Những điều cần lưu ý khi chăm sóc da mùa nồm ẩm

Trời nồm khiến làn da bạn trở nên "bí bách" do lượng dầu sản sinh ra nhiều, chăm da mùa nồm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Chăm sóc da mùa hanh khô

Cách trị đồi mồi trên da hiệu quả

Chăm da mùa nồm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi vì vào mùa này các loại nấm, virus vi khuẩn phát triển vô cùng mạnh gây ra nhiều bệnh hô hấp và da liễu nguy hiểm.

Bước làm sạch da là vô cùng quan trọng để loại bỏ các tác nhân gây nguy hại cho da
Bước làm sạch da là vô cùng quan trọng để loại bỏ các tác nhân gây nguy hại cho da

Các bệnh lý về da liễu thường gặp vào mùa nồm ẩm

Mụn trứng cá: Thông thường mụn trứng cá sẽ bùng phát mạnh vào mùa hè tuy nhiên thời tiết mùa nồm, ẩm cũng khiến mụn trứng cá phát triển mạnh hơn. Trường hợp nếu bạn không vệ sinh gối, đệm, chăn thì mụn càng có cơ hội để phát triển. Mụn trứng cá thường sẽ không gây ngứa hay khó chịu nhưng sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt khiến bạn trở nên tự ti và để lâu sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị sau này.

Nấm da: Đây là bệnh phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ẩm ướt, ấm áp và đặc biệt là thời tiết mùa nồm. Hơn thế, nếu bạn sử dụng quần áo, đệm, ga, chăn... ẩm thì sẽ gây ra tình trạng nấm da. Bệnh này nếu nhiễm trùng sẽ xuất hiện ở dạng phát ban có vảy hoặc bị ngứa.

Nổi mề đay: Vào mùa nồm ẩm, vi khuẩn, virus, nấm mốc sẽ phát triển mạnh và tấn công vào cơ thể của bạn. Lúc này hệ miễn dịch sẽ nhận biết các tác nhân gây hại tiếp đó giải phóng histamines bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chất này ở một số người sẽ có thể gây sưng, ngứa và gây ra tình trạng mề đay. Thông thường mề đay do vi khuẩn, virus, nấm mốc sẽ phát ban dưới các vết sưng lớn và không có rỉ dịch. Các vết mề đay sẽ có thể xuất hiện trên toàn cơ thể như mặt, tay, chân, cánh tay...

Nấm da đầu: Bệnh do nấm trichophyton và microsporum gây ra khi bạn vệ sinh da đầu không sạch, để tóc ướt đi ngủ hoặc sử dụng nguồn nước ẩm. Vào mùa nồm thì bệnh này càng dễ mắc vì không khí có độ ẩm cao khiến tóc bệnh luôn ở trong tình trạng bết và ẩm.

Cách chăm sóc da mùa nồm để phòng ngừa các bệnh da liễu

Các bệnh da liễu vào mùa nồm tuy không quá nguy hiểm, nhưng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vì thế, bạn có thể áp dụng một số cách sau để phòng ngừa các bệnh về da trong thời tiết này.

Chú trọng bước làm sạch da: Mùa nồm ẩm là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, đây cũng là lý do khiến da dễ bị nổi mụn hoặc dễ bị nhiễm nấm. Không chỉ thế, thời tiết nồm ẩm còn khiến da đổ dầu nhiều hơn và tiết ra các sợi bã nhờn. Chính vì vậy, bước làm sạch da là vô cùng quan trọng để loại bỏ các tác nhân gây nguy hại cho da.

Tẩy trang kĩ càng: Tẩy trang hai bước hoặc tẩy trang bằng khăn ấm sợi cotton hoặc microfiber giúp bạn dễ dàng loại bỏ bụi bẩn trên da.

Sử dụng sữa rửa mặt chứa AHA/BHA: Các loại sữa rửa mặt chứa hai loại acid nói trên đều có khả năng làm sạch sâu, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng giúp hạn chế nổi mụn trên da.

Đắp mặt nạ đất sét: Mặt nạ đất sét giúp hút sạch dầu thừa, sợi bã nhờn trên da, đặc biệt, loại mặt nạ này lại cực kỳ phù hợp trong thời tiết nồm ẩm bởi độ ẩm không khí cao sẽ khiến da không bị khô căng sau khi đắp.

Dưỡng ẩm vừa đủ cho da: Độ ẩm cao trong mùa nồm ẩm giúp da không bị mất nước và khô căng, tuy nhiên, không vì thế mà bạn bỏ qua bước dưỡng ẩm. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, dễ thấm, tránh các loại kem dưỡng đặc, dính gây bít tắc lỗ chân lông, làm da thêm tiết dầu nhờn.

Đồng thời, bạn cũng đừng quên uống đủ nước và xịt khoáng để giữ được độ căng bóng, mọng nước cho da.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Chăm da mùa nồm hay bất kỳ ở thời điểm nào trong năm đều cần được chăm sóc từ trong ra ngoài. Việc có thực đơn ăn uống khoa học với nhiều rau xanh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cũng giúp nuôi dưỡng da từ bên trong, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cho da từ các tác nhân gây nguy hại.

Đặc biệt, nếu bạn biết kết hợp giữa việc có chế độ ăn khoa học và rèn luyện thể lực thường xuyên, thì không chỉ da mà cơ thể của bạn cũng đều trở nên khỏe mạnh.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi ở: Để đảm bảo da luôn trong tình trạng khỏe mạnh, thông thoáng, bạn cũng nên chủ động loại bỏ các tác nhân nguy hại từ môi trường.

Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo sạch và khô ráo mỗi ngày. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp thì bạn nên sử dụng nước ấm để tắm.

Không nên mặc chung đồ, dùng chung đồ với những người mắc các bệnh về da đặc biệt là nấm da.

Không nên mặc quần áo ẩm đặc biệt là đồ lót vì sẽ gây các bệnh viêm nhiễm cho da, đặc biệt là viêm nhiễm vùng kín.

Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và giữ cho chăn mền luôn sạch sẽ, khô ráo. Nên giặt và thay mới chăn mềm mỗi tuần để hạn chế sự phát triển và lây lan của nấm mốc, vi khuẩn.

Luôn giữ cho nhà cửa thông thoáng, hạn chế đóng kín của khiến cho nhà trở nên bí bách, ngột ngạt tạo điều kiện cho virus, nấm mốc phát triển.

Hà Trần
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Mưa phùn, nồm ẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động