Một đơn vị y tế tại Nghệ An bị xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm Vì sao liên tiếp hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc, chuyển công tác? |
Hiện tại, chỉ có 7 đơn vị y tế triển khai mua tủ lạnh bảo quản vaccine là: Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh, Long Biên và Phú Xuyên, với giá đề xuất của Sở Y tế 20 triệu đồng/chiếc, công khai đấu thầu trên hệ thống điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế.
Nhiều đơn vị y tế ở Hà Nội xin trả lại tiền mua sắm trang thiết bị, vật tư (Ảnh minh họa) |
Được biết, năm 2021, Mặt trận Tổ quốc TP. Hà Nội đã phân bổ kinh phí 2 lần. Lần thứ nhất trang bị tủ lạnh đựng vaccine cho tất cả các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Thời điểm đó, theo rà soát cần trang bị 1.009 tủ lạnh đựng vaccine cho trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Đáng lưu tâm hơn, bên cạnh việc không mua tủ lạnh bảo quản vaccine, nhiều đơn vị cũng trả lại tiền cho Mặt trận Tổ quốc thành phố khoản tiền được cấp để mua máy xét nghiệm RT-PCR.
Bà Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TP. Hà Nội - đang rất băn khoăn với lý do này; đồng thời đặt câu hỏi: Phải chăng Sở Y tế khảo sát chưa chính xác nhu cầu? phải chăng một số quận, huyện không khó khăn về trang thiết bị y tế phục vụ cho y tế cơ sở, trong khi đây là trang thiết bị rất cần thiết? Nếu cứ đặt tâm lý e ngại, sợ thanh tra, kiểm tra thì cuối cùng người thiệt thòi là nhân viên ngành y tế và nhân dân thủ đô.
Cùng với tình trạng nhiều đơn vị xin trả lại tiền mua sắm trang thiết bị vật tư, ngành y tế Hà Nội cũng lo ngại trước nhiều nhân viên y tế xin nghỉ việc, chuyển công tác.
Theo thống kê, chưa đầy một năm rưỡi, Hà Nội có gần 900 nhân viên y tế xin nghỉ việc, chuyển công tác, khiến ngành y tế thủ đô thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh.
Riêng năm 2021, ngành y tế có 407 người xin nghỉ việc, trong đó có 153 bác sỹ; trong năm 2022, khối bệnh viện nghỉ 241 người (trong đó 104 bác sỹ), chưa tính các khối y tế cơ sở… Người xin nghỉ việc tập trung ở một số bệnh viện lớn như Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông… Trong đó, xin nghỉ việc chủ yếu là người có bằng đại học, có tay nghề cao, chủ yếu dịch chuyển sang khối y tế ngoài công lập.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chế độ đãi ngộ và mức thu nhập còn hạn chế so với các doanh nghiệp, đơn vị y tế ngoài công lập, hoặc cơ sở y tế thuộc các bộ, ngành nên nhiều nhân viên y tế xin nghỉ hoặc chuyển công tác về nơi có mức thu nhập cao hơn.
Hiện tại, Hà Nội có khoảng 37 đơn vị y tế là đơn vị tự chủ, nguồn thu giảm không đủ bù đắp, chủ yếu sống bằng tiền lương. Nguyên nhân chủ quan khác là trước dịch, đối với trung tâm y tế xã phường để thu hút người về đã khó, nay qua đợt dịch do khó khăn thiếu lại càng thiếu.
Trước tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng cần có giải pháp khắc phục nhanh chóng, quan tâm hơn tới y tế cơ sở. Đối với vấn đề giải ngân, sớm có kế hoạch cụ thể, tích cực trong đầu tư…
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Thực trạng nhân viên y tế rời đi khỏi bệnh viện công cấp thiết phải xem xét cải tổ, đổi mới ngành y tế, đặc biệt vấn đề pháp lý, quy chế, luật định để các bệnh viện có hoạt động tốt hơn, chất lượng cao hơn và thu nhập của nhân viên tốt hơn. Bởi thực tế, không một ai công việc đang ổn định, mức lương tốt mà lại rời đi.