Những quốc gia đang xúc tiến xây dựng thị trường carbon
Những quốc gia đang xúc tiến xây dựng thị trường carbon
Các quốc gia có tài nguyên rừng phong phú như Costa Rica đang xem xét tham gia một cách chiến lược vào thị trường carbon trong bối cảnh triển khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).
Rừng là nguồn tín chỉ carbon tuyệt vời bởi cây rừng hấp thụ một lượng CO2 khổng lồ từ khí quyển thông qua quá trình quang hợp |
Tại Đông Nam Á, Campuchia có nhiều kinh nghiệm về thị trường carbon tự nguyện trong ngành lâm nghiệp. Cùng với NDC cập nhật và Chiến lược dài hạn đầy tham vọng về trung hòa carbon, Campuchia cũng đang nhìn nhận, đánh giá một cách chiến lược về những cơ hội mà thị trường carbon quốc tế có thể mang lại trong việc huy động đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như năng lượng, rừng và sử dụng đất.
Ct ảnh 1 Rừng là nguồn tín chỉ carbon tuyệt vời bởi cây rừng hấp thụ một lượng CO2 khổng lồ từ khí quyển thông qua quá trình quang hợp.
Trong khi đó, một số quốc gia như Ghana đã đi tiên phong trong việc thực hiện các công cụ thị trường carbon được phát triển thông qua hợp tác tự nguyện giữa các quốc gia theo Điều 6.2 của Thỏa thuận Paris.
Nếu tuân thủ các tiêu chuẩn cao về tính liêm chính và minh bạch, thị trường carbon có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cần thiết, bằng cách định giá ô nhiễm một cách hiệu quả và tạo ra động cơ kinh tế để giảm phát thải. Đồng thời, giúp mang lại một khoản tiền lớn cần thiết để nâng cao khả năng phục hồi.
Thị trường carbon là gì?
Thị trường carbon là một cơ chế tạo nguồn lực để thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon. Trên thị trường carbon, có 2 loại hàng hóa chính là hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon.
Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính tối đa mà một đơn vị phát thải được phép thải ra trong một khoảng thời gian nhất định. Tín chỉ carbon (carbon credit) là chứng nhận đại diện cho quyền phát thải ra một tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khí nhà kính khác được tổng hợp tương đương 1 tấn CO2 (viết tắt là tCO2e).
Các công ty hoặc cá nhân có thể thông qua thị trường carbon để bù đắp lượng phát thải khí nhà kính của họ bằng cách mua hạn ngạch phát thải hoặc tín chỉ carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.
Ảnh minh họa |
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới phải thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính để đạt được thỏa thuận chung tại Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các thỏa thuận quốc tế khác về khí nhà kính, từ đó nảy sinh nhu cầu mua bán phát thải. Tức là các quốc gia dư thừa quyền phát thải có thể bán cho các quốc gia phát thải nhiều hơn mục tiêu đã cam kết và ngược lại.
Do CO2 là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.
Tại sao thị trường carbon lại quan trọng?
Năm 2021, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã công bố báo cáo đánh giá lần thứ 6 về biến đổi khí hậu, trong đó bày tỏ quan ngại về việc phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng ở tất cả các lĩnh vực, mặc dù với tốc độ chậm hơn.
Bất chấp những bước tiến trong nỗ lực hạn chế biến đổi khí hậu, thế giới vẫn phải đối mặt với một thách thức rất lớn. Các nhà khoa học cảnh báo, sự nóng lên toàn cầu sẽ vượt quá 2 độ C trong thế kỷ 21 nếu chúng ta không đạt được mức giảm sâu về lượng phát thải khí nhà kính ngay từ bây giờ.
Các nhà khoa học cảnh báo, sự nóng lên toàn cầu sẽ vượt quá 2 độ C trong thế kỷ 21 nếu chúng ta không đạt được mức giảm sâu về lượng phát thải khí nhà kính ngay từ bây giờ. Ảnh minh họa: Reuters |
Theo IPCC, các nước đang phát triển sẽ cần tới 6 nghìn tỷ USD vào năm 2030 để tài trợ cho thậm chí chưa đến một nửa mục tiêu hành động về khí hậu của họ (được liệt kê trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định - NDC).
Tuy nhiên, báo cáo của IPCC cũng chỉ rõ, tất cả các quốc gia đều hành động chưa đủ để hiện thực hóa mục tiêu khí hậu, khi các khoản đầu tư tài chính thấp hơn từ 3 đến 6 lần so với mức cần thiết vào cuối thập kỷ này, và thậm chí còn có sự khác biệt rõ ràng hơn ở một số khu vực trên thế giới.
Vậy làm thế nào để chúng ta thúc đẩy và tài trợ cho sự chuyển đổi cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay? Nhiều quốc gia đang hướng đến phát triển thị trường carbon như một phần câu trả lời cho câu hỏi trên.
Tại sao thị trường carbon ngày càng thu hút sự quan tâm?
Tài chính carbon sẽ là chìa khóa để thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu cho phép, khuyến khích sử dụng các cơ chế thị trường như vậy thông qua Điều 6.
Đó là lý do tại sao trên khắp thế giới, sự quan tâm đến thị trường carbon ngày càng tăng - 83% NDC nêu rõ ý định sử dụng các cơ chế thị trường quốc tế để giảm phát thải khí nhà kính.
Các đại biểu thảo luận trong Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) tại Glasgow, Scotland, Anh ngày 13/11/2021. Ảnh: Reuters |
Các cuộc đàm phán liên quan đến việc vận hành các cơ chế tại Điều 6 trong Thỏa thuận Paris là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26) ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. Với những quyết định được đưa ra tại COP26, “Hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris” (Paris Rulebook) có thể được xem như đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề chi tiết cần được giải quyết.
Bước tiến lớn hơn đã đạt được tại hội nghị COP27, và các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục được tiến hành tại hội nghị của UNFCCC ở Bonn, Đức và COP28 ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào cuối năm nay.
Thách thức trong phát triển thị trường carbon
Cho đến nay, thế giới đã đạt được nhiều đồng thuận về các quy trình và phương thức để tiếp cận thị trường carbon. Nhiều quốc gia đã và đang xúc tiến xây dựng thị trường này để tạo nguồn tài chính cho các hành động giảm phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên, cũng có những lo ngại nghiêm trọng về một số vấn đề liên quan đến việc tính hai lần (double counting) một hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, vi phạm nhân quyền và quảng cáo xanh - greenwashing (các công ty tiếp thị sai thông tin “xanh” của họ, chẳng hạn như trình bày sai về các sản phẩm hoặc dịch vụ trung hòa khí hậu). Đó là lý do tại sao các cuộc đàm phán Thỏa thuận Paris về chủ đề này lại phức tạp và kéo dài đến vậy.
Để thị trường carbon thành công, những vấn đề này phải được giải quyết. Việc giảm thiểu và loại bỏ khí thải phải thực tế và phù hợp với NDC của quốc gia, phải có sự minh bạch trong hạ tầng thể chế và tài chính cho các giao dịch trên thị trường carbon. Đồng thời, phải có các biện pháp bảo vệ xã hội và môi trường đầy đủ để giảm thiểu mọi tác động tiêu cực của dự án cũng như và phát huy những tác động tích cực.
Bên cạnh đó, vấn đề nhân quyền cũng cần được tôn trọng, bao gồm cả quyền của người dân bản địa và cộng đồng địa phương.
Các thị trường carbon lớn trên thế giới
Một thí dụ về thị trường carbon bắt buộc đó là hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính (ETS). Hoạt động theo nguyên tắc “cap-and-trade" (hạn mức và thương mại), các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này – hoặc các quốc gia, như trong trường hợp ETS của Liên minh châu Âu (EU) – được chính phủ cấp giấy phép phát thải/môi trường hoặc quyền phát thải (cộng dồn lại thành tổng mức tối đa, hay số lượng giới hạn). Trong trường hợp vượt quá mức phát thải cho phép, các doanh nghiệp gây ô nhiễm bắt buộc phải mua giấy phép từ những chủ thể khác có sẵn giấy phép để bán.
Trong trường hợp vượt quá mức phát thải cho phép, các doanh nghiệp gây ô nhiễm bắt buộc phải mua giấy phép từ những chủ thể khác có sẵn giấy phép để bán |
Thị trường giao dịch khí thải quốc tế đầu tiên thuộc sở hữu của Liên minh châu Âu (EU) và đã đi vào hoạt động từ năm 2005. Đây là công cụ của Liên minh châu Âu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết đã ký trong Nghị định thư Kyoto trước đây và nay là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thị trường này chiếm khoảng 45% tổng lượng khí thải châu Âu và khoảng 3/4 thị trường carbon toàn cầu.
Có mấy loại thị trường carbon?
Có 2 loại thị trường carbon phổ biến: thị trường carbon bắt buộc (compliance carbon market) và thị trường carbon tự nguyện (voluntary carbon market).
Thị trường carbon bắt buộc là thị trường mà trong đó việc mua bán tín chỉ carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.
Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong Cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc Cơ chế đồng thực hiện (JI).
Dấu chân carbon là tổng lượng mức độ của khí thải nhà kính xuất phát từ quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người và cũng là vòng đời cuối cùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ đó |
Thị trường carbon tự nguyện là thị trường dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp và giảm dấu chân carbon (carbon footprint).
Dấu chân carbon là tổng lượng mức độ của khí thải nhà kính xuất phát từ quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người và cũng là vòng đời cuối cùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Nguồn cung tín chỉ carbon tự nguyện hiện nay chủ yếu đến từ các tổ chức tư nhân phát triển các dự án carbon, hoặc các chính phủ triển khai các chương trình được chứng nhận đạt tiêu chuẩn carbon về giảm thiểu và/hoặc loại bỏ phát thải.
Trong khi đó, nhu cầu tín chỉ carbon đến từ các cá nhân muốn bù đắp dấu chân carbon của họ, các tập đoàn với mục tiêu phát triển doanh nghiệp bền vững, và một số chủ thể khác muốn mua bán tín chỉ carbon ở mức giá cao hơn để kiếm lợi nhuận.