Nhiều giải pháp công nghệ giúp ngành F&B vượt đại dịch
Cuộc sống số 18/06/2021 14:50 Theo dõi Congthuong.vn trên
Có thể thấy, trước năm 2020 hoạt động kinh doanh ẩm thực diễn ra sôi nổi với số lượng outlet F&B chạm mốc 540.000 đơn vị. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ập đến khiến hàng loạt cửa hàng rơi vào trạng thái “ngủ đông" kéo dài hoặc tạm ngưng hoạt động kinh doanh vì những quy định giãn cách để chống dịch lây lan.
Đứng trước những thách thức mới mang tính “sống còn” với ngành F&B, gần đây các công ty công nghệ đã đưa ra thị trường những giải pháp để vực dậy các doanh nghiệp F&B. Đơn cử là giải pháp “Đặt món không tiếp xúc” do Savyu - một startup tại TP. Hồ Chí Minh giới thiệu gần đây nhằm giúp việc đặt món và mua mang về trở nên dễ dàng, an toàn hơn cho cả khách hàng lẫn nhân viên nhà hàng.
![]() |
Đặt món không tiếp xúc giúp người bán và người mua giảm được nguy cơ lây nhiễm bệnh |
Thông qua ứng dụng Savyu, khách hàng có thể tìm kiếm thực đơn, đặt món yêu thích và thanh toán bằng ví MoMo, thẻ ATM, thẻ tín dụng hoặc điểm thưởng độc quyền trong hệ sinh thái gọi là Savyu Dollars. Sau đó, nhân viên nhà hàng sẽ quét mã QR Savyu trên điện thoại của khách hàng và chuẩn bị món. Cả quá trình hoàn toàn không tiếp xúc, không dùng tiền mặt hay thẻ. Bằng cách này, khách hàng và nhân viên tránh chạm vào thực đơn của nhà hàng, và hạn chế trao đổi tiền mặt - nơi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus. Một điểm đáng chú ý của ứng dụng này là người tiêu dùng có thể tiết kiệm nhiều hơn khi chi tiêu bởi họ sẽ được hoàn tiền thưởng ngay lập tức vào tài khoản Savyu Dollar (1 Savyu Dollar = 1 VND) tối đa 50% cho đơn hàng của họ.
Ông Jerome Ly - CEO và Đồng sáng lập của Savyu - chia sẻ: Chúng tôi quyết định hỗ trợ các nhà hàng đối tác trong thời kỳ khủng hoảng chưa từng có này bằng cách miễn phí dịch vụ cho các đơn đặt hàng sử dụng Contactless - Đặt món không tiếp xúc. Ngoài ra, Savyu hiện đang hỗ trợ chi phí rất lớn để các doanh nghiệp đối tác có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi cho khách hàng đặt món thông qua “Đặt món không tiếp xúc” trong giai đoạn hiện tại.
Cũng hướng đến các F&B, hồi đầu tháng 6 vừa qua, iPOS.vn đã giới thiệu ra thị trường bộ công cụ bán hàng trực tuyến toàn diện dành riêng cho ngành F&B tại Việt Nam. Bộ công cụ bao gồm phần mềm quản lý bán hàng FABi giúp cửa hàng kết nối trực tiếp với các nền tảng giao hàng lớn và công cụ iPOS Web Order giúp nhà bán lẻ tự tạo website có công năng bán hàng trực tuyến. Đây là những giải pháp được tích hợp sẵn 2 trong 1, giúp nhà bán lẻ dễ dàng vận hành quán ăn từ khâu quản lý đơn hàng, đặt hàng, giao nhận thống nhất cả online và offline.
Hiện phần mềm quản lý bán hàng FABi của iPOS.vn đã kết nối trực tiếp với hai nền tảng giao hàng trực tuyến là GrabFood và Loship. Với chính sách hợp tác này, các thương hiệu F&B có thể đăng ký gian hàng bán online trên GrabFood và Loship ngay từ phần mềm FABi (thay vì liên hệ trực tiếp cùng quy trình xét duyệt như phổ thông). Đồng thời phí chiết khấu của GrabFood và Loship dành cho khách hàng của iPOS.vn cũng thấp hơn so với mặt bằng chung trên thị trường. Điểm khác biệt của phần mềm này là có thể giúp chủ cửa hàng xây dựng kênh bán hàng tự chủ và khắc phục được toàn bộ các yếu điểm khi hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn.
Trước đó, vào đầu tháng 4/2021, Liên minh các công ty công nghệ F&B và Retail gồm LOOP Smart POS, ZuumViet, AhaMove, BoxMe, ViHAT, Tanca, GoStudio, A1 Demy, Bách Việt Holdings và KaiPass đã ký kết hợp tác và phát động chiến dịch vực dậy ngành F&B hậu Covid-19 với tên gọi COVYDIDI 2021. Với chiến dịch này, mỗi doanh nghiệp sau khi đăng ký tham gia được nhận gói hỗ trợ như: Gói thương mại điện tử - Khởi tạo website bán hàng miễn phí và phần mềm bán hàng LOOP Smart POS đến từ Công ty Công nghệ LOOP trị giá 10 triệu đồng; gói giao hàng - Hỗ trợ chi phí giao hàng đến từ Công ty ZuumViet và Ahamove trị giá 30 triệu đồng; gói bán hàng đa kênh Omisell - Kết nối và đồng bộ đến 10 gian hàng đến từ Công ty BoxMe trị giá 7,2 triệu đồng…
Thực tế, chuyển đổi số trong F&B không phải là câu chuyện mới song với những diễn biến kéo dài của đại dịch đã giúp cho tốc độ chuyển đổi ngày càng nhanh và mạnh hơn. Và đối tượng chuyển đổi cũng không chỉ dừng lại ở các thương hiệu F&B lớn mà ngay cả cửa hàng kinh doanh nhỏ cũng đã thay đổi để phục vụ nhu cầu thị trường.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Lễ Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2023 vinh danh 65 doanh nghiệp, 7 địa phương

Phát động Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST VIETNAM 2023

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về số lượng ứng dụng gian lận bị Apple gỡ bỏ

Huawei ra mắt 6 liên minh đối tác tại Hội nghị Đối tác APAC 2023

Blackscreen.tech: Test màn hình chỉ trong vài cú nhấp chuột
Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ngành Công Thương: Chuyển đổi số là vấn đề “sống còn”

Sẽ định kỳ đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

EZVIZ tiếp tục hoàn thiện giấc mơ smart home với dải sản phẩm mới ra mắt năm 2023

Israel chia sẻ kinh nghiệm về bảo mật an ninh mạng với Việt Nam

Bộ Tiêu chí văn hóa số của người Quảng Ninh có gì đặc biệt?

Kỳ 3: Chung tay thiết lập “lá chắn” an toàn

EVFTA - Xung lực thúc đẩy kinh tế số

Từ 15/5, thuê bao có thông tin không trùng khớp sẽ bị thu hồi

Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số

Công bố và kết nối Trang vàng giải pháp chuyển đổi số

Khởi động Hội nghị Thượng đỉnh các nhà phân tích toàn cầu 2023

Mới có 2,9% thuê bao bị khóa 2 chiều chuẩn hóa thông tin cá nhân

Cơ quan nào có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Việt - Pháp chú trọng hợp tác phát triển chuyển đổi số và thành phố thông minh

Bộ Thông tin và truyền thông xử lý nghiêm vi phạm trên Facebook, TikTok, Instagram, YouTube

Chung tay đào tạo tin học cho học sinh thành phố Hà Nội theo chuẩn quốc tế

Doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng lợi từ chương trình chuyển đổi số

Cơ hội tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp từ thanh toán điện tử

Không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online
