Nợ xấu gia tăng, ngân hàng “đau đầu” rao bán tài sản thế chấp

Hàng loạt bất động sản nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng,... là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ đang được các ngân hàng thanh lý rầm rộ.
Ngân hàng Nhà nước: Tài sản thế chấp không phải điều kiện bắt buộc khi vay vốn Hạn chế thế chấp khoản vay bằng bất động sản, khách hàng thoả thuận trực tiếp với ngân hàng Giải mã tình trạng bất động sản phát mãi “ế”

Ngân hàng “ráo riết” thanh lý tài sản thế chấp

Thời gian vừa qua, các ngân hàng liên tục rao bán khoản nợ được thế chấp bằng các bất động sản là toà nhà, nhà máy, nhà xưởng, khách sạn, bất động sản nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, không dễ để các nhà băng thanh lý những tài sản bất động sản có giá trị lớn trong thời điểm hiện tại.

Ngân hàng BIDV vừa rao bán đấu giá lần thứ 6 nhà máy xi măng ở Khu công nghiệp Chơn Thành, tỉnh Bình Phước để thu hồi nợ. Giá được chào bán là 28,2 tỷ đồng. Đây là tài sản bảo đảm của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại DIC.

Nhà máy này có diện tích đất rộng 10.000m2 kèm tài sản trên đất gồm nhà văn phòng; nhà kho clinken; nhà kho xi măng; nhà nghiền xi măng; máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.

Cuối tháng 10, BIDV cũng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất hơn 1.130m2 có thời hạn sử dụng đến tháng 7/2058. Mục đích khu đất này là xây thương mại, dịch vụ ở phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh. Giá khởi điểm hơn 72,8 tỷ đồng. Đây là tài sản được rao bán tới 14 lần.

Ngoài đất dự án, BIDV cũng rao bán đấu giá đất ở, căn hộ là tài sản đảm bảo của khách vay cá nhân. Bất động sản được rao bán tại Hà Nội, Nam Định, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định… có giá khởi điểm từ vài tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng.

Mới đây nhất, Agribank cũng rao bán đấu giá 11 căn nhà ở TP. Hội An, trong đó nhiều căn nằm ở khu phố cổ, giá khởi điểm từ 8,5 tỷ đồng, căn có giá cao nhất gần 72 tỷ đồng. Đây đều là tài sản thế chấp cho các khoản vay tại Agribank chi nhánh Bắc TP. Hồ Chí Minh, trong ba năm từ 2016 - 2018.

Nợ xấu gia tăng, ngân hàng “đau đầu” rao bán tài sản thế chấp
4 khoản nợ với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng của Agribank được thế chấp bằng hợp đồng cho thuê dài hạn và không hủy ngang ở số 24 Quang Trung, Hà Nội

Cũng tại Agribank, hồi đầu tháng 10, Agribank chi nhánh Tràng An thông báo bán đấu giá 4 khoản nợ phải thu với 4 doanh nghiệp liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Theo đó, nhà băng này rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Đầu tư phát triển Bắc Hà với giá khởi điểm khoảng 56 tỷ đồng; khoản nợ của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản THM Thịnh Vượng giá khởi điểm 95 tỷ đồng; khoản nợ của Công ty CP Đầu tư xây dựng Phú Thanh giá khởi điểm 77 tỷ đồng và Công ty CP Đầu tư Bất động sản Ngọc Viễn Đông 82 tỷ đồng.

4 khoản nợ với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng này đều được thế chấp bằng hợp đồng cho thuê dài hạn và không hủy ngang ở số 24 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh. Tòa nhà 7 tầng trên lô đất vàng ở Quang Trung này cũng là nơi đặt trụ sở chính của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Trước đó, đầu tháng 8/2023, Agribank cũng rao bán các khoản nợ của 7 doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Tân Hoàng Minh với tổng dư nợ gần 500 tỷ đồng. Trong đó, có tài sản đảm bảo là các bất động sản thuộc Khu du lịch Thiên Bảo Phú Quốc và Khu du lịch phức hợp Hoàng Hải. Bên cạnh đó, nhà băng này còn một khoản nợ phải thu hồi với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Hoàng Hải Phú Quốc, giá khởi điểm rao bán là hơn 281,6 tỷ đồng.

Như vậy, tổng cộng, Agribank đang rao bán các khoản nợ trị giá ít nhất 1.000 tỷ đồng liên quan tới Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Tại VietinBank, hồi tháng 7 nhà băng này đã thông báo danh sách dài, gần 400 tài sản bảo đảm cần xử lý, trong đó có nhiều khách sạn 4 - 5 sao, tòa nhà văn phòng quy mô hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, trong số 358 bất động sản VietinBank rao bán có hàng loạt khách sạn 4 - 5 sao, nhiều homestay, biệt thự tại Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, Nha Trang - Cam Lâm (Khánh Hòa). Giá trị lớn nhất trong danh sách tài sản cần thanh lý của ngân hàng này là một khách sạn 5 sao tại Đà Nẵng, xây dựng trên diện tích hơn 1.200 m2, quy mô 236 phòng. Tài sản này được VietinBank chào bán với giá 600 tỷ đồng.

Tiếp đó, hai khách sạn 4 sao tại Hội An (Quảng Nam) với quy mô 98 - 104 phòng được chào đồng giá 420 tỷ đồng cho mỗi bất động sản. Riêng tại Hội An, VietinBank còn rao bán gần 60 khách sạn, bất động sản khác nhau, phân khúc phổ biến là các khách sạn 3 - 4 sao, homestay và biệt thự với giá bán từ vài chục tới vài trăm tỷ đồng.

Ngoài khách sạn, biệt thự, một số dự án tòa nhà văn phòng cũng được chào bán. Một tòa nhà văn phòng với diện tích hơn 1.050 m2 tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 12, Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) được VietinBank chào bán hơn 213 tỷ đồng.

Tại Chư Sê (Gia Lai), một nhà máy nước sạch công suất 9.000 m3 một ngày đêm được rao bán hơn 108 tỷ đồng để thu hồi nợ. Một nhà xưởng sản xuất gia công các loại sản phẩm gỗ tại Phong Điền (Thừa Thiên Huế) được chào gần 20 tỷ đồng.

Ngoài bán tài sản thu hồi nợ, VietinBank cũng thông báo bán 566 khoản nợ vay tiêu dùng. Các khoản vay này có quy mô từ vài trăm nghìn đồng tới gần 200 triệu đồng. Các khoản nợ này được chào bán bằng 90% giá trị ghi sổ (gồm tiền gốc, lãi và lãi phạt).

Ngân hàng
Nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh từ năm 2022

Nợ xấu có chiều hướng tăng

Theo các chuyên gia tài chính, khối tài sản thế chấp, cầm cố là bất động sản đang phình to ở nhiều ngân hàng trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng dẫn đến nợ xấu và việc thu hồi nợ càng khó khăn.

Trong báo cáo giữa kỳ vừa gửi tới Quốc hội mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết, nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh từ năm 2022 và tiếp tục tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2023.

Đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu (như các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái...) của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 7/2023 là 5,22%.

Còn trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 128.800 tỷ đồng nợ xấu. Về nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng xác định theo Nghị quyết 42, tổng nợ xấu tăng 3,42% so với cuối năm 2022.

Lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 425.900 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Sau 5 năm thí điểm, Nghị quyết 42 được đánh giá tích cực, người vay có ý thức trả nợ hơn, việc thu hồi tài sản đảm bảo xử lý nợ xấu có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, Nghị quyết 42 sẽ chính thức hết hiệu lực gia hạn từ ngày 31/12/2023, Ngân hàng Nhà nước đang đẩy nhanh quá trình lấy ý kiến Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nhằm luật hoá Nghị quyết 42 để trình Quốc hội thông qua, bảo đảm không tạo khoảng trống pháp lý khi nghị quyết này hết hiệu lực.

Số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu năm nay của các nhà băng cho thấy, tổng quy mô nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của 27 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán và Agribank tại thời điểm 30/6 ở mức 91.275 tỷ đồng, tăng 1.713 tỷ so với cuối năm 2022, tương đương tăng 1,9%.

Mặc dù có xu hướng tăng, song điểm tích cực là tỷ trọng nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ của các ngân hàng đã giảm từ mức 0,9% hồi đầu năm xuống còn 0,86%. Đứng đầu về quy mô nợ có khả năng mất vốn là Agribank với 18.464 tỷ đồng, dù đã giảm 536 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Nợ nhóm 5 chiếm 1,26% tổng dư nợ cho vay khách hàng của Agribank, mức tỷ trọng cao nhất trong nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) và cao hơn khá nhiều so với mức bình quân cả ngành.

Với sự hỗ trợ về mặt chính sách, cụ thể là với sự ban hành của Thông tư 02/2023/TT-NHNN áp lực nợ xấu sẽ được hoãn đến hết nửa đầu 2024 để ngân hàng và người vay có thời gian để cơ cấu lại và xử lý dần tránh bị nhảy nhóm nợ.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 được dự báo ở mức 12-14% khi lãi suất cho vay tăng mạnh vào cuối năm 2022 chỉ mới được điều chỉnh mạnh vào cuối quý II/2023. Tuy trên nền tăng trưởng tín dụng thấp, song các rủi ro liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản cùng bất ổn địa chính trị trên thế giới tiếp diễn... rủi ro nợ xấu vẫn tăng.

TS. Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM nhận định, số hồ sơ được tái cơ cấu nợ theo Thông tư 02 thực tế không nhiều, vì không phải khách hàng nào cũng đáp ứng đủ điều kiện để tái cơ cấu.

Vì thế theo ông Huân, nợ xấu cũng tùy thuộc vào sự chống chọi của doanh nghiệp trước điều kiện thị trường có khó khăn. Nếu nền kinh tế hồi phục nhanh thì nợ xấu ngành ngân hàng sẽ giảm nhanh, hay nói cách khác có tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên, phải đến cuối quý IV/2023 hoặc đầu năm 2023 nợ xấu mới có thể đạt đỉnh.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Thành lập Tổ kiểm tra của Cục Hải quan để kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. Thời gian kiểm tra từ tháng 5/2025 - 2/2026.
Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Sẽ lược bỏ một số thủ tục, thao tác đấu thầu qua mạng và một số tiêu chí đánh giá thầu nhằm rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu.
Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

Chiến lược rõ ràng, thông điệp nhất quán và những kết quả ấn tượng là điểm nổi bật trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của LPBank.
TPBank – Uy tín vững chắc như

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động, TPBank vẫn khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Ngày 24/04/2025, VietinBank Securities lần thứ hai liên tiếp được xướng tên trong bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

SHB vào Top 10 ngân hàng hài lòng nhất năm 2025, dẫn đầu tăng trưởng mức độ hài lòng 2 năm liên tiếp nhờ chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm.
Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

Agribank trao giải đặc biệt cho khách hàng trúng thưởng chương trình khuyến mại tiền gửi tiết kiệm dự thưởng “Xuân tích lũy – Quỹ đong đầy”.
Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế
ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Vietcombank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tại Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, khu đô thị Ecopark, Hưng Yên.
Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

Lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 27.500 tỷ đồng, cổ tức tiền mặt hơn 7.000 tỷ, nhưng Techcombank vẫn đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỷ USD vào cuối 2025.
MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

MB lên kế hoạch chuyển đổi Chi nhánh Lào thành ngân hàng con và mở rộng mạng lưới tại các thị trường tiềm năng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

Tăng trưởng bền vững, đa dạng hóa kênh phân phối giúp Bảo hiểm PVI tự tin chinh phục mục tiêu lịch sử trong năm bản lề 30 năm thành lập.
SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

Ngày 25/4, Ngân hàng Đông Nam Á tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên, thông qua kế hoạch kinh doanh và bầu thành viên Hội đồng quản trị mới.
Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 lên đến 15%, lần đầu tiên có kế hoạch chia cổ tức sau 9 năm
Thị trường nội địa:

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đối diện với thách thức, thị trường nội địa hơn 100 triệu dân sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025.
Chiến lược

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

Techcombank là ngân hàng tiên phong đón đầu xu hướng, kiến tạo môi trường làm việc hiện đại, chuẩn quốc tế, nơi hội tụ của những nhân tài xuất sắc,
MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

MB công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, tiếp tục khẳng định năng lực vận hành hiệu quả.
Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

Ngành ngân hàng bắt đầu triển khai giải ngân gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

CTS phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 43%, từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 ngày 24/4.
Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm

Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm

Công tác xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2025 sẽ theo hướng chọn lọc và tập trung vào những ngành, địa bàn trọng điểm.
KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

KienlongBank dự kiến trình chia 50% cổ tức, chào bán 50% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn.
Học viên ngành STEM được vay 440 triệu đồng không thế chấp

Học viên ngành STEM được vay 440 triệu đồng không thế chấp

Học sinh, sinh viên ngành STEM có thể vay tới 440 triệu đồng để trang trải học phí và sinh hoạt phí mà không cần tài sản đảm bảo.
Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

PGBank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 10 nghìn tỷ đồng vào cuối 2025 và mục tiêu lợi nhuận đạt 1.001 tỷ đồng.
Giải pháp công nghệ thúc đẩy sử dụng hoá đơn điện tử

Giải pháp công nghệ thúc đẩy sử dụng hoá đơn điện tử

Đây là nội dung hội thảo "Quy định về chế độ hóa đơn điện tử với hộ và cá nhân kinh doanh theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP" tổ chức ngày 24/4/2025 tại Hà Nội.
Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings vừa công bố kết quả đánh giá mới nhất đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Mobile VerionPhiên bản di động