Sản lượng khai thác của các công ty dầu khí tăng |
Báo cáo của IEA cho thấy, tốc độ tăng trưởng hiện tại là 1 triệu thùng dầu/ngày (khoảng 1%) được duy trì trong 5 năm tới sẽ giảm xuống chỉ còn 100.000 thùng/ngày những năm 2030. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu trong xe ôtô chở khách đã đạt đến đỉnh điểm vào cuối năm 2020, khi các tài xế chuyển sang sử dụng xe điện. IEA dự kiến sẽ có 330 triệu ôtô điện trên đường vào năm 2040, tăng so với ước tính 300 triệu chiếc trong báo cáo triển vọng của năm ngoái. Điều đó sẽ thay thế khoảng 4 triệu thùng dầu sử dụng mỗi ngày, so với dự đoán 3,3 triệu thùng trước đây. Sự gia tăng lớn nhất trong sản xuất dầu là Mỹ - nhà sản xuất lớn nhất thế giới hiện tại, cũng như Iraq và Brazil. Sản lượng dầu thô của Mỹ dự báo tăng lên 11 triệu thùng/ngày vào năm 2035 (6 triệu thùng/ngày năm 2018).
Theo IEA, nhu cầu dầu toàn cầu đạt trung bình 96,9 triệu thùng/ngày trong năm ngoái sẽ tăng lên 105,4 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Sau đó, tốc độ tăng trưởng 100.000 thùng/ngày, bằng khoảng một nửa mức IEA dự đoán trong báo cáo năm ngoái, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực hàng không, vận chuyển và nhựa. Nhu cầu sẽ đạt 106,4 triệu thùng/ngày vào năm 2040. Việc sử dụng động cơ xe tiết kiệm nhiên liệu hơn sẽ đánh bật 9 triệu thùng dầu/ngày, trong khi sự tăng trưởng của ôtô điện sẽ thay thế khoảng 4 triệu thùng mỗi ngày. IEA nhận thấy, nhu cầu năng lượng sơ cấp tăng 1/4 vào năm 2040 với năng lượng tái tạo chiếm một nửa mức tăng và khí đốt chiếm 35%. Kịch bản trung tâm của IEA không cho thấy lượng khí thải carbon dioxide liên quan đến năng lượng đạt đỉnh điểm vào năm 2040 do tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số. Mức tăng dự kiến chỉ hơn 100 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2018 - 2040, mặc dù thấp hơn mức tăng trung bình kể từ năm 2010 là 350 triệu tấn/năm, sẽ không đủ để giảm mức tăng nhiệt độ toàn cầu.
Triển vọng về nhu cầu dầu tăng cao đã lan rộng trong ngành dầu khí trong những năm gần đây, khi các nước tìm cách ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc bằng cách đa dạng hóa từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn năng lượng tái tạo rẻ hơn. Cảnh báo của IEA được đưa ra tại một thời điểm đặc biệt tế nhị đối với Ả Rập Saudi - nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đang bán cổ phần của công ty dầu lửa nhà nước như một phần của sự chuẩn bị cho thế giới sử dụng năng lượng carbon thấp hơn. Tuy nhiên, bất chấp nhu cầu dầu trở nên ổn định hơn, lượng khí thải carbon dioxide từ năng lượng trên toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng sau năm 2040 - khi các quốc gia đang phát triển tiếp tục đốt than để sản xuất điện. Tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc đã thúc đẩy thị trường tăng giá, đẩy mức giá dầu thô lên mức kỷ lục là 147 USD/thùng trong một thập kỷ trước, nhưng "sẽ dừng lại vào những năm 2030". Tiêu thụ của nước này sẽ đứng đầu ở mức 15,7 triệu thùng mỗi ngày.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) do Ả Rập Xê-út dẫn đầu, bên cạnh việc bị sức ép bởi nhu cầu giảm dần, còn phải đối mặt với sự gia tăng sản lượng không ngừng của Mỹ. Mỹ sẽ chiếm 85% tăng trưởng sản lượng trên toàn thế giới đến năm 2030, khi sự bùng nổ dầu đá phiến của nước này tiếp tục. Sản lượng của Mỹ sẽ đạt 20,9 triệu thùng/ngày vào năm 2025, khi xuất khẩu dầu thô và dầu tinh chế kết hợp của nước này sẽ vượt qua Ả Rập Saudi. Điều đó sẽ thu hẹp thị phần của các thị trường thế giới do Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác như Nga. Từ việc kiểm soát chỉ hơn một nửa nguồn cung toàn cầu hiện nay, thị phần của họ sẽ giảm xuống còn 47% vào năm 2025 - mức thấp nhất kể từ những năm 1980. Nếu OPEC tiếp tục hạn chế sản xuất để đẩy giá lên, sản lượng của nó sẽ không vượt quá mức của năm ngoái cho đến năm 2030.
Nhóm 50 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới đã sẵn sàng cho các thị trường với việc thêm 7 triệu thùng/ngày trong thập kỷ tới, bất chấp cảnh báo từ các nhà khoa học rằng, điều này sẽ đẩy sự nóng lên toàn cầu đến mức thảm khốc. Nghiên cứu mới dự báo, Shell và ExxonMobil sẽ nằm trong số các công ty đi đầu với mức tăng sản xuất dự kiến hơn 35% trong giai đoạn 2018 – 2030, tăng mạnh hơn so với 12 năm trước. Dự báo cho thấy, mức tăng gần 8% trong sản lượng dự kiến của 50 công ty dầu khí hàng đầu giai đoạn 2018 - 2030, ít nhất 14 trong số 20 nhà sản xuất carbon lịch sử lớn nhất có kế hoạch "bơm" ra nhiều hydrocarbon hơn vào năm 2030 so với năm 2018. Phân tích cho thấy, Mỹ là trung tâm của sự bùng nổ dầu mỏ toàn cầu mới nhất, với sản lượng mới gấp hơn 4 lần so với quốc gia tiếp theo - Canada trong 10 năm tới.
Liên minh OPEC+ đã cắt giảm sản lượng trong năm nay để ngăn chặn thặng dư, mặc dù họ đã kiên quyết sẽ làm "bất cứ điều gì" để giữ cho thị trường cân bằng, triển vọng trong những năm tới chắc chắn sẽ kiểm tra quyết tâm của họ. Những nỗ lực để quản lý thị trường dầu mỏ không mang lại kết quả như OPEC+ nghĩ, giá không tăng và sản xuất của Mỹ tiếp tục tăng, cùng với sự tăng trưởng sản xuất từ Brazil, Canada, Na Uy và Guyana.
Báo cáo về kịch bản trung tâm của IEA cho thấy, giá dầu cần thiết để cân bằng cung - cầu trong kịch bản này cao hơn tới gần 90 USD/thùng vào năm 2030 và 103 USD/thùng vào năm 2040. |