Ninh Thuận phát huy hiệu quả từ các nguồn lực đầu tư

Nhờ phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, đến nay diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống của người dân ở Ninh Thuận đã thay đổi đáng kể.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thị sát dự án năng lượng tái tạo Ninh Thuận chào đón, mời gọi các nhà đầu tư Đồng Nai Quyết liệt tháo gỡ, xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án điện năng lượng tái tạo

Từ một tỉnh thuộc nhóm tỉnh khó khăn nhất cả nước đến nay đã vươn lên trở thành tỉnh có mức thu nhập trung bình cao, Ninh Thuận đang tận dụng tối đa các nguồn lực đầu tư cho phát triển.

Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Nam- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau phiên thảo luật tại tổ về nội dung sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch, Luật Đấu thầu, Luật PPP vào ngày 30/10 vừa qua.

Thưa ông, thời gian qua, Ninh Thuận đã thực hiện Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự án thành phố Phan Rang – Tháp Chàm với quyết tâm chính trị như thế nào?

Ninh Thuận phát huy hiệu quả từ các nguồn lực đầu tư
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam (Ảnh: Văn Nỷ)

Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng nhu cầu chi, chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Được sự quan tâm của Ngân hàng Thế giới, tỉnh Ninh Thuận được tài trợ tham gia vào giai đoạn II của Dự án Môi trường bền vững các thành phố Duyên hải, tiếp nối dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải, Việt Nam (Dự án VSMT). Theo đó, Ngân hàng Thế giới tài trợ gồm 04 Tiểu dự án: Tiểu dự án thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; Tiểu dự án thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; Tiểu dự án thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và Tiểu dự án thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, tỉnh Ninh Thuận được bổ sung vào giai đoạn II và là tỉnh có tổng mức đầu tư lớn nhất trong 4 tỉnh tham gia dự án, với mục tiêu sau khi được đầu tư hoàn thiện sẽ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe của người dân các thành phố tham gia dự án thông qua việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, tạo cảnh quan đô thị; hỗ trợ tăng cường quản lý dự án và cải cách thể chế nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.

Dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của địa phương, vì vậy trong các năm vừa qua đều được tỉnh quan tâm, đưa vào danh mục các công trình trọng điểm. Trong những năm đầu, dự án gặp rất nhiều khó khăn như: Chậm được phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; chịu tác động của đại dịch Covid-19, thi công trong đô thị, hạ tầng ngầm nhiều, đặc biệt nhất là công tác giải phóng mặt bằng với hơn 1.500 hộ dân bị ảnh hưởng, tổng diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn hơn 351.466 m2 đã ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ, thời gian thực hiện dự án.

Thành phố Ninh Thuận
Diện mạo đô thị của Ninh Thuận ngày càng khang trang, hiện đại (Ảnh: Văn Nỷ)

Có lúc phía nhà tài trợ cũng như tỉnh đã tính tới phương án cắt giảm một số hạng mục đầu tư để triển khai thực hiện đáp ứng được tiến độ Hiệp định đã ký kết. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao nhất trong việc triển khai hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình để đảm bảo yêu cầu mục tiêu của dự án đã đề ra, từ đầu năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như: Kiện toàn bộ máy lãnh đạo chủ đầu tư dự án; thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng của dự án; báo cáo cấp thẩm quyền để chỉ đạo các Cấp ủy Đảng, Mặt trận và tổ chức đoàn thể các cấp cùng chung tay vào cuộc. Cá nhân tôi cùng với các đồng chí lãnh đạo địa phương thường xuyên kiểm tra thực địa để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con vùng dự án, các đơn vị thi công trực tiếp để có các chỉ đạo kịp thời.

Đến nay, dự án đã triển khai hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình theo mục tiêu đã đề ra, giải quyết được tình hình thoát nước, thu gom, xử lý nước thải, tạo cảnh quan môi trường, đô thị của thành phố, góp phần giải quyết được công tác vệ sinh môi trường đô thị, tạo môi trường sống lành mạnh cho người dân vùng dự án, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí về phát triển đô thị của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Qua đây ông đánh giá thế nào về vai trò của các nguồn lực đầu tư đối với các tỉnh còn khó khăn như Ninh Thuận cũng như của các dự án, chương trình hợp tác phát triển nói chung, thưa ông?

Thời gian qua, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Ninh Thuận đầu tư 5 dự án với với tổng vốn trên 3.000 tỷ đồng, gồm: Môi trường bền vững 2.253 tỷ đồng; mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả 230 tỷ đồng, sửa chữa và nâng cao an toàn đập 77 tỷ đồng; khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung 412 tỷ đồng; xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở 92 tỷ đồng.

Đến nay, cả 5 dự án đã hoàn thành, phát huy hiệu quả, mục tiêu đầu tư, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt hơn các vấn đề an sinh xã hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Công trình Dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Tp. Phan Rang - Tháp Chàm đã hoàn thành đưa vào sử dụng hiệu quả.
Công trình Dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án TP. Phan Rang - Tháp Chàm đã hoàn thành đưa vào sử dụng hiệu quả (Ảnh: Văn Nỷ)

Đối với dự án Môi trường bền vững hoàn thành có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe của người dân, tạo quan cảnh đô thị, hỗ trợ tăng cường quản lý và cải cách thể chế nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.

Đảng bộ tỉnh và nhân dân rất vui mừng, phấn khởi và trân trọng sự giúp đỡ, hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, trong đó có đoàn công tác và các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới trong việc giải quyết các vấn đề thực hiện Dự án.

Vậy hiệu quả mà dự án mang lại như thế nào cho sự phát triển của Ninh Thuận thưa ông?

Ninh Thuận từ một tỉnh trong nhóm tỉnh khó khăn nhất cả nước đến nay đã vươn lên trở thành tỉnh có mức thu nhập trung bình cao cả nước. Khả năng huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật được tập trung đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại, tăng tính kết nối. Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư quá lớn, tập trung nhiều nguồn lực đầu tư hạ tầng tại các vùng xung yếu, phòng chống thiên tai. Đối với kết cấu hạ tầng đô thị nhiều nơi vần còn xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng ngập úng cục bộ ở một số đô thị chưa được khắc phục có hiệu quả.

Thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Ninh Thuận, chính quyền và nhân dân các dân tộc của tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2030 tỉnh có 12 đô thị, trong đó tập trung đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu đô thị mới theo hướng hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường, ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị thành phố Phan Rang-Tháp Chàm thành đô thị hiện đại, thông minh, đô thị du lịch, dịch vụ sinh thái gắn với nâng chất lượng các tiêu chí đô thị loại I và các đô thị vệ tinh Khánh Hải, Tân Sơn, Phước Dân thành đô thị loại IV.

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian đến, Ninh Thuận mong muốn Ngân hàng thế giới tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh đầu tư hạ tầng cải thiện môi trường, thích ứng với Biến đổi khí hậu các đô thị, giải quyết các khu vực thường xuyên bị ngập úng ở khu vực trung tâm, kết nối các hệ thống thoát nước, nước thải để tạo thành một hệ thống hoàn thiện, đáp ứng đủ nhu cầu và có tính tới yếu tố biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tăng cường khả năng thu gom và xử lý nước thải, hạn chế nước thải thải trực tiếp ra môi trường nước; Ngoài ra, tỉnh cũng mong muốn Ngân hàng thế giới quan tâm hỗ trợ cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân địa phương.

Với thành công và hiệu quả mang lại của dự án, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận cảm ơn các đối tác/nhà tài trợ và mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Trung ương và các nhà tài trợ quốc tế trong việc triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo đảm đời sống, sản xuất, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế- xã hội bền vững của địa phương.

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dự án đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Phúc: Đảm bảo điện cho người dân cổ vũ bóng đá

Vĩnh Phúc: Đảm bảo điện cho người dân cổ vũ bóng đá

UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đảm bảo điện chiếu sáng tại các tuyến đường, đảm bảo điện phục vụ tốt nhất cho người dân cổ vũ bóng đá.
TP. Hồ Chí Minh: Đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại

TP. Hồ Chí Minh: Đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại

TP. Hồ Chí Minh hướng đến là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại; tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước.
Quảng Bình: Tăng cường quản lý giá dịp Tết Nguyên đán

Quảng Bình: Tăng cường quản lý giá dịp Tết Nguyên đán

UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán.
Bắc Giang: Công nhận 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Bắc Giang: Công nhận 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

UBND tỉnh Bắc Giang công nhận 3 xã Trung Sơn, Nghĩa Trung, Minh Đức (TX.Việt Yên) đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục.
Lào Cai: Ưu tiên nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Lào Cai: Ưu tiên nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai chỉ đạo, trong năm 2025, tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên tối đa nguồn lực hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát…

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI

Năm 2024, Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI

Trong năm 2024, tỉnh Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI (tăng 37%) và khoảng 138.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, tăng gấp 21 lần vốn đăng ký so cùng kỳ.
Lai Châu: Nhiều hoạt động, công trình mang đậm dấu ấn thanh niên

Lai Châu: Nhiều hoạt động, công trình mang đậm dấu ấn thanh niên

Năm 2024, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều hoạt động, công trình mang đậm dấu ấn thanh niên.
Kế hoạch sắp xếp tinh gọn bộ máy TP. Đà Nẵng

Kế hoạch sắp xếp tinh gọn bộ máy TP. Đà Nẵng

TP. Đà Nẵng đã chính thức ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan, đơn vị.
Sáng ngày 2/1, tỉnh Bắc Ninh công bố công tác cán bộ

Sáng ngày 2/1, tỉnh Bắc Ninh công bố công tác cán bộ

Ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Quế Võ - được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Bắc Ninh, kể từ ngày 2/1.
TP. Cần Thơ: Chợ hoa Xuân 2025 có gì hấp dẫn?

TP. Cần Thơ: Chợ hoa Xuân 2025 có gì hấp dẫn?

TP. Cần Thơ tổ chức Chợ hoa Xuân 2025 với nhiều hoạt động phục vụ đáp ứng nhu cầu mua sắm, tham quan và giải trí của người dân và du khách.
Phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn bộ máy tỉnh Lào Cai

Phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn bộ máy tỉnh Lào Cai

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Kết luận về phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai.
Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo của Sở Công Thương Tuyên Quang, giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2024 đạt 23.730 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2023.
Bình Thuận có 89 dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Bình Thuận có 89 dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Tính đến hết năm 2024, các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Thuận thu hút được 89 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó 63 dự án trong nước, 26 dự án đầu tư nước ngoài.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường kiểm tra hàng hóa phục vụ Tết

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường kiểm tra hàng hóa phục vụ Tết

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Nhập Đảng bộ huyện Đông Sơn vào Đảng bộ TP. Thanh Hóa

Nhập Đảng bộ huyện Đông Sơn vào Đảng bộ TP. Thanh Hóa

Tỉnh ủy Thanh Hóa đã công bố quyết định về việc thành lập Đảng bộ TP. Thanh Hóa trên cơ sở nhập Đảng bộ huyện Đông Sơn vào Đảng bộ TP. Thanh Hóa.
Hơn 2.000 người tham gia Lễ Chào cờ tại quảng trường tỉnh Lai Châu

Hơn 2.000 người tham gia Lễ Chào cờ tại quảng trường tỉnh Lai Châu

Tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu diễn ra Lễ Chào cờ chào năm mới 2025 với sự tham gia của trên 2.000 người.
Các tỉnh miền Tây rộn ràng chào năm mới 2025

Các tỉnh miền Tây rộn ràng chào năm mới 2025

Hàng nghìn người dân các tỉnh miền Tây ở Cần Thơ và Bạc Liêu đã đổ về các địa điểm tổ chức sự kiện để cùng nhau đón chào năm mới 2025 trong không khí náo nhiệt.
Vĩnh Phúc: Thông xe cầu vượt vốn đầu tư 488 tỷ đồng

Vĩnh Phúc: Thông xe cầu vượt vốn đầu tư 488 tỷ đồng

Sáng 1/1/2025, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức thông xe công trình cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành, phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên.
Tổ chức Lễ Chào cờ tại Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng

Tổ chức Lễ Chào cờ tại Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng

Sáng nay (1/1/2025), tại khu vực Quốc môn Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Ma Lù Thàng đã tổ chức nghi lễ Chào cờ chào năm mới 2025.
Quảng Ninh: Rực rỡ pháo hoa chào năm mới 2025

Quảng Ninh: Rực rỡ pháo hoa chào năm mới 2025

Tối 31/12, tại Quảng trường 30/10, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025.
Hải Phòng chào năm mới 2025, công bố biểu tượng thành phố

Hải Phòng chào năm mới 2025, công bố biểu tượng thành phố

Tối 31/12, tại quảng trường Nhà hát TP. Hải Phòng diễn ra chương trình nghệ thuật “Hải Phòng chào năm mới 2025 - Lễ trao giải, công bố biểu tượng thành phố.
Hải Phòng đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại

Hải Phòng đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại

Năm 2025, TP. Hải Phòng tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước; bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 12,5%.
Hà Nội công bố 10 sự kiện, vấn đề nổi bật 2024

Hà Nội công bố 10 sự kiện, vấn đề nổi bật 2024

Chiều 31/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội công bố 10 sự kiện, vấn để nổi bật của Thủ đô năm 2024.
Hà Nội: Huyện Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Hoài Đức, Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự kiến năm 2025, Hoài Đức sẽ có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Lai Châu: Phát động phong trào thi đua năm 2025

Lai Châu: Phát động phong trào thi đua năm 2025

UBND tỉnh Lai Châu ban hành chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh 2025
Mobile VerionPhiên bản di động