Nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc

Triển vọng trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam-Trung Quốc còn rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hai nước có tính bổ sung cho nhau
Bơ, chanh leo sắp được ký Nghị định thư với thị trường Trung Quốc Trung Quốc tăng mua, giá tiêu sẽ tăng sau kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn Đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam

Đề nghị Trung Quốc tăng cường nhập khẩu hàng hóa Việt

Làm việc với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Trung Quốc-Việt Nam Nông Dung hôm 5/2/2024 diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đề nghị Trung Quốc tiếp tục tăng cường nhập khẩu hàng hóa, nông sản của Việt Nam.

Cụ thể, trong buổi làm việc, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng trước xu thế phát triển tốt đẹp và những thành quả mang tính lịch sử của quan hệ hai nước sau các chuyến thăm lẫn nhau của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc cuối tháng 10/2022 và chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Việt Nam tháng 12/2023. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc hai bên phối hợp triển khai cụ thể hóa các Tuyên bố chung cấp cao, trên tinh thần quyết liệt, hiệu quả, thực chất, vì lợi ích của doanh nghiệp, địa phương và người dân.

Đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông sản của Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn làm việc với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Trung Quốc-Việt Nam Nông Dung. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản

Hoan nghênh và đánh giá cao những ý kiến, đề xuất của Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nông Dung về một số phương hướng, biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước cần tiếp tục phát huy tốt vai trò là cơ quan thường trực của cơ chế Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam-Trung Quốc, tích cực điều phối tổng thể các lĩnh vực hợp tác, triển khai tốt Thỏa thuận về làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong thời kỳ mới giữa hai Bộ Ngoại giao, tập trung vào một số trọng tâm: Phối hợp triển khai tốt các hoạt động giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp trong năm 2024; thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác thực chất.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Trung Quốc tiếp tục tăng cường nhập khẩu hàng hóa, nông sản của Việt Nam; phối hợp tháo gỡ vướng mắc tại một số dự án hợp tác; thúc đẩy hợp tác du lịch bền vững; đẩy mạnh giao lưu nhân dân và hợp tác địa phương; duy trì trao đổi, phối hợp trong các cơ chế, diễn đàn đa phương.

Trong buổi làm việc, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung nhấn mạnh, chuyến công tác đến Việt Nam lần này là nhằm trao đổi sâu rộng, toàn diện giữa hai Bộ Ngoại giao về các biện pháp, phương hướng, nhiệm vụ triển khai quan hệ song phương theo nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai bên.

Báo cáo với về kết quả tốt đẹp của cuộc gặp giữa hai Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam-Trung Quốc diễn ra ngày 4/2, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nông Dung khẳng định phía Trung Quốc mong muốn và sẵn sàng cùng với các cơ quan phía Việt Nam duy trì trao đổi, phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy trao đổi chiến lược cấp cao thông qua thu xếp tốt các chuyến thăm, tiếp xúc song phương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hai bên. Cùng đó, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao-quốc phòng-an ninh; tiếp tục làm sâu sắc hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, nhất là kết nối chiến lược phát triển, hợp tác về hạ tầng giao thông, thuận lợi hóa thương mại; triển khai tốt các cơ chế, hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân, hợp tác địa phương.

Về vấn đề trên biển, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đạt tiến triển thực chất.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực.

Nhiều cơ hội thúc đẩy xuất nhập khẩu

Năm 2023, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới gặp khó khăn, gây tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam, song xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khả quan. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023 xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2022 (tương ứng tăng thêm 3,5 tỷ USD). Đây là một trong số ít những thị trường quan trọng hàng đầu mà Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng của xuất khẩu.

Triển vọng và tiềm năng trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế của hai nước có tính bổ sung lẫn nhau và xu thế phát triển của kinh tế thế giới đang hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông sản của Việt Nam
Triển vọng và tiềm năng trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc còn rất lớn. Ảnh minh họa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên từng cho biết, trong nhiều năm vừa qua, Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc với thế giới và là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Trong năm 2023 có 12 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, 2 nhóm hàng lớn nhất đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 16,87 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13 tỷ USD. Nhóm nông sản đạt mức tăng trưởng xuất khẩu kỷ lục sang thị trường này còn có rau quả, gạo. Cụ thể, xuất khẩu gạo đạt 917.000 tấn, trị giá 531,6 triệu USD, rau quả gần 3,6 tỷ USD...

Chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 110,64 tỷ USD, giảm hơn 7,3 tỷ USD so với năm 2022. Có 17 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó 2 nhóm hàng đạt kim ngạch chục tỷ USD là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 23,4 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 22,5 tỷ USD.

Ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2023, do ảnh hưởng của việc sụt giảm nhu cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc giảm sút, nhưng vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam.

Cụ thể, Trung Quốc hiện chiếm gần 54% tổng giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam, trong đó tới 90% sản lượng trái vải xuất khẩu, 80% sản lượng thanh long xuất khẩu, hơn 90% sản lượng sắn và sản phẩm chế biến từ sắn.

Ngoài ra, năm 2023, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt tới 2,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ hơn 70% sản lượng cao su xuất khẩu và là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam.

Dù vậy, ông Tô Ngọc Sơn cho biết, hiện nay Trung Quốc đang điều chỉnh các chính sách nhập khẩu. Theo đó, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hiện Trung Quốc đang siết chặt quản lý nông lâm thủy sản nhập khẩu.

"Trung Quốc là thị trường có tiêu chuẩn cao, khắt khe. Thị trường này đang giảm mức độ phụ thuộc, tiến tới dừng hình thức xuất khẩu tiểu ngạch và đang chuyển nhanh, chuyển mạnh sang hình thức thương mại chính quy..." - ông Tô Ngọc Sơn thông tin và đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cần cập nhật những xu hướng thị hiếu mới của thị trường, hướng tới sản xuất các mặt hàng chất lượng cao; tăng cường tiếp cận vùng, chuyển hẳn sang xuất khẩu chính ngạch.

Hiện, Trung Quốc đang xem xét các thủ tục mở cửa thị trường cho nhiều loại nông thủy sản cho Việt Nam, trong đó có trái dừa tươi, rau quả đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi... Các mặt hàng khác như dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt bò, thịt heo, sản phẩm từ gia súc, gia cầm cũng được nước láng giềng tạo điều kiện nhập khẩu. Những động thái này tạo kỳ vọng lớn cho tăng trưởng xuất khẩu những nhóm hàng nông sản sang thị trường tỷ dân vốn nhiều năm chủ yếu xuất bán tiểu ngạch, nhiều rủi ro.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Sĩ quan NATO thiệt mạng; Nga thắng lớn, Ukraine nhận viện trợ khủng... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12.
Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Từ ngày 17-22/1/2025, Triển lãm toàn cầu về lĩnh vực ô tô ‘Bharat Mobility 2025” sẽ diễn ra tại TP. Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út kiến nghị Bộ Công Thương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm việc tại thương vụ.
Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Chiều ngày 19/12, tại Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi, Thương vụ tại Maroc đã có kiến nghị.
Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Tham tán thương mại Việt Nam tại Israel đã tháo gỡ nhiều khó khăn lớn mà các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực.
Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương đề nghị thương vụ cung cấp thường xuyên, đầy đủ thông tin ở các thị trường để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt, Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga,... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12.
Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Với dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn, doanh nghiệp Việt kỳ vọng sẽ kết nối sâu hơn với các đối tác Nhật Bản.
Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra từ ngày 7-23/2/2025.
Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh cam kết phát huy vai trò cầu nối đưa hàng nông sản Việt thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập khẳng định: Ai Cập đã có phản hồi tích cực với đề xuất đàm phán FTA từ Việt Nam.
Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Với các nước châu Á, Việt Nam đã ký kết 14 FTA, chiếm tới 82% tổng số FTA đã ký, giúp thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam ngày càng được mở rộng.
Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia chia sẻ thách thức và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững khi Indonesia thực hiện chiến lược tự chủ lương thực.
Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Từ thực tiễn triển khai SMR trong cơ cấu nguồn điện của Hàn Quốc, Tham tán Phạm Khắc Tuyên đã đưa ra những gợi ý và chính sách đối với Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại thị trường Philippines cho rằng, cần giữ vững thị trường xuất khẩu gạo truyền thống Philippines nhằm ổn định xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Chiều ngày 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Trong khuôn khổ của chuyến công tác tại Nhật Bản, sáng 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Ngày 19/12, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi xanh trong EVFTA.
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Sáng ngày 19/12, tại Nhật Bản, trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản 2024, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu đã có bài phát biểu.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine, Ukraine từ chối đề nghị của Hungary... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12.

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba

Thủ tướng Shigeru Ishiba mang đến 'làn gió mới' cho Nhật Bản với chính sách đối nội sâu rộng, đối ngoại cân bằng, hướng tới hòa bình và phát triển bền vững.
Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn BP về hợp tác phát triển năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn BP về hợp tác phát triển năng lượng

Sáng 17/12/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn BP, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn còn đó khó khăn

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn còn đó khó khăn

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ trong quý 3 nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức từ xuất khẩu, đồng Yên mất giá và chính sách tiền tệ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động