Địa điểm, vị trí, lực lượng lao động, nguồn cung vật liệu, cơ sở hạ tầng, hay pháp luật về bảo vệ sở hữu trí tuệ… thì Việt Nam đã nổi lên như một ứng viên đáng tin cậy.

Ngoài LEGO, hiện rất nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư tại Việt Nam vẫn liên tục tăng vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Điển hình trong số đó là Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến gần 20 tỷ USD. Các dự án nhà máy sản xuất của Samsung hiện đã đặt tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP. Hồ Chí Minh,… Tuy nhiên, tập đoàn này vẫn không ngừng mở rộng đầu tư ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19. Riêng năm 2022, Samsung đã tăng thêm 920 triệu USD mở rộng dự án Samsung Electro Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên, đưa tổng vốn của riêng dự án này lên gần 2,3 tỷ USD. Đây là nhà máy sản xuất mảng lưới bóng chíp bán dẫn và các linh kiện, phụ tùng cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị di động công nghệ cao và các loại sản phẩm điện và điện tử khác…

Trong khuôn khổ chuyến thăm Cấp Nhà nước tới Hàn Quốc vào đầu tháng 12/2022, tại Seoul, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp ông Han Jong-hee - Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Samsung Electronics. Tại buổi gặp này, ông Han Jong-hee cho biết, tập đoàn đang có kế hoạch nâng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 20 tỷ USD trong thời gian tới.

Tương tự Samsung, ông Kwon Bong-seok - Phó Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn LG (Hàn Quốc) cũng cho biết, tập đoàn dự định sẽ đầu tư vào Việt Nam thêm 4 tỷ USD nữa với mong muốn tiếp tục hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đưa Việt Nam là trung tâm sản xuất máy ảnh cho điện thoại trong tương lai…

Qua câu chuyện của LEGO, Samsung, LG cho thấy, không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được lựa chọn, bởi bên cạnh những điều kiện về vị trí địa lý, nguồn lao động, chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định, thì cam kết của Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch, bền vững để nhà đầu tư yên tâm hoạt động đã khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Với những cam kết mạnh mẽ của các tập đoàn hàng đầu thế giới, Việt Nam đã, đang và tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn được nhiều thương hiệu lớn trên thế giới lựa chọn. Đây là minh chứng rõ nhất cho sức hấp dẫn và những nỗ lực của Việt Nam trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thu hút dòng vốn FDI mới: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Thu hút dòng vốn FDI mới: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Thu hút vốn FDI không còn chỉ tính ở số lượng mà cần chú trọng tới chất lượng với các dự án lớn, giá trị gia tăng cao và nhất là chuyển giao công nghệ.
Chuyên gia kinh tế lạc quan về dòng vốn FDI vào Việt Nam

Chuyên gia kinh tế lạc quan về dòng vốn FDI vào Việt Nam

GS. TSKH Nguyễn Mại lạc quan về dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2025, dù bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.
Giải pháp để Việt Nam

Giải pháp để Việt Nam 'ghi điểm' với nhà đầu tư nước ngoài

Bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, nhà đầu tư ngoại thể hiện sự thận trọng trong quyết định. Việt Nam cần triển khai các giải pháp để tăng sức hút với FDI.
Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê, vốn FDI giải ngân trong quý I/2025 đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm

Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm

Công tác xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2025 sẽ theo hướng chọn lọc và tập trung vào những ngành, địa bàn trọng điểm.
Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

Báo cáo thường niên FDI bên cạnh chỉ rõ cơ hội và thách thức toàn cầu trong thu hút FDI, cũng đưa ra gợi ý quan trọng để Việt Nam "nâng chất" dòng vốn ngoại.
Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Chỉ cần có chính sách thu hút đầu tư một cách rõ ràng, Việt Nam sẽ nhanh chóng thu hút được dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố chính thức kết quả kinh doanh ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt 1.291 tỷ đồng, gấp 3,44 lần so với năm trước.
Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ trong lĩnh vực đầu tư" đề xuất giải pháp thúc đẩy dòng vốn.
Nâng cấp năng lực hàng không: Cơ hội để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Nâng cấp năng lực hàng không: Cơ hội để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Phú Quốc có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất Đông Nam Á nhưng hạ tầng hàng không chưa đáp ứng nhu cầu. Đây là trăn trở của đảo ngọc trước thềm APEC 2027.
Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025

Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025

Ngoài ổn định kinh tế vĩ mô, đầu tư công, việc tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại địa giới hành chính cũng là một động lực tăng trưởng quan trọng năm 2025.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm

Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn được tham gia sâu hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm của Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.
Doanh nghiệp kỳ vọng

Doanh nghiệp kỳ vọng 'cú huých' từ Nghị quyết 57/NQ-TW

Để đạt tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên thúc đẩy khoa học, công nghệ, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
Việt Nam chuẩn bị đón

Việt Nam chuẩn bị đón 'sóng' đầu tư từ Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ như Apple, Intel, Coca-Cola và Nike sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Nhận diện xu hướng FDI vào Việt Nam trong năm 2025

Nhận diện xu hướng FDI vào Việt Nam trong năm 2025

Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2025 sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo.
Chính phủ đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam

Chính phủ đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam.
Giá vàng hôm nay giảm, cẩn trọng khi mua vàng đầu tư

Giá vàng hôm nay giảm, cẩn trọng khi mua vàng đầu tư

Giá vàng hôm nay ngày 11/3 giảm đến nửa triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng miếng tại SJC giảm 400.000 đồng chiều mua vào và giảm 500.000 đồng chiều bán ra.
USD suy yếu do ảnh hưởng của thuế quan, Yen tăng giá

USD suy yếu do ảnh hưởng của thuế quan, Yen tăng giá

Đồng USD khởi đầu tuần mới với xu hướng giảm sau khi ghi nhận mức thua lỗ đáng kể vào tuần trước do thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu suy yếu.
Việt Nam thu hút 516 dự án FDI mới trong 2 tháng đầu năm 2025

Việt Nam thu hút 516 dự án FDI mới trong 2 tháng đầu năm 2025

2 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 516 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 2,19 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 21,7%

Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 21,7%

2 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 8,5% kế hoạch và tăng 21,7% so với cùng kỳ 2024.
Home Credit được vinh danh về tiên phong phát triển bền vững

Home Credit được vinh danh về tiên phong phát triển bền vững

Home Credit vừa có lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh ở giải thưởng này, tại hạng mục Doanh nghiệp tiên phong phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội toàn cầu
Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Cùng với đầu tư công, đầu tư tư nhân sẽ là yếu tố đẩy "bánh xe" kinh tế đi lên. Do đó, cần thêm cơ chế khuyến khích trong lĩnh vực này.
Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Hội nghị xúc tiến đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 21/3/2025, có khoảng 400 đại biểu tham dự.
Vốn FDI tập trung vào những địa phương có hạ tầng tốt

Vốn FDI tập trung vào những địa phương có hạ tầng tốt

Được đánh giá là điểm đến của dòng vốn FDI, tuy nhiên FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào một số địa phương có hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi.
Mobile VerionPhiên bản di động