Những doanh nghiệp có dấu hiệu cạn dòng tiền

Nửa đầu năm 2018, tổng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ các doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán tập trung trên các sàn tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, bên cạnh bức tranh màu sáng ấy, vẫn có những mảng tối của các doanh nghiệp, không chỉ là hiệu quả kinh doanh thấp, mà thanh khoản hoạt động cũng là một vấn đề.
nhung doanh nghiep co dau hieu can dong tien

Điểm danh những doanh nghiệp có dấu hiệu “eo hẹp” tiền

Với một doanh nghiệp, số dư tiền và tương đương tiền ở một thời điểm dù không hoàn toàn phản ánh khả năng thanh khoản, nhưng cũng là một chỉ tiêu phản ánh sức khỏe doanh nghiệp.

Dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp cho thấy, có nhiều doanh nghiệp dù quy mô hoạt động không nhỏ, nhưng nguồn tiền lại khá cạn kiệt.

Đến tận cuối tháng 7/2018, Công ty cổ phần Dầu thực vật Sài Gòn (mã SGO, sàn HNX) mới hoàn thành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 và ở thời điểm này, qua thời điểm kết thúc quý II/2018 tới 45 ngày, SGO vẫn chưa có báo cáo tài chính quý II.

Sự chậm trễ đó phần nào phản ánh được sự trì trệ và cả những vấn đề về quản trị, kinh doanh của SGO.

Với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, năm tài chính 2017, SGO đạt 1,68 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, số dư tiền là 15,228 triệu đồng. Đến hết quý I/2018, doanh thu của Công ty dù đạt được 6,2 tỷ đồng, nhưng số dư tiền của Công ty chỉ ở mức 15,08 triệu đồng.

Trong khi đó, khoản phải thu ngắn hạn khách hàng tăng từ 50,056 tỷ đồng lên 56,892 tỷ đồng; các chỉ tiêu khác trên bảng cân đối tài sản hầu như không thay đổi. SGO cho cảm giác về một doanh nghiệp đã đóng băng hoạt động.

Đầu năm 2018, Seaprodex có số dư tiền là gần 863 triệu đồng. Đến hết quý II/2018, số dư tiền này giảm về gần 485 triệu đồng, không có khoản tương đương tiền nào.

Hoạt động kinh doanh của Seaprodex cũng phụ thuộc vào các khoản cho vay, hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Sáu tháng đầu năm nay, doanh thu Công ty đạt 6,92 tỷ đồng là tiền cho thuê kho, văn phòng, lợi nhuận đến chủ yếu từ khoản cho vay và hợp tác đầu tư (tổng thu nhập từ hoạt động tài chính 24,9 tỷ đồng); lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 218 triệu đồng.

Tiền mặt trong cơ cấu tài sản rất khan hiếm, nhưng Seaprodex lại có một lượng lớn tài sản là tiền cho vay, tiền hợp tác đầu tư.

Tại ngày 30/6/2018, Công ty có khoản cho vay ngắn hạn 242,767 tỷ đồng, bao gồm: Cho vay Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Bình 41,667 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm; cho vay Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bưu chính Viễn thông 200 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm; cho vay Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Mộc Đức 1,1 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm (là khoản vay từ năm 2016).

Ngoài các khoản cho vay ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khách hàng, Seaprodex còn có khoản phải thu khác lên tới 846 tỷ đồng, trong đó có ba khoản hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần Kinh doanh và xây dựng địa ốc Nam Tiến (305,25 tỷ đồng), Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bưu chính Viễn thông (225,838 tỷ đồng) và Công ty cổ phần Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình (199,912 tỷ đồng).

Các khoản hợp đồng này đều nhằm mục đích hợp tác đầu tư dự án bất động sản, được cấu trúc theo hình thức có một phần được hưởng lãi suất 0,7%/năm, bên cạnh việc được phân chia lợi nhuận từ hoạt động hợp tác kinh doanh.

Với quy mô vốn chủ sở hữu 489 tỷ đồng ở thời điểm 30/6/2018, Seaprodex đang phải vay ngắn hạn 580 tỷ đồng. Nợ vay không quá lớn nếu so sánh với quy mô vốn chủ, nhưng với thực trạng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của mình, áp lực về quản trị dòng tiền của Seaprodex là không nhỏ.

Trong cơ cấu tài sản, số dư lớn nhất của PIV lại nằm ở các khoản phải thu ngắn hạn, với 385 tỷ đồng, bao gồm khoản phải thu khách hàng hơn 254 tỷ đồng và khoản phải thu khác 119 tỷ đồng.Một trường hợp khác là Công ty cổ phần PIV (mã PIV), dù có doanh thu, lợi nhuận, nhưng dòng tiền không có. Theo đó, PIV có 593,6 triệu đồng tiền ở thời điểm 30/6/2018, cao gấp đôi so với đầu năm, nhưng so với quy mô Công ty có tài sản 444,554 tỷ đồng thì còn quá nhỏ.

Quy mô các khoản này lớn hơn rất nhiều so với doanh thu, hoạt động một năm mà PIV tạo ra. Chất lượng hoạt động và chất lượng tài sản của PIV là một dấu hỏi được đặt ra trong nhiều năm qua.

Dấu hỏi thanh khoản và chất lượng hoạt động

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có tỷ suất thanh toán bằng tiền mặt (được tính bằng công thức tiền và tương đương tiền chia cho công nợ ngắn hạn, thể hiện khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp) thấp, nhưng không phải thiếu tiền do Công ty có lượng tiền gửi có kỳ hạn (dưới 1 năm) lớn.

Tuy nhiên, số dư tiền và tương đương tiền quá nhỏ cũng phản ánh một phần câu chuyện thanh khoản hoặc chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

Dữ liệu biến động giá 1 năm qua của nhóm các doanh nghiệp có tỷ suất thanh toán bằng tiền mặt thấp cho thấy, giá các cổ phiếu này đều bị giảm mạnh, cá biệt như PIV có mức giảm lên tới 97,01% chỉ sau một năm, về mức 1.100 đồng/cổ phiếu (ngày 15/8/2017, giá PIV là 35.700 đồng, tương đương giá 35.720 đồng sau hưởng quyền).

Trong một số trường hợp, thu nhập trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp cũng ở mức cao, nhưng số đông cho thấy, những doanh nghiệp có tỷ suất thanh toán bằng tiền thấp, cũng là nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thấp. Nếu đi kèm với tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu cao thì áp lực thanh khoản còn lớn hơn nữa.

Như trường hợp của Công ty cổ phần Ðầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã ITA), với số dư tiền và tương đương tiền công ty mẹ là 8,15 tỷ đồng, hợp nhất là 25 tỷ đồng; trong khi tài sản phần lớn ở dạng hàng tồn kho, các khoản phải thu và tài sản dài hạn.

ITA vay nợ không quá lớn so với quy mô vốn chủ, tổng tài sản (tổng vay ngắn và dài hạn khoảng trên 900 tỷ đồng trên tổng tài sản 12.224 tỷ đồng của công ty mẹ), nhưng hoạt động kinh doanh èo uột, doanh thu và lợi nhuận đều ở mức thấp (173 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất 6 tháng đầu năm, 45.633 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 6 tháng).

Thanh khoản eo hẹp là một trong những chỉ tiêu cảnh báo về chất lượng kinh doanh thấp của ITA.

Ngay cả ở những doanh nghiệp lớn, việc cạn dòng tiền luôn là một dấu hiệu cho thấy khả năng mất an toàn tài chính.

Bởi doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép trả các khoản vay đến hạn mà khoản vay thì chỉ được trả bằng tiền, chứ không thể trả bằng các con số như doanh thu, lợi nhuận hay khả năng sinh lợi.

Theo Tin nhanh Chứng khoán
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cổ phiếu TCB bùng nổ giao dịch, VN-Index cán mốc 1.290 điểm

Cổ phiếu TCB bùng nổ giao dịch, VN-Index cán mốc 1.290 điểm

Ngay từ đầu phiên, trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, TCB đã tăng kịch trần dù sau đó hạ nhiệt nhưng đây vẫn là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới chỉ số VN-Index.
Hai doanh nghiệp bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan phát hành trái phiếu

Hai doanh nghiệp bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan phát hành trái phiếu

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp vì sai phạm trong công bố thông tin liên quan đến phát hành trái phiếu.
Khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán

Khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán.
Cầu mua đẩy giá cuối phiên giúp VN-Index tăng nhẹ

Cầu mua đẩy giá cuối phiên giúp VN-Index tăng nhẹ

Trong bối cảnh thị trường diễn biến tương đối ảm đạm, hai mã ngành bán lẻ là MWG và MSN bật tăng, trở thành hai cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index.
Chứng khoán VNDirect có thể hoạt động trở lại vào ngày mai (28/3)?

Chứng khoán VNDirect có thể hoạt động trở lại vào ngày mai (28/3)?

Trong thông báo mới nhất Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VND) gửi tới khách hàng, VND khẳng định đang trong quá trình khắc phục và kết nối trở lại.

Tin cùng chuyên mục

Thanh khoản thấp nhưng VN-Index tăng hơn 14 điểm

Thanh khoản thấp nhưng VN-Index tăng hơn 14 điểm

Dòng tiền hướng vào nhóm bất động sản, khu công nghiệp và các mã trụ cột ngành ngân hàng đã giúp VN-Index trở lại với vùng đỉnh trên ngưỡng 1.280 điểm.
Từ hệ thống VNDirect gặp sự cố, Ủy ban Chứng khoán yêu cầu các sàn giao dịch rà soát bảo mật

Từ hệ thống VNDirect gặp sự cố, Ủy ban Chứng khoán yêu cầu các sàn giao dịch rà soát bảo mật

Sau khi VNDirect bị tấn công mạng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán tăng cường bảo mật hệ thống giao dịch trực tuyến.
Thị trường chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 14 điểm

Thị trường chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm gần 14 điểm

Thông tin hệ thống giao dịch của Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) bị tấn công khiến cho nhà đầu tư lo lắng và đẩy mạnh bán tháo trong phiên hôm nay.
Mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhìn từ chuyện "đảo trụ"

Mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhìn từ chuyện "đảo trụ"

Năm 2022, sau những cú sập khiến nhiều "chứng sĩ" bay mất phần lớn tài khoản, từ đầu quý III/2023 đã có ý kiến lạc quan về một giai đoạn uptrend.
Hệ thống bị tấn công, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngắt kết nối với Công ty Chứng khoán VNDirect

Hệ thống bị tấn công, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngắt kết nối với Công ty Chứng khoán VNDirect

Đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tạm thời ngắt kết nối giao dịch trên hệ thống VNDirect.
Hệ thống giao dịch của VNDirect bị tấn công, nhà đầu tư lo lắng mất cơ hội

Hệ thống giao dịch của VNDirect bị tấn công, nhà đầu tư lo lắng mất cơ hội

Hệ thống VNDirect bị tấn công từ 10h sáng Chủ nhật ngày 24/3. Tuy nhiên đến 10h18' sáng ngày 25/3, hệ thống VNDirect vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại.
Chứng khoán tuần từ 25-29/3: Thị trường có rung lắc quanh vùng kháng cự 1.300 điểm?

Chứng khoán tuần từ 25-29/3: Thị trường có rung lắc quanh vùng kháng cự 1.300 điểm?

Thị trường có thể xuất hiện nhịp rung lắc quanh vùng kháng cự tâm lý 1.300 điểm và nhà đầu tư cần duy trì danh mục ở mức phù hợp để kiểm soát rủi ro ở tuần tới.
Kiểm soát những tài khoản chứng khoán bất thường để chặn thao túng giá cổ phiếu

Kiểm soát những tài khoản chứng khoán bất thường để chặn thao túng giá cổ phiếu

Việc mở mới, cho thuê, mượn tài khoản chứng khoán... nếu không quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng các đối tượng sử dụng để thao túng giá cổ phiếu.
Nhiều cổ phiếu ngành chăn nuôi “được lợi” nhờ giá heo tăng

Nhiều cổ phiếu ngành chăn nuôi “được lợi” nhờ giá heo tăng

Giá heo hơi liên tục tăng trong tuần qua cũng là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng tốc và được nhiều nhà đầu tư săn đón.
Ngăn chặn tình trạng "thổi giá" cổ phiếu: Đâu là lời giải?

Ngăn chặn tình trạng "thổi giá" cổ phiếu: Đâu là lời giải?

Theo các chuyên gia, cơ quan chức năng sẽ rà soát tổng thể và xử lý nghiêm các hội kín hô hào, "thổi giá" cổ phiếu và thao túng thị trường chứng khoán.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm trong công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm trong công bố thông tin

Ngày 23/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cơ quan này vừa xử phạt một số doanh nghiệp vi phạm trong công bố thông tin.
Khởi động Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Khởi động Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Vừa qua, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo khởi động “Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024”.
Thị trường giữ phong độ ổn định, VN-Index tăng hơn 5 điểm

Thị trường giữ phong độ ổn định, VN-Index tăng hơn 5 điểm

Cổ phiếu ngân hàng quốc doanh dẫn sóng suốt phiên, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục duy trì đà tăng rất tốt với thanh khoản được giữ ở mức cao.
Cổ phiếu ngân hàng gây ấn tượng, VN-Index tăng hơn 16 điểm

Cổ phiếu ngân hàng gây ấn tượng, VN-Index tăng hơn 16 điểm

Thị trường tiếp tục duy trì đà tăng điểm mạnh mẽ trong phiên hôm nay khi dòng tiền nhập cuộc trở lại, VN-Index tăng 16,34 điểm (+1,3%), lên 1,276,42 điểm.
Vá "lỗ hổng" nâng khống vốn, chạy dòng tiền của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán: Cách nào?

Vá "lỗ hổng" nâng khống vốn, chạy dòng tiền của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán: Cách nào?

Các cơ quan quản lý cần tăng cường giám sát và ngăn chặn tình trạng nhiều doanh nghiệp nâng vốn ảo, thao túng thị trường chứng khoán.
TP. Hồ Chí Minh: "Ém" thông tin chứng khoán, Công ty Quang Thuận, Norah và Đại Phú Hoà bị xử phạt

TP. Hồ Chí Minh: "Ém" thông tin chứng khoán, Công ty Quang Thuận, Norah và Đại Phú Hoà bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có quyết định xử phạt đối với 3 công ty có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh liên quan đến hành vi không công bố thông tin.
Thị trường phục hồi, chỉ số VN-Index tăng gần 18 điểm

Thị trường phục hồi, chỉ số VN-Index tăng gần 18 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng không gặp nhiều khó khăn để “vực dậy” thị trường sau chuỗi giảm mạnh trước đó, VN-Index tăng 17,62 điểm (+1,42%) lên 1.260 điểm.
Cổ phiếu thép và bất động sản hạ nhiệt, VN-Index giảm 1 điểm

Cổ phiếu thép và bất động sản hạ nhiệt, VN-Index giảm 1 điểm

Cổ phiếu bất động sản cũng hạ nhiệt với khá nhiều mã điều chỉnh đáng kể kéo chỉ số VN-Index giảm 1,1 điểm, tương đương 0,09%, xuống 1.242,46 điểm.
Nhiều cổ phiếu chạm sàn, VN-Index giảm hơn 20 điểm

Nhiều cổ phiếu chạm sàn, VN-Index giảm hơn 20 điểm

Thị trường có lúc giảm tới hơn 40 điểm nhưng kết phiên, chỉ số VN-Index chỉ còn giảm hơn 20 điểm, trong đó nhóm cổ phiếu bất động sản xanh hàng loạt.
Chứng khoán tuần từ 18-22/3: Thị trường tiếp tục giằng co trước khi có tín hiệu cụ thể?

Chứng khoán tuần từ 18-22/3: Thị trường tiếp tục giằng co trước khi có tín hiệu cụ thể?

Thị trường khả năng vẫn tiếp tục xu hướng giằng co trong vùng giá cao trước khi có tín hiệu cụ thể, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong tuần tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động