Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Doanh nghiệp ngành hoá chất: Giữ nhịp sản xuất, duy trì đà tăng trưởng Bộ Công Thương: Tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành hóa chất TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Theo đó, Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 19/5/2024, để thay thế Nghị định 38/2014/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học.

Các điều khoản của Nghị định 33 được ban hành với mục đích là nội luật hóa việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ Việt Nam. Nghị định không chỉ quy định các biện pháp kiểm soát hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC - PSF mà còn đưa ra các nguyên tắc, chính sách, biện pháp thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện Công ước.

Theo đó, tại Nghị định 33 cũng đã bổ sung trường hợp ngoại trừ đối với một số hoá chất thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Cùng với đó, bãi bỏ một số hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; bãi bỏ một số hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; bãi bỏ một số hóa chất thuộc danh mục hóa chất phải khai báo.

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết
Bổ sung trường hợp ngoại trừ đối với một số hoá chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết
Một số hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 82/2022/NĐ-CP được bãi bỏ.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết
Một số hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 82/2022/NĐ-CP được bãi bỏ.

Ngoài ra, một số thay đổi khác như việc giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trong giấy phép.

Còn giấy phép sản xuất, kinh doanh hoá chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp đối với 3 hoá chất: Arsenic trichloride, Cyanogen chloride, Hydrogen cyanide được cấp trước khi Nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Cùng với đó, đối với giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện đối với các hoá chất được bãi bỏ, được cấp trước khi Nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Đối với thủ tục khai báo hoá chất nhập khẩu đối với các hoá chất phải khai báo được bãi bỏ, được thực hiện trước khi Nghị định này có hiệu lực, tiếp tục có giá trị cho đến khi thực hiện xong thủ tục nhập khẩu.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng rà soát để hoàn thiện điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng quy định tại Nghị định này và phải đăng ký cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Các quy định về báo cáo hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC - PSF quy định tại mục c, khoản 2 các Điều 23, 24, 25, 26 Nghị định này thông qua Cơ sở dữ liệu hoá chất quốc gia được áp dụng kể từ ngày 15/2/2025.

Ngoài ra, các điều khoản nội dung thay đổi của Nghị định 33/2024NĐ-CP so với Nghị định số 38/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Về thủ tục hành chính: Các thủ tục giữ nguyên như Nghị định số 38/2014/NĐ-CP gồm: Cấp giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1; cấp giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3; cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1; cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3.

Các thủ tục hành chính được bãi bỏ, miễn trừ tại dự thảo Nghị định gồm: Bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF; miễn trừ cấp phép đối với giấy phép xuất, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3: Ngưỡng hàm lượng miễn trừ được đề xuất là 1% (ngưỡng thấp nhất phải khai báo đối với hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 theo Công ước).

Thủ tục hành chính thêm mới gồm: Bổ sung thủ tục cấp giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3. Quy định này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao ý thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đồng thời đảm bảo nội lực hóa Công ước Cấm vũ khí hóa học. Miễn trừ cấp phép đối với giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3: Ngưỡng hàm lượng miễn trừ được đề xuất là 1% (ngưỡng thấp nhất phải khai báo đối với hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 theo Công ước);

Bổ sung thủ tục cấp lại, cấp điều chỉnh và thu hồi giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1; bổ sung thủ tục cấp lại, cấp điều chỉnh và thu hồi giấy phép sản xuất hóa chất Bảng hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3; bổ sung thủ tục cấp lại, cấp điều chỉnh, cấp gia hạn giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1; bổ sung thủ tục cấp lại, cấp điều chỉnh, cấp gia hạn giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3.

Đối với điều khoản sản xuất hóa chất Bảng: Quy định về an toàn trong sản xuất hóa chất Bảng theo hướng các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng phải đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh theo Luật Hóa chất và các văn bản hướng dẫn Luật Hóa chất (Nghị định 113/2017/NĐ-CP và Nghị định 82/2022/NĐ-CP).

Quy định bổ sung các điều kiện đặc thù cho hóa chất Bảng được quy định căn cứ trên các yêu cầu khai báo đối với từng cơ sở hóa chất theo các phần VI, VII, VIII của Phụ lục kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Nhóm điều kiện này mang tính chất đặc thù nhằm thể hiện rõ việc sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng theo đúng các mục đích không bị Công ước cấm với công suất và danh mục hóa chất được phép.

Bổ sung các quy định về đánh giá điều kiện thực tế cơ sở sản xuất hóa chất Bảng; quy định cơ quan có thẩm quyền cấp phép là cơ quan cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi giấy phép sản xuất hóa chất Bảng; lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi cấp phép; hoạt động cấp phép sản xuất hóa chất Bảng sẽ được thực hiện thông qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương (cấp độ 4).

Đối với điều khoản sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF: Bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép sản xuất hoá chất DOC, DOC – PSF; bổ sung các quy định đối với cơ sở sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF theo hướng các cơ sở này đáp ứng các quy định quản lý hóa chất nói chung quy định tại Luật hóa chất.

Kế thừa các quy định về khai báo, thanh sát, thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP. Lý do là căn cứ theo quy định của Công ước và tình hình thực tiễn quản lý hoá chất DOC DOC PSF, đồng thời tuân thủ chủ trương cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh và đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ. Các hoá chất DOC, DOC-PSF vẫn được đảm bảo quản lý nhà nước hiệu lực.

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý
Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 của Chính phủ, qua đó thông tin về nhiều điểm mới trong Nghị định này đối với các doanh nghiệp.

Đối với điều khoản kinh doanh hóa chất Bảng: Kế thừa các quy định về khai báo, thanh sát, thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh hóa chất Bảng.

Ngoài ra, bổ sung các quy định về điều kiện kinh doanh hóa chất Bảng tương ứng với các điều kiện kinh doanh hóa chất nguy hiểm theo quy định của Luật Hóa chất, đảm bảo tuân thủ Công ước Cấm vũ khí hóa học, phù hợp với điều kiện đầu tư kinh doanh (điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư và điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 31/2021/NĐ- CP).

Bổ sung trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng; cơ quan cấp phép hóa chất Bảng; bổ sung quy định miễn trừ giấy phép kinh doanh. Ngưỡng hàm lượng miễn trừ được đề xuất là 1% (ngưỡng thấp nhất phải khai báo đối với hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Công ước).

Cơ sở kinh doanh hoá chất Bảng 1 thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Luật Đầu tư; lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi cấp phép; hoạt động cấp phép kinh doanh hóa chất Bảng sẽ được thực hiện thông qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương (cấp độ 4).

Đối với điều khoản tàng trữ, sử dụng hóa chất Bảng: Bổ sung 2 điều, trong đó quy định cụ thể các cơ sở sử dụng hóa chất Bảng phải thực hiện đăng ký sử dụng đối với các loại hóa chất này thông qua Hồ sơ theo dõi tình hình chế biến, sử dụng hóa chất Bảng.

Đối với điều khoản xuất nhập khẩu hóa chất Bảng: Kế thừa các quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP; bổ sung quy định miễn trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3. Ngưỡng hàm lượng miễn trừ được đề xuất là 1% (ngưỡng thấp nhất phải khai báo đối với hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Công ước).

Bổ sung quy định trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất Bảng với mục đích kinh doanh thì phải được cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng trước khi thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu.

Bộ Công Thương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3; tiếp nhận hồ sơ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cấp, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng

Lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi cấp phép; Quy định các thủ tục hành chính cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Đối với điều khoản Khai báo hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF: Nghị định kế thừa một số quy định về khai báo đối với cơ sở hoá chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP trên cơ sở đã tuân thủ các quy định của Công ước Cấm vũ khí hoá học về trách nhiệm khai báo của quốc gia thành viên.

Bổ sung Quy định thống nhất thời gian nộp báo cáo hàng năm của các tổ chức, cá nhân là ngày 15 tháng 2 cho khai báo về các hoạt động có trong năm trước và các hoạt động dự kiến cho năm tiếp theo (tính đến hết 31 tháng 12 năm đó) phù hợp với thời hạn báo cáo tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong công tác khai báo;

Hoạt động khai báo, báo cáo liên quan đến hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF theo vòng đời (xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, tàng trữ...) được thực hiện theo hình thức điện tử thông qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.

Đối với điều về thanh sát, thanh tra, kiểm tra cơ sở hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF: Nghị định kế thừa một số quy định về thanh sát quốc tế tại cơ sở hóa chất của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP do các quy định này đã tuân thủ đầy đủ các quy định của Công ước Cấm vũ khí hoá học.

Bổ sung quy định về thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC - PSF. Trong đó, chỉnh lý quy định về kiểm tra nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các quy định của Công ước, đồng thời hỗ trợ các cơ sở hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC-PSF được tập huấn, làm quen đối với trình tự, thủ tục đón tiếp Đoàn Thanh sát quốc tế. Trong trường hợp phát hiện các thiếu sót, thông qua kiểm tra, các cơ sở hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC-PSF có liên quan sẽ có cơ hội hoàn thiện, bổ sung trước khi chính thức đón đoàn thanh sát quốc tế.

Đối với điều khoản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan quốc gia Việt Nam: Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Nghị định quy định như sau: “Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) được chỉ định là Cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước Cấm vũ khí hoá học, đầu mối liên hệ giữa Việt Nam với Tổ chức Công ước và với các Quốc gia thành viên khác theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Công ước”, đồng thời bãi bỏ Quyết định số 76/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học và phá huỷ các loại vũ khí này (Công ước cấm vũ khí hoá học)

Đối với điều khoản Nội luật hóa Danh mục hóa chất Bảng và danh sách các quốc gia thành viên theo quyđịnh của Công ước: Danh mục hóa chất Bảng và Danh sách các quốc gia thành viên được trích dẫn từ Phụ lục Hóa chất của Công ước và các quyết định/thông báo của Tổ chức Công ước. Trong đó, bổ sung 04 dòng hóa chất vào danh mục hóa chất Bảng 1, căn cứ trên Quyết định số C-24/DEC.4 và C-24/DEC.5 vào tháng 11 năm 2019 của Hội nghị quốc gia thành viên lần thứ 24 của Công ước.

Đối với điều khoản Phòng, chống phổ biến vũ khí hoá học: Bổ sung việc áp dụng các quy định về kiểm soát an ninh đối với các nguy cơ hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân theo Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2019 về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Lý do: Công ướcCấm vũ khí hóa học bao gồm 02 khía cạnh: Bảo đảm an toàn và an ninh. Dự thảo Nghị định này chỉ tập trung quy định các nội dung liên quan đến an toàn hóa chất. Do vậy, để đảm bảo tính toàn diện của văn bản pháp luật, cần quy định việc áp dụng các biện pháp quản lý an ninh hóa chất theo Nghị định số 81/2019/NĐ-CP.

Đối với điều khoản Trách nhiệm của một số Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện Nghị định:

Việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước tại Nghị định tiếp tục kế thừa các quy định của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP; bổ sung quy định trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc thực thi Công ước căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Quy định trách nhiệm quản lý hoá chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hoá học đối với UBND các cấp; quy định về chia sẻ thông tin báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng, cất giữ, vận chuyển và xuất khẩu, nhập khẩu các hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hoá học giữa cơ quan trung ương và địa phương.

Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã chính thức giới thiệu loại súng cối bán tự động 100 mm hoàn toàn mới.
Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hóa chất 13 (Tổng cục công nghiệp quốc phòng) đã gây chú ý khi ra mắt hệ thống phóng tên lửa 70mm hoàn toàn mới.
Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/12/2024, Iran đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300.
Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Roketsan, công ty hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về các hệ thống tên lửa tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 với nhiều vũ khí đặc biệt.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã giới thiệu nhiều dòng máy bay không người lái (UAV).
Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đã giới thiệu một sản phẩm quân sự đột phá – hệ thống "người lính tương lai".
Triển lãm Quốc phòng 2024:

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Tổ hợp phòng không chống UAV “Lá chắn Rồng” và hệ thống radar cảnh giới, điều khiển hỏa lực “Wisdom Eye” của OSB Hightech đã thu hút sự chú ý đặc biệt.
Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn xuất hiện và gây sự chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.
Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Bộ Công an đã mang đến nhiều phương tiện đặc chủng hiện đại.
Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút hàng nghìn đại biểu và khách mời, sân bay Gia Lâm chật kín khách tham quan trong và ngoài nước.
Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp quốc gia không chỉ tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà còn là công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Theo Apatit Lào Cai, đến năm 2040 quặng Apatit loại I, II, III sẽ không còn cho nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam gây ấn tượng với dàn UAV, tàu quân sự, các loại súng do chính người Việt chế tạo khiến khách tham quan rất tự hào.
Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sáng 20/12 tại Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản Quốc gia, đảm bảo sản xuất xanh.
Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Lục quân và Bộ Quốc phòng Malaysia công nhận các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực công nghệ quân sự tại Việt Nam, đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ cao.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ghi nhận một bước tiến quan trọng trong ngành hàng không Việt Nam, khi máy bay huấn luyện TP-150 lần đầu tiên ra mắt.
Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý.
Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lãnh đạo Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động