Thứ sáu 16/05/2025 03:17

NHNN thay BIDV làm trung gian thanh toán trái phiếu chính phủ

Theo đề án về cải cách thị trường chứng khoán, từ đầu năm 2015, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sẽ làm đơn vị trung gian thực hiện việc thanh toán tiền giao dịch trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp thay cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

 - Thị trường này hiện nay có doanh số giao dịch bình quân phiên đạt 2.500 đến 2.700 tỉ đồng. Nửa đầu năm nay, doanh số bình quân phiên trên thị trường đạt khoảng 2.000 tỉ đồng.

Ở thời điểm này tới hết năm 2014, nguồn cung trái phiếu chính phủ thứ cấp sẽ tăng lên đáng kể khi các nhà đầu tư bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận. Giá trị giao dịch trên thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp tháng 10 đã tăng 2,6% so với tháng trước và trong tương lai, khi quy mô thị trường trái phiếu chính phủ đang lớn nhanh chóng, doanh số giao dịch sẽ ngày một tăng cao.

Trên thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp hiện có hơn 50 thành viên giao dịch. Các ngân hàng thương mại đóng vai trò chính với tỷ trọng nắm giữ danh mục trái phiếu chính phủ khoảng 86%. Bên cạnh đó là các công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có tỷ trọng giao dịch trên thị trường thứ cấp từ 20% đến 30%.

Từ khi thành lập thị trường trái phiếu chính phủ, các thành viên tham gia thị trường này phải mở tài khoản thanh toán tại BIDV và có số dư trong tài khoản dùng để thanh toán bù trừ cho các giao dịch mua bán trái phiếu lẫn nhau.

Theo Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu chính phủ từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian trên thị trường trái phiếu chính phủ hiện là BIDV sẽ chuẩn bị chuyển chức năng này về cho Ngân hàng Nhà nước trong năm 2015.

Trước đây, khi thị trường chứng khoán mới thành lập, BIDV được chỉ định làm ngân hàng trung gian thanh toán trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu.

Đề án trên được xây dựng từ năm 2007, xuất phát từ thông lệ quốc tế. Ở các thị trường đi trước, đơn vị thanh toán trung gian trên thị trường trái phiếu nói riêng và chứng khoán nói chung không phải là ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo sự minh bạch và công bằng trên thị trường cũng như phát huy vai trò của cơ quan quản lý.

Đề án này cũng đã được lấy ý kiến các bên liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, các thành viên thị trường và nhận được sự thống nhất cao.

Theo lộ trình cải cách thị trường chứng khoán, sau khi chuyển thanh toán trái phiếu chính phủ từ BIDV về Ngân hàng Nhà nước, việc thanh toán giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (bao gồm giao dịch chứng khoán trên hai sở TPHCM và Hà Nội) cũng sẽ được chuyển từ BIDV về Ngân hàng Nhà nước.

Theo Kinh Tế Sài Gòn

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ để đón chuẩn Basel III

Việt Nam ‘điểm sáng’ trong chiến lược đầu tư của Ấn Độ

Thông tin mới nhất về 34 bảo hiểm xã hội khu vực

Tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ coi trọng thị trường Việt Nam

WFIS 2025 vinh danh hai lãnh đạo công nghệ của Techcombank dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của ngân hàng

Khai trương phòng chờ Techcombank Private Lounge

Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Nghị quyết 68: Thêm động lực cho thị trường chứng khoán

Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm mới, tối ưu quyền lợi tài chính

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp Ấn Độ

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Mirae Asset 'đãi cát tìm vàng' sau mùa báo cáo quý I/2025

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

App ngân hàng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Pi Network tăng giá: Cẩn trọng trước làn sóng đầu cơ mới