Nỗ lực đưa hàng Việt trực tiếp vào kênh phân phối của Trung Quốc

Nếu hàng Việt Nam đi thẳng vào các kênh phân phối nước bạn mà không qua trung gian thì sẽ giúp nâng cao giá trị, sức cạnh và thuận lợi xây dựng thương hiệu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và chỉ đạo Lễ hội trái cây Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Lễ hội trái cây Việt Nam tổ chức ở Trung Quốc

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Thưa ông, ông đánh giá gì về vai trò của thị trường Trung Quốc đối với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam?

Trung Quốc là thị trường lớn với 1,4 tỷ dân, sức mua lớn, là thị trường hấp dẫn với không chỉ hàng hoá Việt Nam mà còn là hàng hoá của nhiều quốc gia khác. Với tốc độ nhập khẩu lớn đối với nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử, nông lâm thuỷ sản… đây là thị trường lớn mà Việt Nam không thể bỏ lỡ.

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đạt 38,28 tỷ USD, tăng nhẹ 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 1,44 tỷ USD).

Chiều ngược lại, 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 92,5 tỷ USD, tăng mạnh 34,25% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng 23,6 tỷ USD).

Nhìn vào con số kim ngạch xuất khẩu này, có thể thấy, Trung Quốc là bạn hàng rất quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có thể sớm đạt mốc 200 tỷ USD, chiếm đến gần 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Bên cạnh các kết quả tích cực, theo ông, đâu là điểm còn hạn chế trong việc gia tăng bền vững kim ngạch thương mại hai chiều?

Tuy là thị trường lớn nhưng Trung Quốc cũng ngày càng đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn như mã số vùng trồng, mã đóng gói, tiêu chuẩn xuất khẩu… Đây là điều doanh nghiệp phải lưu ý.

Nỗ lực đưa hàng Việt trực tiếp vào kênh phân phối của Trung Quốc

Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp tổ chức cùng với sự hợp tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Hiệp hội Rau quả Việt Nam và các đối tác Trung Quốc... (Ảnh: Nguyên Minh)

Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam nhập khẩu rất nhiều hàng hoá từ Trung Quốc. Đa phần trong đó là nguyên phụ liệu sản xuất, là không đáng lo. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhập khẩu rất nhiều nông sản, hàng tiêu dùng từ Trung Quốc. Do đó, phải nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá nội địa để gia tăng xuất khẩu sang thị trường này, từ đó giúp giảm bớt thâm hụt, tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều khung khổ hội nhập như FTA ASEAN – Trung Quốc, CPTPP… Song, khả năng tận dụng của Việt Nam theo tôi chỉ khoảng 30-40%. Các Bộ ngành đã tốn rất nhiều thời gian, công sức nhằm mở ra các khung khổ hội nhập này, cho nên các doanh nghiệp cần lưu ý tận dụng tốt hơn để gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đáng chú ý, hiện nay thương mại điện tử xuyên biên giới được Trung Quốc tận dụng tương đối tốt để đưa hàng hoá sang Việt Nam. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Việt Nam chưa tận dụng tốt ưu thế này. Do đó cần nỗ lực tận dụng ưu thế này, xây dựng các kho hàng lớn ở biên giới nhằm tận dụng lợi thế của các địa phương biên giới nhằm đưa hàng vào sâu thị trường Trung Quốc.

Với vai trò là một thị trường lớn và đặc biệt quan trọng của hàng Việt Nam, ông có lưu ý gì để kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng tăng trưởng bền vững?

Thời gian qua, thông qua các khung khổ hợp tác, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá nhập khẩu vào thị trường của nhau. Hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã đạt con số 180 tỷ USD và đang tràn trề cơ hội sớm tiến tới mốc 200 tỷ USD. Để tiếp tục gia tăng thương mại hai chiều một cách bền vững, cần phải lưu ý một số vấn đề:

Thứ nhất, đầu tư nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá để đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác tại thị trường Trung Quốc.

Thứ hai, nâng cao năng lực vận chuyển, giảm chi phí logistics để năng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi không chỉ Bộ Công Thương mà cả Bộ Giao thông Vận tải, các địa phương có chung đường biên giới cũng phải vào cuộc cải thiện hệ thống đường giao thông, đầu tư xây dựng kho bãi sát biên giới...

Thứ ba, đẩy mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm tận dụng lợi thế đưa hàng hoá Việt vào sâu thị trường Trung Quốc.

Thứ tư, hiện nay, hàng hoá Việt Nam vẫn qua các trung gian, đầu mối trước khi đến hệ thống phân phối của nước bạn. Cho nên các doanh nghiệp cần tăng cường làm việc, kết nối giao thương với các hệ thống phân phối, chợ, siêu thị của phía bạn nhằm đưa hàng hoá trực tiếp vào các kênh phân phối này, từ đó giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh, dễ dàng hơn trong xây dựng thương hiệu.

Thứ năm, Trung Quốc là thị trường rộng lớn và mỗi một tỉnh, một thành phố của Trung Quốc đều là một “mảnh đất” tiềm năng. Do đó, cần gia tăng các hoạt động xúc tiến thương mại chuyên sâu vào các địa phương của Trung Quốc để đa dạng cơ hội cho hàng hoá Việt Nam.

Thứ sáu, phát huy vai trò của các cơ quan thương vụ, văn phòng đại diện, các tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc để tăng cường thông tin thị trường, giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nước sở tại.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

11 tháng 2024, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 2 con số. Các FTA hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Tăng sức mạnh nội lực, doanh nghiệp sẽ nâng được kim ngạch.
Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, ngành da giày về đích, đạt trên 26 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 10% so với năm 2023. Nhiều nhãn hàng ưu tiên chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất.
11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao so với nhiều nước khu vực ASEAN và châu Á.
Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Tomato.
11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 384.719 tỷ đồng

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 384.719 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 đạt 384.719 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk.
Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm

Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm ''miếng bánh'' thị phần tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam chiếm tới 46,9% lượng sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu, đứng thứ hai, chỉ sau Thái Lan với 52,4%.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Đà Nẵng đang nỗ lực tăng ca để kịp xuất những container hàng cuối cùng trước năm mới 2025, hoàn thành vượt mục tiêu năm 2024.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các công cụ chính sách, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8%, cao gần gấp 3 lần so với mục tiêu Chính phủ giao.
Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Xuất khẩu hàng hóa đứng trước nhiều thách thức khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách nhập khẩu đòi hỏi sự chuẩn bị từ sớm, từ xa của các doanh nghiệp, ngành hàng.
Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa tổ chức đoàn công tác sang thị trường Trung Quốc nhằm triển khai loạt hoạt động đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, 11 tháng năm 2024, xuất khẩu quế thu về gần 250 triệu USD.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 185,4 tỷ USD, gần tiệm cận con số 200 tỷ USD kỷ lục từ trước đến nay.
Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng 15,4%, cán cân thương mại xuất siêu 24,31 tỷ USD. Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu
Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 4,84 tỷ USD, giảm 15,4% về lượng, nhưng tăng 32,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
11 tháng năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả của năm 2023

11 tháng năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả của năm 2023

Theo Tổng cục Thống kê, sau 11 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt 122,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu.
Xuất khẩu rau, quả đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Xuất khẩu rau, quả đạt mức cao nhất từ trước đến nay

11 tháng, xuất khẩu rau, quả đạt 6,66 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, cả năm 2024 có thể thu về 7,2 tỷ USD.
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh

11 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 3.933 tấn, tăng mạnh so với con số 129 tấn cùng kỳ năm trước.
Inphographic | Xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024

Inphographic | Xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024

Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4%, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động