Thứ ba 29/04/2025 14:27

Nhiều cuộc gọi tới đường dây nóng 389 "tố" trang thiết bị y tế bị nâng giá

Những ngày qua, đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 (BCĐ 389) quốc gia đã liên tục nhận được nhiều thông tin người dân phản ánh về việc một số cửa hàng thuốc tại các tỉnh, thành phố lợi dụng dịch bệnh nCoV để định giá bán hàng hóa bất hợp lý hoặc lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế (khẩu trang, nước sát khuẩn) gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Theo phản ánh, ngoài việc tăng giá các trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona 2019. Thậm chí một số đối tượng còn mua gom khẩu trang y tế để vận chuyển sang Trung Quốc bán kiếm lời, trong khi người dân địa phương không có để mua phục vụ việc phòng dịch.

Số điện thoại 0961389389 và 0981389389 là đường dây nóng của BCĐ 389 quốc gia trực 24/7

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, trực ban đường dây nóng BCĐ 389 quốc gia đã trực tiếp cung cấp số điện thoại hoặc hướng dẫn cho người dân liên hệ ngay với cơ quan chức năng (Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Công an) của địa phương để xử lý giải quyết kịp thời.

Nhiều thông tin báo cáo của BCĐ 389 một số địa phương cho biết, các lực lượng chức năng đã bắt giữ và phát hiện nhiều vụ buôn lậu trang thiết bị y tế tại các cửa khẩu phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc.

Một thực trạng nữa cũng lo ngại không kém là tình trang xuất hiện trang thiết bị y tế giả, kém chất lượng phòng chống dịch nCoV.

Tại Hà Nội, mới đây Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an, phối hợp với Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện gần 4.000 chai dung dịch sát khuẩn và một số lượng lớn khẩu trang chưa đóng gói của một cửa hàng kinh doanh khẩu trang và dung dịch sát khuẩn tại địa chỉ số 290 Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Qua kiểm tra, toàn bộ số hàng hóa trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, để kiểm soát công tác phòng dịch, Văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia đã phối hợp với lực lượng chức năng, các cơ quan truyền thông tham gia 2 đoàn công tác của Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội và Bộ Y tế trực tiếp làm việc và kiểm tra tại một số cơ sở sản xuất và kinh doanh trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng dịch nCoV.

Quá trình trao đổi với các lực lượng chức năng được biết, Sở Y tế Hà Nội kịp thời có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với cơ quan Quản lý thị trường, Phòng Cảnh sát kinh tế (C03) Công an TP. Hà Nội thành lập 65 đội kiểm tra hiện tượng tăng giá các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch nCoV trên địa bàn thành phố. Đồng thời xây dựng các phương án phòng chống dịch với 3 phương án cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các lực lượng chức năng cũng phản ánh một số khó khăn vướng mắc trong công tác xử lý đối với trường hợp có hành vi găm hàng, bán hàng với giá "bất hợp lý" các mặt hàng như khẩu trang, nước diệt khuẩn. Bởi hiện nay chưa có quy định thế nào là hành vi bán hàng với giá "bất hợp lý".

Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc nêu trên, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần tham mưu bổ sung các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, địch họa đặt trong bối cảnh đặc thù để đưa vào diện các mặt hàng quản lý hoặc bình ổn giá.

Hiện nay một số tỉnh, thành phố trong công tác phòng, chống dịch nCoV gặp khó khăn trong việc xử lý đối với mặt hàng khẩu trang không có chứng từ, hóa đơn bị tạm giữ nghi vấn có dấu hiệu vận chuyển ra khu vực biên giới để đưa sang Trung Quốc với số lượng hàng trăm nghìn chiếc. Trong khi đó nhu cầu của người dân đang rất cần để xử dụng thì không có để mua.

Với phương châm của Chính phủ "chống dịch như chống giặc", vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần tham mưu cho Chính phủ có cơ chế trong việc xử lý đối với các mặt hàng thiệt bị y tế đã tạm giữ theo hướng trưng thu, phát miễn phí cho người dân để phục vụ kịp thời công tác phòng dịch cho các địa phương.

Bổ sung các quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng là trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch theo hướng kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu phân phối nhằm tránh việc lợi dụng để tăng giá bán hoặc găm hàng đầu cơ, trục lợi khi có dịch.

Các cơ quan chức năng như quản lý thị trường, công an, y tế tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch nCoV nhằm kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm đối với các trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng với mục đích trục lợi.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu mặt hàng và nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất các trang thiết bị y tế và các mặt hàng thuốc, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch nCoV. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ tại đường mòn, lối mở khu vực biên giới đường bộ, các khu vực cửa khẩu để phòng chống khoanh vùng dịch ngay từ biên giới.

Khẩu trang y tế không phải là giải pháp duy nhất trong công tác phòng, chống dịch nCoV. Vì vậy để tránh lãng phí, các cơ quan báo chí cần tích cực tuyên truyền cho người dân cách sử dụng như hướng dẫn của Bộ Y tế, đồng thời yên tâm, không hoang mang dao động, nhưng không chủ quan trong công tác phòng chống dịch.

Số điện thoại 0961389389 và 0981389389 là đường dây nóng của Ban chỉ đạo 389 quốc gia trực 24/7 để tiếp nhận các thông tin phản ánh về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung, hiện tượng tăng giá các thiết bị y tế phục vụ việc phòng dịch bệnh nCoV nói riêng để kịp thời tham mưu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thiết bị y tế

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy