Thứ sáu 16/05/2025 15:29

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh về gan; phương pháp bảo vệ lá gan khỏe mạnh

Gan tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể. Nếu gan bị tổn thương và không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cơ thể.

Những dấu hiệu cần nghĩ đến các bệnh về gan

Các chuyên gia chỉ ra một số bệnh gan thường gặp, như: Viêm gan, gan nhiễm mỡ, suy gan, xơ gan,ung thư gan… Những biểu hiện của các bệnh lý này đa dạng, vì thế không nên bỏ qua bất cứ dấu hiệu cảnh báo các bệnh về gan, đó là:

Không phải những bệnh về gan xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng nên cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Chán ăn, buồn nôn: Nhiều người thường nghĩ đây là những hiện tượng thường gặp của bệnh dạ dày hay một số bệnh lý đường tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một biểu hiện cho thấy gan đang có vấn đề.

Đau hạ sườn phải: Do gan nằm ở hạ sườn phải vì thế nếu đau ở vị trí này cần cẩn trọng, vì đó cũng có thể là một triệu chứng bệnh gan.

Đầy bụng: Hiện tượng đầy bụng rất phổ biến và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nếu đầy bụng do viêm gan thì mức độ bệnh khá nguy hiểm.

Da nổi mụn và ngứa: Đây cũng là một biểu hiện rất điển hình của các bệnh lý về gan. Khi gan bị suy giảm chức năng, thải độc kém thì chất độc có thể phát tán qua da với những biểu hiện mẩn ngứa, nổi mụn.

Rối loạn giấc ngủ: Những người mắc bệnh gan, nhất là bệnh xơ gan thường buồn ngủ vào ban ngày và ngủ ít hơn vào ban đêm, đồng thời rất khó ngủ.

Vàng da, vàng mắt: Khi gan gặp vấn đề và không chuyển hóa được sắc tố bilirubin khiến sắc tố này dư thừa trong máu và dẫn tới tình trạng vàng da, vàng mắt.

Xuất huyết trên da, niêm mạc: Do gan cũng tham gia vào quá trình đông máu nên khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng nhất định đến quá tình này. Do đó, những vết bầm tím không rõ nguyên nhân hay rong kinh ở nữ giới… cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh về gan.

Phương pháp bảo vệ lá gan khỏe mạnh

BS.TS Vũ Trường Khanh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội – chia sẻ: Một số nhóm nguyên nhân điển hình gây bệnh gan bao gồm: Nhiễm virus viêm gan B, C, D mạn tính hoặc viêm gan virus A, E cấp tính. Virus có thể lây nhiễm vào gan dẫn đến suy giảm chức năng. Đường lây chủ yếu là thông qua máu, thực phẩm, nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với người bị bệnh đối viêm gan virus B, C, D...

Khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào gan sẽ gây ra các bệnh về gan tự miễn, chẳng hạn như viêm đường mật nguyên phát, viêm gan tự miễn… Bên cạnh đó, một số bệnh gan xuất hiện do di truyền chẳng hạn như Wilson, Hemochromatosis. Ngoài ra việc tích tụ quá nhiều chất độc như sử dụng quá nhiều rượu, gan nhiễm mỡ do tiêu thụ quá nhiều chất béo... hay các yếu tố rủi ro như lạm dụng rượu, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, xăm mình, xỏ khuyên trên cơ thể, tiêm chích ma túy, tiếp xúc với máu hoặc dịch từ cơ thể người khác, tiếp xúc với hóa chất độc hại, tiền sử gia đình có người mắc bệnh gan...

Bệnh gan có thể chủ động phòng ngừa ngay từ sớm bằng một số biện pháp hữu ích, như: Kiểm soát thói quen uống rượu, chỉ nên uống tối đa 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới. Thói quen uống hơn 8 ly/tuần đối với phụ nữ và hơn 15 ly/tuần đối với nam giới sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan.

Lựa chọn đơn vị xăm mình, xỏ khuyên uy tín để tránh nguy cơ mắc bệnh gan. Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hợp pháp, tuyệt đối không dùng chung kim tiêm. Tiêm phòng viêm gan A, viêm gan B… để tránh nguy cơ mắc bệnh. Chỉ dùng thuốc kê đơn và không kê đơn khi cần thiết, theo đúng liều lượng được khuyến cao.

Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Xây dựng chế độ ăn tốt cho gan đến từ các nguồn thực phẩm như: rau họ cải, quả mọng, các loại hạt, đậu, cá béo, trà…

Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính chỉ có thể dùng thuốc để kiểm soát tình trạng virus viêm gan B trong cơ thể.

Không phải lúc nào những bệnh lý về gan cũng xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng. Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng vì không chỉ có chức năng lọc máu mà còn sản sinh ra hormon để dự trữ năng lượng. Chính vì vậy, để hạn chế tiến triển của bệnh suy gan, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa trị một cách tốt nhất.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: ung thư

Tin cùng chuyên mục

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Bộ Y tế: 25% người trưởng thành thừa cân, béo phì

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn