Nhu cầu du lịch đang như "lò xo bị nén"
Du lịch 11/01/2022 14:54 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đây là kết quả khảo sát trong tháng 12/2021 về "Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19" từ 10.717 người trên cả nước do Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) và Báo điện tử VnExpress thực hiện.
Đồng thời, trên cơ sở phân tích câu trả lời của 10.717 người để Ban IV và TAB làm căn cứ xây dựng những đề xuất, kiến nghị thực tiễn nhất trình Thủ tướng Chính phủ và gửi thông điệp cho các doanh nghiệp du lịch.
![]() |
Du lịch an toàn là tiêu chí ưu tiên hàng đầu của du khách |
Trong công bố kết quả khảo sát “Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19” sáng ngày 11/1/2022, đại diện Ban IV và TAB cho biết, ngoài việc nhu cầu đi du lịch của người dân đang như “lò xo bị nén” có thể bật mạnh, thì tiêu chí “an toàn dịch bệnh” là mối ưu tiên cao nhất của du khách khi lên các kế hoạch đi du lịch trong điều kiện bình thường mới, với 56% số người lựa chọn, nhiều hơn các tiêu chí về giá, điểm đến hay sản phẩm du lịch.
Bên cạnh đó, Ban IV và TAB cũng đề cập, việc phát triển mạnh nhu cầu của du khách trong việc sử dụng công nghệ số để tìm kiếm thông tin và đặt dịch vụ du lịch, trong đó có tới 75% số người được hỏi mong muốn các nền tảng số lĩnh vực du lịch tập trung vào việc cung cấp thông tin du lịch an toàn, 57% để đặt, mua và thanh toán dịch vụ du lịch và 51% để chăm sóc, phục vụ khách hàng.
Tuy vậy, theo kết quả khảo sát, vẫn tồn tại nhiều mối lo ngại của du khách cần được giải tỏa để yên tâm du lịch, trong đó du khách lo ngại nhiều nhất là khi đi du lịch sẽ bị cách ly ở nơi đến hoặc khi quay về nhà (87%), nguy cơ bùng phát dịch trong khi đi du lịch (61%) và những hạn chế đi lại khác nhau giữa các địa phương (54%).
Từ thực tế đó, Ban IV và TAB đã đưa ra một số đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, cộng đồng doanh nghiệp rất mong Chính phủ kiên định với việc áp dụng Nghị quyết 128 và trong trường hợp cần sửa đổi, nâng cấp Nghị quyết này thì tiếp tục duy trì tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh” để người dân và doanh nghiệp có thể vận hành công việc, cuộc sống trong bối cảnh dịch một cách chủ động, hiệu quả. Đồng thời, Chính phủ cần có chỉ đạo các địa phương muốn mở cửa đón khách du lịch nên thống nhất thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết của Chính phủ, nghĩa là cùng một cấp độ an toàn dịch thì phải có cùng quy định giống nhau, không đưa ra những quy định riêng của địa phương mà không nhất quán với quy định chung của Chính phủ.
Ngoài ra, Ban IV và TAB cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, địa phương cập nhật thường xuyên, chính xác thông tin về phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt các yêu cầu cụ thể liên quan tới điều kiện di chuyển, đi lại, cư trú,... và chú trọng đăng tải trên các kênh truyền thông, trang thông tin điện tử, nền tảng số phổ biến, dễ tiếp cận và truy cập; các địa phương nên cung cấp 1 đường dây nóng để hỗ trợ cho quá trình phổ biến thông tin, giúp người dân và doanh nghiệp nắm bắt chi tiết khi lên các kế hoạch di chuyển, từ đó nâng cao hiệu quả và ý thức tuân thủ, chấp hành.
Đồng thời, Ban IV và TAB kiến nghị, Chính phủ quan tâm, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, nhanh chóng và hiệu quả trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch ở cả 3 cấp độ, gồm trung ương, địa phương và doanh nghiệp để đảm bảo sự kết nối và đồng bộ trong quá trình phục hồi. Trước mắt cấp trung ương ưu tiên cho việc cung cấp thông tin du lịch an toàn, cấp địa phương ưu tiên cho việc tiếp thị số điểm đến và hướng tới quản trị hoạt động dựa trên dữ liệu thực.
Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủ ưu tiên thực hiện hoạt động đối thoại công - tư ở cấp cao để thảo luận và xây dựng các kịch bản cùng kế hoạch phục hồi du lịch, trước hết trong giai đoạn 2022 - 2023. Trên cơ sở đó, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố công khai các kế hoạch, thường xuyên cập nhật kế hoạch theo diễn biến của thực tiễn để các bên cùng phối hợp thực hiện hiệu quả.
Năm 2022 đã được Thủ tướng nhấn mạnh và giao nhiệm vụ là năm của “phục hồi phát triển”. Với sự hỗ trợ về mặt chính sách của Chính phủ, tất cả các ngành kinh tế đều phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ này. Ngành du lịch cũng không phải ngoại lệ khi đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách du lịch, gấp 150% so với năm 2021 và đặt mục tiêu tổng thu từ khách du lịch đạt 400 nghìn tỉ đồng. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Ninh: Ra mắt du thuyền Indochine Premium

Du thuyền lớn nhất châu Á đến Nha Trang lần thứ 3

Tinh hoa Thủ đô hội tụ tại Festival Thu Hà Nội 2023 và Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội

Quảng Bình: Điểm đến được khách quốc tế yêu thích

Quảng Ninh: Giảm 20% giá vé tàu cho du khách đến Cô Tô dịp diễn ra Giải Marathon Dấu ấn đảo xanh
Tin cùng chuyên mục

Bang Onsen Spa & Resort đánh thức tiềm năng suối khoáng nóng Bang độc nhất vô nhị tại Quảng Bình

Lý do Đà Nẵng được du khách Ấn Độ chọn là điểm đến mới

Quảng bá du lịch Quảng Nam tại thành phố Mumbai, Ấn Độ

Hải Dương: Sắp diễn ra Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đẹp nao lòng Sa Pa mùa lúa chín

Ra mắt bản đồ ẩm thực "Biến tấu - Vạn nguyên liệu, Nấu triệu món Việt”

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Du lịch số phải là một trong những động lực chính của nền kinh tế số

Ninh Thuận chào đón đoàn lữ hành đến từ Indonesia

Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Liên kết, phát triển, bền vững

World Travel Awards 2023: TP. Hồ Chí Minh điểm đến du lịch kinh doanh hàng đầu châu Á

Hà Giang nhận giải thưởng Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023

Thanh Hóa: Đón 328.600 lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Lang thang Côn Đảo

Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh lý giải nguyên nhân khách tham quan dịp lễ tăng cao

Du lịch Ninh Bình doanh thu đạt trên 230 tỷ đồng trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội đón 640 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Điểm đến nào ở miền Nam “bội thu” khách du lịch trong dịp lễ 2/9

Khánh Hòa: Khách ùn ùn đổ về các khu vui chơi ngày Quốc khánh 2/9

TP. Hồ Chí Minh: Biển người xếp hàng tham quan các khu vui chơi trong ngày 2/9
