Nợ chồng nợ - ngư dân Nghệ An vỡ mộng tàu 67

Tính đến nay, theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 90 khách hàng (có 31 tàu hoạt động có hiệu quả, trả gốc/lãi đúng cam kết, 59 tàu hoạt động cầm chừng, không trả được nợ gốc/lãi theo cam kết), dư nợ 438,4 tỷ đồng, dư nợ gốc quá hạn đến thời điểm này là 121,74 tỷ đồng.

Sau gần 6 năm làm ăn, rất nhiều con tàu mang tên 67 ở Nghệ An hoạt động không hiệu quả, chủ tàu mắc nợ ngân hàng hàng chục tỷ đồng. Hiện nay, dư nợ cho vay đối với các chủ tàu 67 lên tới 438,4 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc quá hạn đến thời điểm này là 121,74 tỷ đồng. Đã vậy, nhiều chủ tàu còn đối mặt với nỗi lo tàu nằm bờ do không mua được bảo hiểm, nợ nần chồng chất. Các chủ tàu đã phải theo ngân hàng ra tòa, nhiều ngư dân đang đứng trước nguy cơ mất tàu, mất nhà…

Nợ chồng nợ - ngư dân Nghệ An vỡ mộng tàu 67
Nghệ An có 104 tàu công suất lớn được đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Có thể nói Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã tạo ra bước đột phá về công suất, công nghệ, phương thức khai thác hải sản; đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của đông đảo bà con ngư dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh biển đảo, chủ quyền quốc gia.

Tại Nghệ An, việc thực hiện Nghị định 67/2014 và Nghị định 17/2018 của Chính phủ về hỗ trợ cho vay đóng mới tàu cá vươn khơi đã tạo bước đột phá về công suất, công nghệ, phương thức khai thác hải sản. Đến nay, số tàu đóng mới theo Nghị định 67 có 104 tàu, với tổng công suất máy chính theo thiết kế trên 83.800 CV. Trong đó tàu vật liệu vỏ gỗ 90 tàu, vỏ thép 9 tàu, vỏ Composite 5 tàu. Tổng số vốn được các ngân hàng thương mại cho vay theo chính sách hỗ trợ của Nghị định 67/CP là 860 tỷ đồng. Các tàu 67 đánh bắt bằng các nghề: chụp, lưới rê, vây.

Thời điểm này, ngư dân Nguyễn Do Thái, ở huyện Diễn Châu là người bị ngân hàng xếp vào trường hợp cố tình chây ì không trả nợ. Anh Thái, nói “ Gia đình mình vay ngân hàng hơn 22 tỉ đồng để đóng hai chiếc tàu vỏ thép. Nhưng đến nay mới chỉ trả được hơn 1,5 tỉ. Không phải tôi muốn chây ì, mà do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, nhiều lúc tàu ra khơi gần một tháng mà không đủ tiền dầu, tiền nhân công. Để trả được hơn 1,5 tỉ cho ngân hàng tôi phải bán đi hai mảnh đất. Giờ cả hai chiếc tàu nằm bờ, đang chờ phát mại tài sản mà không ai mua, cũng muốn bán để trả nợ cho ngân hàng chuyển sang nghề khác chứ tôi sợ nghề đi biển này lắm rồi…”.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, đến 28/02/2021, có 31 tàu hoạt động có hiệu quả, trả gốc/lãi đúng cam kết, 59 tàu hoạt động cầm chừng, không hiệu quả, không trả được nợ gốc/lãi theo cam kết, dư nợ 438,4 tỷ đồng, dư nợ gốc quá hạn là 121,74 tỷ đồng. Trong số đó có 51 khách hàng bị chuyển nợ xấu với dư nợ xấu là 366,6 tỷ đồng; 6 tàu đã bàn giao xử lý tài sản dư nợ 39,3 tỷ đồng; 5 tàu không thể hoạt động do gặp rủi ro trong quá trình khai thác, dư nợ 39,1 tỷ đồng. Đến nay, hầu hết các khoản vay để đóng tàu vỏ thép đều bị chuyển sang nợ xấu, nợ quá hạn.

Nợ chồng nợ - ngư dân Nghệ An vỡ mộng tàu 67

Đến nay, hầu hết các khoản vay để đóng tàu vỏ thép đều bị chuyển sang nợ xấu, nợ quá hạn.

Về chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, từ năm 2014 đến 2019 có 4.281 tàu tham gia bảo hiểm. Số phí bảo hiểm Ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 82 tỷ đồng. Số tiền bồi thường bảo hiểm trên 118 tỷ đồng. Từ cuối năm 2019 đến nay, Công ty Bảo hiểm PJICO Nghệ An không triển khai bán theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

Đại diện các Ngân hàng cho biết, một số chủ tàu vỏ thép làm ăn hiệu quả nhưng “tát nước theo mưa” với các tàu bị sự cố hư hỏng để “chây ì” không trả nợ ngân hàng. Trong 2 năm qua, tỉnh Nghệ An cùng các ban ngành liên quan cùng “tính kế” cho các chủ tàu vỏ thép bàn giải pháp trả nợ ngân hàng nhưng không có kết quả, đành kéo nhau ra Tòa. Đến thời điểm này, nợ chồng nợ kéo dài, các ngân hàng và chủ tàu - kéo nhau ra toà, phát mại tài sản là các con tàu.

Tại Nghệ An đã có trên 20 khách hàng đang bị các ngân hàng khởi kiện hoặc cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thu hồi vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ thông qua hình thức khởi kiện ra tòa thường mất nhiều thời gian; quá trình xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển thông qua thi hành án hoặc tự xử lý bị kéo dài do nhu cầu về tàu đánh bắt cá giảm mạnh so với lúc đóng mới; đồng thời, phát sinh nhiều chi phí khác như chi phí bảo quản, bảo dưỡng con tàu. Có những con tàu đã tổ chức đấu giá lần thứ 5, kéo dài nhiều tháng trời nhưng vẫn chưa có người mua, trong lúc chi phí bảo quản tàu mất hàng triệu đồng mỗi ngày.

Để tìm hướng ra cho tàu 67, trong cuộc làm việc của UBND tỉnh Nghệ An ngày 29/3 vừa qua, ông Hoàng Nghĩa Hiếu Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng với các ban ngành đã họp bàn tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị định 67/CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sảntiếp tục gỡ vướng giúp ngư dân có điều kiện vươn khơi trở lại.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT sớm có giải pháp đối với những chủ tàu hoạt động không hiệu quả, nhưng có khả năng chuyển đổi nghề. Những chủ tàu cố ý chây ỳ không trả nợ... thì có giải pháp cụ thể giữa ngân hàng và chủ tàu theo quy định của pháp luật. Cùng đó, tham mưu cho UBND tỉnh để có hướng tháo gỡ vướng mắc đối với từng chủ tàu. Các địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chính sách theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Nghị định số 17/2018/NĐ-CP để ngư dân hiểu đúng về chính sách của Nhà nước, trong đó phải quán triệt rõ cho các chủ tàu hiểu trách nhiệm trước pháp luật về phần vốn vay của mình. Các địa phương có ngư dân vay vốn tàu 67 cần nắm bắt và tham mưu UBND tỉnh xử lý kịp thời các tồn tại, vướng mắc của ngư dân, cũng như công tác thu hồi nợ vay của đội tàu 67.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ trì phối hợp với Ban chỉ đạo 67 của tỉnh, chính quyền địa phương và các chủ tàu tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá, phân loại các trường hợp chưa hoặc không trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết để có hướng xử lý cụ thể, hiệu quả cho từng trường hợp. Đối với Công ty Bảo hiểm PJICO sớm trả lời dứt điểm đối với các chủ tàu bị rủi ro, giải quyết các hồ sơ của ngư dân đã kéo dài nhiều năm qua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu: tỉnh Nghệ An kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng cần có chính sách giãn nợ, chính sách mua bảo hiểm, giảm lãi suất vay vốn cho ngư dân, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, để họ tiếp tục vươn khơi bám biển, có như vậy họ mới có điều kiện tiếp tục trả nợ ngân hàng. Không chỉ bám biển đánh bắt hải sản, ngư dân còn là “cột mốc sống” bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình có thư động viên doanh nghiệp tỉnh trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
Chủ tịch tỉnh Hòa Bình đối thoại với thanh niên

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình đối thoại với thanh niên

Thanh niên tỉnh Hòa Bình đối thoại với Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Bùi Đức Hinh về chuyển đổi số, khởi nghiệp, phát triển văn hóa và đổi mới sáng tạo.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Quý I/2025, thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đẩy mạnh, với tổng vốn khoảng 994,73 triệu USD và gần 28.332,2 tỷ đồng.
Kiên Giang và An Giang từng sáp nhập rồi chia tách thế nào?

Kiên Giang và An Giang từng sáp nhập rồi chia tách thế nào?

Trong lịch sử, tỉnh Long Châu Hà khi xưa từng được sáp nhập bởi một phần diện tích của tỉnh Kiên Giang, An Giang và TP. Cần Thơ ngày nay.
Dự án giao thông liên kết vùng miền Trung: Khó do đâu?

Dự án giao thông liên kết vùng miền Trung: Khó do đâu?

Việc chậm bàn giao mặt bằng đã khiến cho việc thi công tuyến đường giao thông Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Quý 1/2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, bất chấp những thách thức từ thị trường và chi phí sản xuất.
Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu không chỉ tại Bắc Trung Bộ, khi thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng đánh dấu bước ngoặt quan trọng của tỉnh nhà và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Chiến thắng Hàm Rồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đóng góp to lớn vào Ðại thắng mùa Xuân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

Lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày mai (4/4/2025), thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Bình Thuận là tỉnh trội hơn về quy mô kinh tế so với 2 địa phương còn lại. Tuy nhiên, nếu sáp nhập 3 tỉnh này với nhau sẽ có nhiều dư địa để phát triển.
Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương sẽ phối hợp với lãnh đạo địa phương sáp nhập chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh khi sáp nhập.
Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Trong 15 năm hình thành và phát triển, Tân Cảng Hiệp Phước đang nỗ lực từng ngày để trở thành điểm sáng trong hoạt động logistics khu vực phía Nam.
Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Chiều 3/4, TP. Hải Phòng tổ chức lễ phát động giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 năm 2025, với chủ đề “Hải Phòng - thành phố thân thiện”.
Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Có những thời điểm Đồng Nai và Bình Phước đều thuộc trấn Biên Hòa. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập, 2 địa phương này đã khẳng định sức vóc trong khu vực.
Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Sáng 3/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Bộ tư lệnh Quân khu 4 vừa phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc'.
Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

Lễ meeting hưởng ứng "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện", nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong trào hiến máu tình nguyện đã có nhiều người đăng ký hiến mô, tạng.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, TP. Hồ Chí Minh đang tiên phong đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn TP. Hải Phòng tham gia lớp tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí.
Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tối 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 với hơn 250 gian hàng được quảng bá, giới thiệu.
Thái Nguyên: Người dân

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 đoạn Km96 đến Km100+875 đã quá tải, xuống cấp, không còn phù hợp với nhịp phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của Thái Nguyên.
Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư.
Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng lưu thông mỗi ngày khiến các con đường 'huyết mạch' vào Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) xuống cấp trầm trọng.
Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Dự án cầu vượt đường sắt Đồng Hới chậm tiến độ do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực tháo gỡ để sớm hoàn thành công trình.
Mobile VerionPhiên bản di động