Nhiều sai sót trong cấp phép khai thác khoáng sản cho 3 đại dự án giao thông

Phát hiện nhiều sai sót trong việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu cho 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 tại các tỉnh Đồng Tháp, Đồng Nai và Bình Thuận.

Cấp phép khai thác khoáng sản: Nhiều bất cập Hệ lụy từ cấp phép khai thác khoáng sản ồ ạt Hà Nội: Sẽ ưu tiên cấp phép khai thác khoáng sản để làm đường Vành đai 4

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết trong giai đoạn thi công nền đường

Lệch pha số liệu khảo sát

Sau đúng 8 tháng thanh tra, vào cuối tuần trước, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận thanh tra số 1896/KL-TTCP về việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại một số tỉnh khu vực phía Nam cung cấp cho dự án giao thông quan trọng quốc gia.

Cụ thể, thực hiện Quyết định thanh tra số 457/QĐ-TTCP ngày 23/11/2022 của Tổng thanh tra Chính phủ, từ ngày 5/12/2022 đến ngày 24/2/2022, đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (vật liệu san lấp) để cung cấp cho 3 dự án thành phần thuộc Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2022, gồm Dự án thành phần cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây; Dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu của UBND các tỉnh: Bình Thuận, Đồng NaiĐồng Tháp.

Theo thông tin của Báo Đầu tư, trên cơ sở báo cáo của Thanh tra Chính phủ, ngày 31/8/2023, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 6757/VPCP-CN gửi Thanh tra Chính phủ, các bộ: Giao thông - Vận tải (GTVT); Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư và UBND các tỉnh: Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái.

Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung kết luận, kiến nghị đối với việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại một số tỉnh phía Nam cung cấp cho dự án giao thông quan trọng quốc gia, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, không làm thất thoát tài sản nhà nước.

Các bộ GTVT, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư và UBND các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp được yêu cầu thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ; xử lý nghiêm các vi phạm, khắc phục các tồn tại, thiếu sót; trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

“Thanh tra Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xử lý sau thanh tra; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/11/2023”, Công văn số 6757 nêu rõ.

Cần phải nói thêm, tính đến cuối tháng 8/2023, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Ngoài 3 dự án thành phần được thanh tra theo Quyết định số 457/QĐ-TTCP, Thanh tra Chính phủ đã lần lượt công bố kết luận thanh tra cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại Dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn (đi qua địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) và Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 đi qua địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa.

Đặc điểm chung của 3 bản kết luận nói trên là có có lệch pha rất lớn về số liệu mỏ cát, đá trong các khu vực triển khai công trình được tư vấn thiết kế, chủ đầu tư dự trù trong hồ sơ mời thầu với điều kiện thực tế đã gây ra tình trạng căng thẳng về nguồn cung vật liệu, làm chậm tiến độ triển khai các dự án.

Tại Kết luận thanh tra số 1896/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ khẳng định, theo quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025- 2030, trữ lượng vật liệu san lấp cao hơn nhiều so với nhu cầu của 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông là cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết; cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây; cầu Mỹ Thuận và đường dẫn 2 đầu cầu.

Tuy nhiên, tại thời điểm triển khai các dự án, chỉ có Dự án thành phần cầu Mỹ Thuận và đường dẫn 2 đầu cầu không gặp khó khăn về vật liệu san lấp. Hai dự án thành phần còn lại liên tục bị thiếu nguồn cung vật liệu do phần lớn trữ lượng vật liệu san lấp thuộc khu vực quy hoạch (chưa được cấp phép hoạt động) hoặc các khu vực mỏ vật liệu san lấp đang hoạt động (đã được cấp phép trước đây) có trữ lượng và công suất được phép khai thác quá thấp so với nhu cầu của dự án (công suất khai thác tại tỉnh Bình Thuận đạt 1,054 triệu m3/năm; tại tỉnh Đồng Nai chỉ đạt 60.334 m3/năm).

Trong khi đó, nhu cầu vật liệu đất đắp tại Dự án thành phần cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết là 9,2 triệu m3 trong vòng 2 năm; nhu cầu vật liệu đất đắp tại Dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là 3,91 triệu m3 trong vòng 2 năm.

Nguyên nhân chính, về chủ quan, là do khâu khảo sát, đánh giá tình hình của đơn vị tư vấn chưa kỹ càng, không xác định đầy đủ tính pháp lý của khu vực dự kiến cung cấp vật liệu cho các dự án.

Tình trạng phổ biến là khi khảo sát, đơn vị tư vấn đánh giá các mỏ vật liệu đạt yêu cầu về chất lượng, nhưng sau khi công trình được khởi công, thì nhà thầu xác định không đảm bảo chất lượng để sử dụng làm vật liệu thi công, dẫn đến việc chủ đầu tư phải tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện các thủ tục bổ sung quy hoạch khoáng sản; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp phép khai thác khoáng sản và thực hiện các thủ tục đất đai để được khai thác khoáng sản theo quy định.

Tất cả các quy trình trên dù đã được áp dụng các cơ chế đặc thù của Quốc hội và Chính phủ, nhưng vẫn mất rất nhiều thời gian, khiến ngay trong giai đoạn thi công nước rút, nhà thầu vẫn phải “tắt máy” chờ vật liệu.

“Trách nhiệm chính dẫn đến việc chậm cung cấp vật liệu san lấp cho Dự án thành phần cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chủ yếu thuộc về chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án Thăng Long, Ban Quản lý dự án 7); đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế, dự toán; các nhà thầu trúng thầu thi công dự công trình”, Thanh tra Chính phủ khẳng định.

Nhiều sai sót trong cấp phép khai thác khoáng sản cho 3 đại dự án giao thông

Rà kỹ dấu hiệu phạm tội

Không chỉ “điểm danh” đơn vị tư vấn thiết kế và đơn vị quản lý dự án, tại Kết luận thanh tra số 1896/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ cũng “điểm mặt” các vi phạm liên quan đến việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại 3 dự án thuộc trách nhiệm của chính quyền các địa phương.

Tại Dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Thanh tra Chính phủ nhận thấy, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành 2 quyết định gia hạn giấy phép khai thác đá; một quyết định điều chỉnh diện tích và tăng thời hạn khai thác đá, không đúng quy định tại khoản 1, Điều 84, Luật Khoáng sản năm 2010.

Cụ thể, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 4421/GP-UBND ngày 8/12/2017 gia hạn giấy phép khai thác tại mỏ đá Soklu 1, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất cho Công ty TNHH Quốc Phú Sơn Lâm với thời hạn 10 năm tính từ ngày 1/11/2017, trong khi Công ty này chỉ được phép khai thác đến ngày 18/12/2017.

Tại Quyết định số 1523/QĐ-UBND ngày 11/7/2017, UBND tỉnh Đồng Nai tiến hành điều chỉnh giấy phép khai thác mỏ đá Soklu 2, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất từ Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa qua Công ty cổ phần Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hoà và tăng thời hạn khai thác từ 6,2 năm, lên 12 năm 1 tháng kể từ ngày 23/3/2011, trong khi giấy phép cấp cho Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa đã hết thời hạn khai thác.

Tại Quyết định số 2269/QĐ-UBND ngày 1/9/2010, Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa được khai thác tại mỏ đá xây dựng Soklu 5 thuộc xã Quang Trung, huyện Thống Nhất với thời hạn khai thác đến ngày 31/12/2016. Tuy nhiên, đến năm 2014 và năm 2020, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Giấy phép khai thác số 4018/GP-UBND ngày 22/12/2014 (thay thế cho Quyết định số 2269/QĐ-UBND) và số 177/QĐ-UBND ngày 7/7/2020 (thay thế cho Giấy phép số 4018/GP-UBND), qua đó tăng diện tích khu vực hoạt động khoáng sản từ 23 ha lên 30,5 ha và tăng thời hạn khai thác lên 11 năm 6 tháng, tính từ ngày 1/11/2014 (đến ngày 30/6/2026).

Theo Thanh tra Chính phủ, cả 3 trường hợp trên đều không được UBND tỉnh xác định khai thác để cung cấp cho công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các công trình theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 22, Nghị định 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản.

“Việc cấp phép không đúng quy định đã dẫn đến một khối lượng đá được khai thác và cung ứng ra ngoài thị trường. Mặc dù đơn vị khai thác đã nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các loại thuế, phí theo quy định, nhưng vi phạm cần được xem xét, làm rõ để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định. Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các tố chức, cá nhân liên quan”, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.

Tại Dự án thành phần cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu, Thanh tra Chính phủ ghi nhận việc UBND tỉnh Đồng Tháp thực hiện gia hạn khai thác cát đối với 12 giấy phép hết hạn sau ngày 1/7/2011 là không đúng quy định tại khoản 1, Điều 84, Luật Khoáng sản năm 2010; cấp mới 7 giấy phép khai thác cát thuộc khu vực khoanh định không đấu giá, nhưng chỉ xác định ưu tiên cung ứng cát cho các công trình trên địa bàn tỉnh, nhất là các công trình sử dụng vốn đầu tư công theo đề nghị của cơ quan chức năng, dẫn đến đơn vị khai thác cát trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã cung cấp cát ra thị trường là chưa đúng quy định tại khoản 5, Điều 12, Nghị định 15/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và điểm đ, khoản 1, Điều 22, Nghị định 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Mặc dù khối lượng cát được khai thác cũng là nhằm phục vụ nhu cầu bức thiết của xã hội, sau khi được cấp phép khai thác, các nhà đầu tư đã nộp tiền cấp quyền khai thác, thực hiện khai thác cát và kê khai nộp các loại thuế theo quy định; UBND tỉnh cũng đã có chỉ đạo rà soát, cho phép các giấy phép đang hoạt động được khai thác đến ngày 30/6/2023, sau đó tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cho rằng, các vi phạm vẫn cần được xem xét, làm rõ để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định.

Đối với những lỗi vi phạm nói trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Chủ tịch UBND các tỉnh Đồng Nai và Đồng Tháp tổ chức kiếm điểm làm rõ trách nhiệm, qua đó xem xét, xử lý phù hợp theo quy định đối với các tập thế, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm.

“Qua quá trình kiểm điếm, xử lý, nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm, thì chuyển cơ quan Cảnh sát Điều tra xem xét theo thẩm quyền”, Kết luận số 1896/KL-TTCP nêu rõ.

baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thanh tra Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Nợ thuế hơn 3,7 tỷ đồng, Công ty TNHH Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị Chi cục Thuế khu vục XVII cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Cơ quan thuế khu vực XIV ra thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện theo pháp luật của 6 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do nợ thuế.
Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

UBND tỉnh Đồng Nai vừa xử phạt hàng loạt doanh nghiệp, riêng Công ty Tôn Phương Nam và SADAKIM bị buộc di dời nhà máy khỏi khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Công ty TNHH thương mại bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam bị cơ quan thuế khu vục IV cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Chi cục Thuế khu vực II cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty CP Công nghiệp cơ khí và Xây dựng Sài Gòn và Công ty TNHH GTG Wellness Healthcare do nợ thuế.

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh

Công ty TNHH vật liệu xây dựng Phi Khánh tại Sóc Trăng bị cơ quan thuế khu vực XVIII cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế Công ty đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành

Cưỡng chế thuế Công ty đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành

Nợ thuế hơn 1,2 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành (tỉnh Lai Châu) bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.
Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Xuân Quỳnh

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Xuân Quỳnh

Nợ thuế hơn 22,2 tỷ đồng, Công ty TNHH Xuân Quỳnh tại Nghệ An bị Chi cục Thuế khu vực X cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Quảng Bình: Bắt 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc 300 tỉ đồng

Quảng Bình: Bắt 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc 300 tỉ đồng

Công an tỉnh Quảng Bình vừa triệt phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng tổng số tiền giao dịch 300 tỉ đồng, khởi tố, bắt tạm giam 11 đối tượng liên quan.
Công khai danh sách 29 doanh nghiệp tại Sơn La nợ thuế

Công khai danh sách 29 doanh nghiệp tại Sơn La nợ thuế

Đội Thuế liên huyện Sông Mã – Sốp Cộp (Chi cục Thuế khu vực IX) công khai danh sách 29 doanh nghiệp nợ thuế huyện Sông Mã và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Cưỡng chế thuế Công ty Long Vũ tại Đắk Nông

Cưỡng chế thuế Công ty Long Vũ tại Đắk Nông

Nợ thuế hơn 1,8 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Long Vũ tại Đắk Nông bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Bộ Công an: Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Bộ Công an: Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tập trung điều tra, xác minh, xử lý toàn diện, triệt để các hành vi có dấu hiệu tội phạm liên quan đến lĩnh vực quảng cáo.
Công an thông tin về 84 nhãn trong vụ sữa giả: Đã xác định 12 nhãn là hàng giả

Công an thông tin về 84 nhãn trong vụ sữa giả: Đã xác định 12 nhãn là hàng giả

Bộ Công an vừa công bố 84 nhãn trong đường dây sữa giả. Trong đó, đã xác định được 12 nhãn hiệu sữa giả, 72 nhãn hiệu đang điều tra xác minh.
Cưỡng chế thuế một công ty thủy điện tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế một công ty thủy điện tại Lai Châu

Nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng, Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng thủy điện (tỉnh Lai Châu) bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Cưỡng chế thuế Dầu khí Nam Sông Hậu tại Vĩnh Long

Cưỡng chế thuế Dầu khí Nam Sông Hậu tại Vĩnh Long

Nợ thuế hơn 1,4 tỷ đồng, Chi nhánh Công ty CP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu tại Vĩnh Long bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Nghệ An: Triệt xóa ổ nhóm rửa tiền, đánh bạc liên quan nhà cái

Nghệ An: Triệt xóa ổ nhóm rửa tiền, đánh bạc liên quan nhà cái 'xxx88'

Công an Nghệ An vừa triệt xóa, bắt giữ ổ nhóm 'rửa tiền' và 'đánh bạc' xuyên quốc gia từ nhà cái đánh bạc trực tuyến 'xxx88' với số tiền hàng trăm tỷ đồng/tháng
Phú Thọ: Triệt phá đường dây buôn ma tuý xuyên quốc gia

Phú Thọ: Triệt phá đường dây buôn ma tuý xuyên quốc gia

Công an tỉnh Phú Thọ triệt phá thành công chuyên án ma túy xuyên quốc gia quy mô lớn, đề nghị truy tố 73 bị can.
Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng và Thương mại Nguyễn Kim

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng và Thương mại Nguyễn Kim

Công ty CP Xây dựng và Thương mại Nguyễn Kim tại Nghệ An bị Đội Thuế thành phố Vinh (Chi cục Thuế khu vực X) cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Ba Nối tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Ba Nối tại Long An

Công ty TNHH Ba Nối tại Long An bị cơ quan thuế khu vực XVII cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Hòa Bình kiểm tra vụ 305 nhãn hiệu sữa giả

Hòa Bình kiểm tra vụ 305 nhãn hiệu sữa giả

Sở Y tế Hòa Bình lập đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm liên quan 305 nhãn hiệu sữa giả do bốn công ty đứng tên tự công bố.
Công khai danh sách 133 doanh nghiệp tại Thanh Hóa nợ thuế

Công khai danh sách 133 doanh nghiệp tại Thanh Hóa nợ thuế

Đội Thuế thị xã Nghi Sơn (Chi cục Thuế khu vực X) công khai danh sách 133 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp tại tỉnh Đắk Nông

Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp tại tỉnh Đắk Nông

Công ty TNHH đầu tư – CN Thành Phát và Công ty TNHH đầu tư xây dựng Anh Huy Group (tỉnh Đắk Nông) bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản do nợ thuế.
Công khai danh sách 23 doanh nghiệp tại Quảng Trị nợ thuế

Công khai danh sách 23 doanh nghiệp tại Quảng Trị nợ thuế

Đội Thuế liên huyện Vĩnh Linh – Gio Linh (Chi cục Thuế khu vực XI) công khai danh sách 23 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nợ thuế.
Đồng Nai: Công ty Da thuộc Wei Tai bị phạt 480 triệu đồng

Đồng Nai: Công ty Da thuộc Wei Tai bị phạt 480 triệu đồng

UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt Công ty TNHH Da thuộc Wei Tai Việt Nam số tiền 480 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp mạnh với Hợp tác xã Sông Tiền

Cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp mạnh với Hợp tác xã Sông Tiền

Cơ quan thuế khu vực XVII sẽ tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã thương mại dịch vụ Sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) do nợ thuế.
Mobile VerionPhiên bản di động