Ninh Bình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống phát triển du lịch nông thôn

Giai đoan 2021-2025 , tỉnh Ninh Bình xác định xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống phát triển du lịch nông thôn.
Nông thôn mới Ninh Bình: Tăng tốc và hiệu quả

Du lịch Ninh Bình và bước phát triển đột phá

Ninh Bình là vùng đất Cố đô với hàng ngàn năm lịch sử, yên bình chan hòa với thiên nhiên, sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, nổi tiếng như: Tam Cốc - Bích Động, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, suối nước khoáng nóng Kênh Gà, Biển Kim Sơn - Cồn Nổi; Hệ thống hồ: Đồng Chương, Yên Thắng, Đồng Thái.

Ninh Bình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống phát triển du lịch nông thôn

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, những năm qua tỉnh Ninh Bình đã tích cực phát huy những tiềm năng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt ngành du lịch tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ.

Toàn tỉnh hiện có 1.821 di tích, gồm 298 di tích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt). Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Hạ tầng các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến tham quan du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng; một số khu, điểm du lịch, khách sạn cao cấp được đầu tư hoàn thiện đưa vào phục vụ khách du lịch có hiệu quả.

Tốc độ tăng trưởng (giai đoạn 2009-2019) về khách du lịch đạt 13,11%/năm, về doanh thu du lịch đạt 30,78%/năm. Năm 2019, Ninh Bình đón 7,65 triệu lượt, doanh thu đạt trên 3.671 tỷ đồng. Năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch toàn thế giới, trong nước nhưng tỉnh vẫn thu hút 1.325.000 lượt khách, doanh thu đạt gần 935 tỷ đồng.

7 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh ước đón hơn 2,163 triệu lượt khách, đạt 233,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: khách nội địa đón gần 2,139 triệu lượt khách, khách quốc tế hơn 24 nghìn lượt khách. Doanh thu ước đạt gần 1.448 tỷ đồng, đạt 244,4% so với cùng kỳ năm 2021. Du lịch đã thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Ninh Bình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống phát triển du lịch nông thôn

Nông thôn mới là động lực cho du lịch

Đến Ninh Bình ngày nay, khách du lịch sẽ không chỉ choáng ngợp bởi những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn choáng ngợp bởi hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Hệ thống đường xá sạch đẹp kéo dài đến các thôn, biển báo, vạch kẻ đường... đảm bảo an toàn giao thông cho người dân và khách du lịch. Đặc biệt, công tác an ninh, an toàn cho khách du lịch cũng là một trong những điểm mạnh mà Ninh Bình mang lại cho du khách.

Những bức tranh đường làng đầy màu sắc, vườn hoa, những nhà văn hóa, trường học, trạm y tế xã khang trang tạo một cảnh quan rất thu hút khách du lịch. Đây đều là những thành quả của hoạt động xây dựng nông thôn mới địa phương.

Ninh Bình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống phát triển du lịch nông thôn

Đối với việc phát triển nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình hiện có 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 100%); trong đó có 17 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 275 thôn được công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 8/8 huyện, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 7 huyện, thành phố (huyện Hoa Lư, huyện Yên Khánh, huyện Gia Viễn, huyện Yên Mô, huyện Nho Quan; TP. Tam Điệp, TP. Ninh Bình) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Kim Sơn đang hoàn thiện thủ tục hồ sơ trình các sở, ngành của tỉnh thẩm tra các tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Hứa hẹn từ nay đến cuối năm 2022, quân và dân Ninh Bình tiếp tục phấn đấu thêm nhiều xã về đích nông thôn mới nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Để tạo điều kiện cho du lịch nông thôn phát triển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình đã tham mưu cho tỉnh ban hành chính sách và định hướng cho người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Điển hình là mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp du lịch ở Hoa Lư, Tam Điệp; chuyển đổi các cây trồng màu truyền thống sang trồng cúc dược liệu, hướng dương kết hợp du lịch ở Hoa Lư, Yên Khánh; những đồi hoa, đồi dứa, đồi chè ở Tam Điệp ngoài làm nguyên liệu cho chế biến đã được quảng bá thành các địa điểm check in, chụp ảnh.

Xây dựng nông thôn mới gắn du lịch với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

Đặc biệt, ngày 03/6/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Du lịch và Sở Văn hóa – Thể thao đã ký kết chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa, phát triển du lịch nông thôn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025. Đây là cơ sở để các ngành phối hợp tổ chức triển khai phát triển du lịch nông thôn một cách đồng bộ, hiệu quả.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền địa phương, một số doanh nghiệp tư nhân cũng tích cực hưởng ứng và thành công với nhiều mô hình nông nghiệp du lịch như du lịch cộng đồng du khảo đồng quê; một ngày làm nông dân và tour du lịch nông thôn tại xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Gia Vân – Gia Viễn; du lịch trang trại xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp; du lịch cộng đồng (homestay) tại xã Gia Vân, Gia Sinh huyện Gia Viễn, xã Trường Yên, xã Ninh Hải, Ninh Xuân, Ninh Thắng huyện Hoa Lư; du lịch trải nghiệm làng nghề tại gốm Bồ Bát, thêu ren Văn Lâm, đá Ninh Vân, du lịch Cúc Phương…

Việc khôi phục các nhà văn hóa truyền thống, duy trì các làn điệu cổ: hát xẩm, hát đúm, điệu múa cồng chiêng... đã mang lại một nét đặc sắc thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình.

Ninh Bình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống phát triển du lịch nông thôn

Phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được xác định là một trong những động lực đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng nông thôn mới bền vững tại Ninh Bình nói riêng và trên cả nước nói chung.

Đặng Hiền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ hội

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

Chiều 29/4, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức họp báo sự kiện “Khuyến mãi hàng hiệu năm 2025 - Flash Sale Holiday”.
TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

TP. Hồ Chí Minh thông xe kỹ thuật 5 đoạn đường dọc kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên, thúc đẩy kinh tế đô thị và kết nối hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm.
Khai mạc hội chợ triển lãm

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Tối 28/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025".
Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt tại Khu kinh tế Vũng Áng khánh thành sẽ góp phần hiện thực hóa cam kết hợp tác đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên trực tiếp tham gia livestream, quảng bá nông sản địa phương với người tiêu dùng trên nền tảng số.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Tỉnh Nghệ An vừa làm việc với Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam và Công ty TNHH VSIP Nghệ An để tháo gỡ khó khăn tại các khu công nghiệp VSIP.
Nghệ An: Tiểu thương được

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Kinh doanh ở chợ truyền thống gặp khó khăn nên nhiều tiểu thương tại Nghệ An mong muốn chuyển sang bán hàng online nhưng hình thức này cũng không dễ dàng.
Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, mưa to vào thời kỳ đậu quả khiến hoa và trái nhỏ bị thối, đào Bắc Hà mất mùa.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Các hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua của ngành Công Thương Đắk Nông đã giúp tiêu thụ hiệu quả sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Ngày 19/4, Bà Rịa - Vũng Tàu đồng loạt tổ chức lễ khởi công, thông xe và khánh thành các công trình giao thông - y tế quan trọng của địa phương.
Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Ngày 19/4, tỉnh Long An tổ chức Lễ khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Sáng 19/4, tại Quảng Bình, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Đồng Hới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó thống nhất đấu thầu khu đất 43 ha thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Long Sơn.
Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm 65% đơn vị hành chính cấp xã, hướng tới bộ máy tinh gọn, hiệu quả, phát huy lợi thế phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, quyết nghị các nội dung trọng yếu, trong đó có tiến độ sắp xếp bộ máy đơn vị hành chính các cấp.
Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận đã và đang biến thách thức thành lợi thế phát triển kinh tế xanh; "thắp sáng" từ nắng gió, từng bước hình thành trung tâm năng lượng của cả nước.
DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024 được triển khai theo Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 của UBND tỉnh Sơn La, trong khuôn khổ dự án GREAT 2 do Chính phủ Úc tài trợ.
Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Nhiều nông dân tỉnh Hà Nam đang từng bước làm chủ kỹ thuật, mở lối phát triển bền vững mô hình trồng nấm linh chi dược liệu của địa phương.
Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Với gần 100 sản phẩm OCOP được công nhận, Đắk Nông triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương.
Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Trước dự kiến về sáp nhập tỉnh, Long An được biết đến là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư FDI, còn Tây Ninh có thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (Ninh Thuận) mục tiêu hình thành một nhà máy điện công suất 1.500 MW, kho cảng LNG công suất từ 1 đến 1,2 triệu tấn LNG/năm.
Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Chiều 15/4, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng phương án hợp nhất HĐND cấp tỉnh.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Bên cạnh những lợi thế truyền thống thì hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang vẫn đang nỗ lực đột phá, thu hút và tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho miền Tây.
Mobile VerionPhiên bản di động