Nhiều nội dung “bất cập” trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Nhiều nội dung còn hạn chế và bất cập của Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, có nhiều ý kiến góp ý tuy nhiên những phản hồi từ phía Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của nhiều cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp do thiếu tính “thuyết phục”.

Nhiều nội dung chưa phù hợp

Tại văn bản góp ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 của Bộ Công Thương số 4720/BCT-ATMT gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã đề nghị phía cơ quan soạn thảo điều chỉnh, sửa đổi khoản 23 Điều 3 về thuật ngữ cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường để thực hiện công tác bảo vệ mô trường trong các ngành/lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý ( ngoài 03 Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an) như dự thảo Nghị định cần sửa đổi tại Điểm g Điều 188 về trách nhiệm bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương thành) “Bộ Công Thương có trách nhiệm đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, hoạt động đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực quản lý, trong các hiệp định, thỏa thuận thương mại quốc tế; Chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong ngành, lĩnh vực quản lý; xử lý, giải quyết các vấn đề môi trường trong phát triển ngành, lĩnh vực quản lý”.

Nhiều nội dung “bất cập” trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Các dự án khi cấp thẩm định ĐTM sẽ có thể phải chịu 2 lần kiểm tra thực địa

Ngoài ra, các quy định về dán nhãn sinh thái tại Điều 145 hay xác định các tiêu chí về kinh tế tuần hoàn. Tại Khoản 1 Điều 164 vẫn còn nhiều bất cập và không phù hợp do quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan không rõ ràng. Điển hình như nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại Khoản 1 Điều 127 của Luật BVMT quy định Bộ, cơ quan ngang bộ “Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường thuộc ngành, lĩnh vực quản lý”. Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 133 Dự thảo Nghị định chỉ quy định “Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí, tràn dầu, rò rỉ hóa chất độc”, thiếu rất nhiều so với phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được Chính phủ quy định tại Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017.

Bên cạnh đó, ý kiến của nhiều doanh nghiệp cũng chưa được cơ quan soạn thảo điều chỉnh hoặc trả lời thiếu thuyết phục, không hợp lý. Cụ thể, về trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường (GPMT), theo như phản hồi của Bộ TN&MT, Dự thảo mới đã tiếp thu nhiều ý kiến…theo hướng đơn giản hóa nhiều quy định về hồ sơ, trình tự đề nghị cấp GPMT(?)

Tuy nhiên, theo cộng đồng doanh nghiệp, thực tế hồ sơ và thủ tục xin cấp GPMT rất phức tạp, trùng lắp, không rõ thời gian thực hiện, Bộ TN&MT không nên so với Dự thảo cũ, mà nên xem hồ sơ có bị trùng lắp hay không, thủ tục xét duyệt có hợp lý hay không, thì mới đúng với tinh thần cải cách hành chính.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhấn mạnh “Không lẽ dự thảo đầu tiên có 8 điểm dở, dự thảo cuối còn 5 điểm dở thì được coi là cải cách?”.

Theo ông Nam, về hồ sơ chồng chéo, mặc dù hồ sơ xin cấp GPMT trong Dự thảo này đã cắt giảm hơn so với dự thảo trước (8 mục so với 15 mục), nhưng trong 8 mục vẫn còn 5 mục chồng chéo với hồ sơ xin duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM), tức là doanh nghiệp vẫn phải nộp 5 mục hồ sơ 2 lần.

Bà Hoàng Thị Ánh- Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), quy trình cấp phép theo dự thảo là không hiệu quả để bảo vệ môi trường do chỉ là tiền kiểm. Việc tiền kiểm (lấy mẫu kiểm tra các công trình xử lý chất thải khi còn chưa vận hành thử nghiệm thì làm sao có kết quả chính xác) rõ ràng là không có hiệu quả. Hơn nữa, chỉ cấp phép tiền kiểm mà không hậu kiểm thì không thể phát hiện được các vi phạm, mà bài học đau đớn là trường hợp Forrmosa. Ngoài ra Điều 30, khoản 3c quy định phải đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải trước khi cấp GPMT vậy với các công trình xây dựng như cầu, đường… vốn không có các công trình xử lý chất thải thì làm sao cấp được GPMT?

Ngoài ra, thủ tục cấp GPMT điều chỉnh hay cấp lại (điều 33) cũng rất phức tạp: Báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh, cấp lại dài 100% như cấp mới. Có những quy định nằm ngoài Luật BVMT, ví dụ các điểm b, c, d chỉ bổ sung ngành nghề thu hút đầu tư nhưng vẫn phải cấp lại và làm báo cáo ĐTM ngay cả khi không làm tăng tác động xấu đến môi trường.

Tăng gánh nặng chi phí và thủ tục cho DN

Rất nhiều doanh nghiệp quan ngại nếu Dự thảo Nghị định được thông qua sẽ tăng giấy phép con và chi phí cho doanh nghiệp. Cụ thể, Điều 38 của Dự thảo yêu cầu đăng ký nhu cầu sản xuất, sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (“chất POP”). Thủ tục thẩm định bao gồm cả kiểm tra hồ sơ và lập đoàn kiểm tra, mà không nêu rõ kiểm tra nội dung gì, liệu có cần thiết phải tiền kiểm nhu cầu doanh nghiệp?

Một số Hiệp hội doanh nghiệp đề xuất, để đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ TN&MT cần công bố các chất có trong danh sách miễn trừ của Công ước Stockholm, doanh nghiệp nào muốn sản xuất, sử dụng thì chỉ cần làm thông báo về dự kiến nhu cầu sử dụng, còn các chất nào chưa có thì gửi hồ sơ đề nghị xin miễn trừ, tối đa 15 ngày làm việc Bộ sẽ trả lời kết quả.

Trong khi đó, theo phản hồi của Bộ TN&MT, doanh nghiệp phải trải qua 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực địa (khi thẩm định ĐTM và khi thẩm định cấp GPMT) là không phản ánh đúng nội dung của Luật Bảo vệ môi trường cũng như quy định chi tiết nội dung này trong Dự thảo... trong trường hợp cần thiết cơ quan thẩm định ĐTM mới tổ chức khảo sát thực tế…, đây không phải là hoạt động kiểm tra… trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp GPMT mới thành lập đoàn kiểm tra.

Cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, rõ ràng trong giải thích này đã cho thấy việc doanh nghiệp phải chịu 2 lần kiểm tra thực địa bởi “khảo sát thực tế” thì cũng tương tự “kiểm tra thực địa”, doanh nghiệp vẫn phải chờ đợi Bộ TN&MT lập đoàn khảo sát/kiểm tra mà không có thời gian quy định bao giờ lập. Đáng nói, để Việt Nam thành công xưởng của thế giới, có rất nhiều dự án thì Bộ TN&MT, liệu có đủ cán bộ để xuống thực địa kiểm tra ngay hay không? Hay lại để các dự án bị chậm trễ vì chờ thủ tục hành chính?

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) quan ngại chi tiết Luật lại không làm rõ “trường hợp cần thiết” là trường hợp nào, thế thì có được gọi là “hướng dẫn chi tiết” không? Quy định “trong trường hợp cần thiết” mà không làm rõ là trường hợp nào sẽ tạo kẽ hở cho tiêu cực nảy sinh, doanh nghiệp nào có “bôi trơn” sẽ dễ được miễn kiểm tra, còn doanh nghiệp nào không “bôi trơn” sẽ dễ bị kiểm tra?”

Còn tại Điều 39 về “Dán nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy”, theo cộng đồng doanh nghiệp, quy định này không chỉ gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp khi phải thay đổi toàn bộ nhãn sản phẩm, mà còn trái thông lệ quốc tế và không phù hợp với Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, trong đó không có bắt buộc ghi các thông tin này.

Bên cạnh đó, Điều 66 về “Đảm bảo sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch phục vụ cho mục đích sinh hoạt” . Về vấn đề này ông Nguyễn Hồng Uy – đại diện Tiểu ban Thực phẩm và Đồ uống của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) - cho rằng, quy định tại Điều 66 của Dự thảo trái với các Hiệp định tự do thương mại như EVFTA (quy định không được dùng nhãn hàng hóa làm rào cản thương mại).

Cũng theo ông Uy, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho sản xuất - kinh doanh khi các bao bì từ nhựa PVC, PET là rất phổ biến từ lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm cho đến hàng tiêu dùng… từ chai nước uống đến dầu gội.

“Nếu áp dụng thì năm 2026 hàng loạt nhà máy ở Việt Nam sẽ phải đóng cửa vì không có bao bì thay thế bởi không có nước nào trên thế giới yêu cầu như vậy”, ông Uy nhấn mạnh.

Hường - Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đắk Nông: Cưỡng chế thuế Công ty Highland và Công ty Hưng Thịnh

Đắk Nông: Cưỡng chế thuế Công ty Highland và Công ty Hưng Thịnh

Công ty CP Highland và Công ty CP Chế biến gỗ Xuất khẩu Hưng Thịnh (tỉnh Đắk Nông) bị cơ quan thuế khu vực XIV cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Thanh Hóa: Chủ mỏ đất

Thanh Hóa: Chủ mỏ đất 'xẻ thịt' đồi Cánh Chim 'đút túi' hơn 13 tỷ

Trong khoảng 1 năm, các đối tượng đã khai thác không đúng nội dung giấy phép, khai thác ngoài khu vực mỏ đất được cấp phép, thu lợi bất chính hơn 13 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng Phú Tuấn

Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng Phú Tuấn

Công ty TNHH MTV Xây dựng Phú Tuấn tại Tuyên Quang bị cơ quan thuế khu vực VII cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Quảng Trị: Công ty HT Minh Nhật bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Quảng Trị: Công ty HT Minh Nhật bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng HT Minh Nhật (Quảng Trị) bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Bắt nhóm giang hồ bảo kê chợ Bình Tây, thủ đoạn như Khánh

Bắt nhóm giang hồ bảo kê chợ Bình Tây, thủ đoạn như Khánh 'trắng'

Công an TP. Hồ Chí Minh vừa bắt nhóm giang hồ có hành vi bảo kê, chèn ép, thu tiền bốc xếp của các tiểu thương tại chợ Bình Tây (phường 2, quận 6).

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng lừa đảo bằng hình thức ôn thi IELTS

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng lừa đảo bằng hình thức ôn thi IELTS

Công an thành phố Huế khởi tố vụ án hình sự, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở đối với Phan Thị Nhật Vi với hành vi chiếm đoạt tài sản.
Đồng Nai: Công ty hóa chất Dong Lim Vina Chemical bị phạt nặng

Đồng Nai: Công ty hóa chất Dong Lim Vina Chemical bị phạt nặng

UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định xử phạt Công ty TNHH Dong Lim Vina Chemical số tiền 320 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Những loại thuốc nào bị làm giả tại

Những loại thuốc nào bị làm giả tại 'ổ' thuốc giả 200 tỷ vừa bị triệt phá?

Liên quan đến 'ổ' thuốc giả 200 tỷ vừa bị công an triệt phá, có 21 loại thuốc đã bị làm giả, chủ yếu là thuốc tân dược, thuốc trị xương khớp.
Sau ‘lò’ sữa giả 500 tỷ, công an phá ‘ổ’ thuốc giả 200 tỷ, chủ yếu chữa xương khớp

Sau ‘lò’ sữa giả 500 tỷ, công an phá ‘ổ’ thuốc giả 200 tỷ, chủ yếu chữa xương khớp

Công an Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô toàn quốc, khởi tố 14 đối tượng, thu giữ 10 tấn nguyên liệu và thuốc giả.
Cưỡng chế thuế Công ty Ánh Dương tại Tiền Giang

Cưỡng chế thuế Công ty Ánh Dương tại Tiền Giang

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Ánh Dương tại Tiền Giang bị cơ quan thuế khu vực XVII cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Đồng Nai: Nhiều doanh nghiệp sắp di dời khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1

Đồng Nai: Nhiều doanh nghiệp sắp di dời khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1

Nhiều doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai) sắp phải di dời nhà máy để triển khai dự án phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị Biên Hòa.
Nợ thuế hơn 220 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng Bách Khoa Việt bị cưỡng chế hóa đơn

Nợ thuế hơn 220 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng Bách Khoa Việt bị cưỡng chế hóa đơn

Nợ thuế hơn 221 tỷ đồng, Công ty CP Thương mại – Tư vấn – Đầu tư – Xây dựng Bách Khoa Việt (TP. Hồ Chí Minh) bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Long An: 3 doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn

Long An: 3 doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn

Chi cục Thuế khu vực XVII cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với 3 doanh nghiệp nợ thuế tỉnh Long An.
Tuyên Quang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản

Tuyên Quang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản

Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sàng và Công ty TNHH Vận tải Bảo Anh Minh bị cơ quan thuế khu vực VII cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản ngân hàng do nợ thuế.
Bắt giữ 2 đối tượng đang vận chuyển ma túy từ Lào qua Điện Biên đi tiêu thụ

Bắt giữ 2 đối tượng đang vận chuyển ma túy từ Lào qua Điện Biên đi tiêu thụ

Chiều 15/4, lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên đã bắt giữ hai đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng lớn được ngụy trang tinh vi.
Điện Biên trao thưởng nóng lực lượng bắt đối tượng vận chuyển 10kg heroin

Điện Biên trao thưởng nóng lực lượng bắt đối tượng vận chuyển 10kg heroin

Ngày 15/4, Công an Điện Biên trao thưởng lực lượng phối hợp bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển gần 10kg heroin tại Lào, khẳng định hiệu quả phòng chống ma túy từ xa
Mailystyle nhập hàng lậu 34,9 tỷ: Nộp lại 14,87 tỷ và lên mạng quảng cáo

Mailystyle nhập hàng lậu 34,9 tỷ: Nộp lại 14,87 tỷ và lên mạng quảng cáo 'kiểu Kera'

Bị phạt vì nhập lậu mỹ phẩm thực phẩm trị giá 34,9 tỷ đồng, Mailystyle nộp lại gần 14,87 tỷ rồi tiếp tục quảng cáo "kiểu Kera" như chưa hề có chuyện gì.
Công ty Hoàng Long Tuyên Quang bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản

Công ty Hoàng Long Tuyên Quang bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản

Nợ thuế hơn 4,5 tỷ đồng, Công ty TNHH Hoàng Long Tuyên Quang bị cơ quan thuế khu vực VII cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Đắk Lắk: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Kinh doanh Thành Đạt

Đắk Lắk: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Kinh doanh Thành Đạt

Công ty TNHH Kinh doanh Thành Đạt (Đắk Lắk) bị Chi cục Thuế khu vực XIV cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế hơn 1,4 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam phá sản

Công ty cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam phá sản

Nợ hơn 150 tỷ đồng kéo dài, Công ty cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam (tỉnh Quảng Nam) thực hiện thủ tục phá sản trong năm 2025.
Nghệ An: Cưỡng chế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Toàn Cầu

Nghệ An: Cưỡng chế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Toàn Cầu

Nợ thuế hơn 1,3 tỷ đồng, Công ty CP Tư vấn XD&TM Toàn Cầu (tỉnh Nghệ An) bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Hải Phòng: Công ty TNHH Sông Hằng bị cưỡng chế thuế

Hải Phòng: Công ty TNHH Sông Hằng bị cưỡng chế thuế

Công ty TNHH Sông Hằng (TP. Hải Phòng) bị Chi cục Thuế khu vực III cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Thanh Hóa: Dựng hiện trường giả rồi hô hoán báo công an bị mất trộm

Thanh Hóa: Dựng hiện trường giả rồi hô hoán báo công an bị mất trộm

Do nợ nần, bà H. đã lấy 40 triệu của mình đi trả nợ rồi dùng 1 con dao, 1 cái búa tạo hiện trường giả sau đó hô hoán báo công an bị mất trộm.
Đồng Nai: Vi phạm về môi trường, 3 doanh nghiệp bị phạt gần 1 tỷ đồng

Đồng Nai: Vi phạm về môi trường, 3 doanh nghiệp bị phạt gần 1 tỷ đồng

Ngày 14/4, UBND tỉnh Đồng Nai công khai loạt quyết định xử phạt đối với 3 doanh nghiệp trên địa bàn với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng do vi phạm về môi trường.
Khánh Hòa: Thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện doanh nghiệp nợ thuế

Khánh Hòa: Thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện doanh nghiệp nợ thuế

Chi cục Thuế khu vực XIII thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện theo pháp luật của Công ty CP Xây dựng cấp thoát nước số 12 do nợ thuế.
Mobile VerionPhiên bản di động