Nội địa hóa thiết bị Nhà máy nhiệt điện: Khẳng định năng lực nghiên cứu trong nước

Với sự nỗ lực của các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu, nhiều hệ thống thiết bị của nhà máy nhiệt điện đốt than có độ khó, đã được nội địa hóa thành công.
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2: Đốt dầu thành công tổ máy số 2

Mới đây, Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW” do TS. Phan Đăng Phong làm chủ nhiệm đề tài.

Nội địa hóa thiết bị Nhà máy nhiệt điện: Khẳng định năng lực nghiên cứu trong nước
Nhu cầu thiết bị của các nhà máy nhiệt điện rất lớn

Đây là một trong các đề tài thuộc Dự án khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành một số hệ thống thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất tổ máy đến khoảng 600MW” do Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện.

TS. Phan Đăng Phong - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí - cho biết, đến nay, đề tài đã hoàn thành theo đăng ký với tỷ lệ nội hóa trên 51%, và có thể tăng hơn nữa ở các dự án tiếp theo, thậm chí đạt hơn 70% từ dự án thứ ba, đảm bảo mục tiêu nội địa hóa theo Quyết định 1791/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

“Kết quả của đề tài đã minh chứng cho khả năng của đội ngũ khoa học kỹ thuật trong nước với trình độ ngày càng được nâng cao và luôn nỗ lực học hỏi về công nghệ mới”- TS. Phan Đăng Phong nhấn mạnh.

Bộ Công Thương cũng vừa tổ chức nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành hệ thống nước làm mát cho các nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600MW” do Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) chủ trì thực hiện.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Đỗ Minh Trí - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lilama18, đại diện nhóm nghiên cứu - cho hay, đây là lần đầu tiên bằng tự lực trong nước kết hợp với các chuyên gia nước ngoài, chúng ta nghiên cứu thiết kế thành công hệ thống nước làm mát nhà máy nhiệt điện đốt than 600MW.

Nhóm nghiên cứu đã chế tạo thiết bị từng bước, từ đơn giản đến phức tạp, chế tạo từng bộ phận (phù hợp với điều kiện kỹ thuật ở Việt Nam) kết hợp với nhập ngoại các bộ phận, thiết bị kỹ thuật cao và tích hợp toàn bộ hệ thống.

“Đề tài đã đạt được mục tiêu thực hiện lộ trình nội địa hóa sản phẩm cơ khí theo định hướng phát triển khoa học và công nghệ của Chính phủ đề ra. Cụ thể, tỷ lệ nội địa hóa: Phần thiết kế đạt 51,9%; chế tạo thiết bị: 80%; lắp đặt, chạy thử, bảo hành: 100%” - ông Đỗ Minh Trí nói.

Theo TS. Phan Đăng Phong, Quy hoạch điện VII, đến năm 2030, tổng công suất nhiệt điện than khoảng 75.000 MW, sản xuất khoảng 394 tỷ kWh chiếm 56,4% sản lượng điện sản xuất. Trong 10 năm (2013-2023), sẽ xây dựng và đưa vào vận hành 70 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất lắp đặt dự kiến khoảng 37.240 MW, trong đó có 44 tổ máy nhiệt điện than công suất 600 MW.

Tổng vốn đầu tư cho nhà máy điện do các chủ đầu tư trong nước thực hiện có thể lên tới 43,5 tỷ USD; trong đó, vốn đầu tư cho các thiết bị nhà máy điện ước tính sẽ lên tới 32,7 tỷ USD, với chi phí cho các thiết bị chính khoảng 24,5 tỷ USD (tua bin, máy phát, lò hơi), còn lại 8,2 tỷ USD là cho các thiết bị phụ trợ trong đó có hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than. “Như vậy, nhu cầu cung cấp thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam vẫn rất lớn” - TS. Phan Đăng Phong khẳng định.

Tuy nhiên, để tiếp tục nhân rộng mô hình với các dự án tương tự rất cần một cơ chế để bảo vệ thị trường từ Chính phủ cho các đơn vị cơ khí trong nước như quy định tỷ lệ trong nước thực hiện tối thiểu 50% với các dự án nhiệt điện được đầu tư tại Việt Nam.

Các đề tài thành công đã tạo động lực thúc đẩy các nhà khoa học và các nhà quản lý cùng nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất; tạo công ăn, việc làm cho lao động tại thị trường Việt Nam.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

Kể từ sản phẩm đầu tiên mang mã hiệu 450AT+ ra đời năm 1984, công nghệ APC UPS liên tục được đổi mới sáng tạo.
Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nếu các công cụ trí tuệ nhân tạo (Al) được ứng dụng rộng rãi, lợi ích kinh tế từ Al ước tính lên tới 79,3 tỷ USD cho các doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2030.
Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai

Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai

Chiều ngày 1/11, tại Hà Nội, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý đã tham dự Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai.
Sau 15 ngày ra mắt chính thức, đã có 3 triệu người sử dụng mạng 5G

Sau 15 ngày ra mắt chính thức, đã có 3 triệu người sử dụng mạng 5G

Ngày 31/10, Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sau 15 ngày chính thức ra mắt, mạng 5G Viettel đã có 3 triệu người dùng.
Công nghệ in 3D Stratays hướng tới phát triển xanh, bền vững

Công nghệ in 3D Stratays hướng tới phát triển xanh, bền vững

Lợi thế lớn của công nghệ in 3D Stratasys là luôn tập trung vào việc phát triển các loại vật liệu thân thiện với môi trường và tiết kiệm nguyên liệu.

Tin cùng chuyên mục

AI tạo sinh

AI tạo sinh 'thuần Việt' và cơ hội vàng để nền kinh tế bứt tốc

Công nghệ AI tạo sinh “thuần Việt" đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp, mang tới cơ hội bứt phá cho nhiều lĩnh vực
Công nghệ in 3D hiện đại, gia tăng năng lực sản xuất với các doanh nghiệp Việt

Công nghệ in 3D hiện đại, gia tăng năng lực sản xuất với các doanh nghiệp Việt

Việc áp dụng công nghệ in 3D tiên tiến trong ngành sản xuất Việt Nam đã mở ra cơ hội mới cho đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Phó Tổng biên tập Vietnamplus

Phó Tổng biên tập Vietnamplus 'bày" cách để trí tuệ nhân tạo thành trợ thủ của nhà báo Việt

Phó Tổng biên tập Vietnamplus đã chỉ ra những lợi ích to lớn mà trí tuệ nhân tạo mang lại cho ngành báo chí và giải pháp cần thiết để thúc đẩy ứng dụng này.
Nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh Sapo OmniAI: Thiết lập tiêu chuẩn mới của bán lẻ đa kênh

Nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh Sapo OmniAI: Thiết lập tiêu chuẩn mới của bán lẻ đa kênh

Sáng 15/10, Sapo ra mắt nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh Sapo OmniAI, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thiết lập tiêu chuẩn mới của ngành bán lẻ.
Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 15/10, Viettel tuyên bố chính thức khai trương mạng 5G, phủ sóng 63 tỉnh, thành, đánh dấu là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 5G tại Việt Nam.
Hậu Giang: Thưởng 20 triệu đồng và tặng bằng khen cho đơn vị đoạt giải Nhất chuyển đổi số

Hậu Giang: Thưởng 20 triệu đồng và tặng bằng khen cho đơn vị đoạt giải Nhất chuyển đổi số

Tỉnh Hậu Giang sẽ tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và thưởng 20 triệu đồng cho đơn vị đạt giải Nhất chuyển đổi số.
Sản phẩm SM AirSeT của Schneider Electric nhận giải tại Better Choice Awards 2024

Sản phẩm SM AirSeT của Schneider Electric nhận giải tại Better Choice Awards 2024

Tủ đóng cắt trung thế SM AirSeT không dùng khí SF6 của Schneider Electric được trao giải thưởng tại Better Choice Awards 2024.
Vinh danh 45 đơn vị, sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số xuất sắc

Vinh danh 45 đơn vị, sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số xuất sắc

Sáng 5/10, Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards) năm 2024.
GenAI mang lại lợi ích tích cực cho doanh nghiệp

GenAI mang lại lợi ích tích cực cho doanh nghiệp

Không chỉ dừng lại ở việc cải thiện hiệu quả, năng suất, GenAI còn giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí.
Vì sao iPhone 16 đắt hơn dù chưa

Vì sao iPhone 16 đắt hơn dù chưa 'cập bến' Việt Nam?

Tại một số hệ thống bán lẻ ở Việt Nam, người mua iPhone 16 Pro Max màu titan sa mạc nếu muốn nhận máy sớm cần mua kèm gói bảo hành với giá từ 1 triệu đồng.
Futuretech Việt Nam 2024: Hướng tới kiến tạo một thế giới thông minh và bền vững

Futuretech Việt Nam 2024: Hướng tới kiến tạo một thế giới thông minh và bền vững

Ngày 18/9, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo công nghệ Futuretech Việt Nam 2024 với chủ đề Hướng tới kiến tạo một thế giới thông minh, bền vững và thịnh vượng hơn.
Cổ phiếu Apple chao đảo vì iPhone 16… ế khách

Cổ phiếu Apple chao đảo vì iPhone 16… ế khách

Cổ phiếu của Apple đã giảm gần 3% sau khi một số nhà phân tích cho biết thời gian giao hàng của các mẫu iPhone 16 Pro mới giảm bởi nhu cầu yếu hơn dự kiến.
Meey Chat 2.0, bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

Meey Chat 2.0, bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

Tiếp nối những tính năng ưu việt trước đây, Meey Chat vừa được Meey Group nâng cấp ở phiên bản 2.0 hứa hẹn mang đến cho người dùng những trải nghiệm vượt trội.
ABB trình làng giải pháp Quản lý lưới phân phối thông minh

ABB trình làng giải pháp Quản lý lưới phân phối thông minh

Hệ thống Quản lý lưới phân phối thông minh được ABB phát triển dựa trên nền tảng đám mây giúp tối ưu hóa việc giám sát và quản lý mạng lưới phân phối điện.
ABB ra mắt REX615 nâng tầm tiêu chuẩn về bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

ABB ra mắt REX615 nâng tầm tiêu chuẩn về bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

Vừa qua tại Hà Nội, ABB chính thức giới thiệu Relion® REX615- sản phẩm mới nhất trong dòng thiết bị bảo vệ và điều khiển Relion® danh tiếng tại Việt Nam.
Nắm bắt xu hướng công nghệ mới để phát triển bền vững

Nắm bắt xu hướng công nghệ mới để phát triển bền vững

Hơn 60 lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp vừa tham gia hội thảo "GROW with SAP Innovation Day", để cùng tìm hiểu về giải pháp nắm bắt xu hướng công nghệ mới.
Ra mắt tủ chăm sóc quần áo thông minh LG Styler thế hệ mới

Ra mắt tủ chăm sóc quần áo thông minh LG Styler thế hệ mới

LG Electronics (LG) vừa ra mắt tủ chăm sóc quần áo thông minh LG Styler thế hệ mới với 3 cải tiến vượt trội, mang đến sự tiện nghi và kiêu hãnh cho người dùng.
Camera nhiệt AI - giải pháp mới trong phòng cháy chữa cháy

Camera nhiệt AI - giải pháp mới trong phòng cháy chữa cháy

Công nghệ camera nhiệt tiên tiến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt là giải pháp mới giúp xử lý đám cháy.
MasterPacT MTZ Active: Tận dụng số hóa giảm mức tiêu thụ năng lượng và khí thải các-bon

MasterPacT MTZ Active: Tận dụng số hóa giảm mức tiêu thụ năng lượng và khí thải các-bon

Schneider Electric ra mắt sản phẩm MasterPacT MTZ Active giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và khử các-bon.
Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Với chủ đề “Chân trời mới”, Hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024 sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18/8 tới đây.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động