Quyết định này của Nhật Bản có hiệu lực ngay lập tức, Nhật Bản sẽ không còn yêu cầu rằng thịt bò nhập khẩu từ Mỹ phải thuộc đàn gia súc chưa đầy 30 tháng tuổi tại thời điểm giết mổ, một điều khoản được thiết kế nhằm chống lại bệnh não xốp của bò, thường được gọi là bệnh bò điên. Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ - Sonny Perdue - cho rằng, quyết định của Nhật Bản là thông điệp tốt đẹp cho các chủ trang trại và các nhà xuất khẩu Mỹ là những người hiện có quyền tiếp cận đầy đủ vào thị trường Nhật Bản đối với thịt bò Mỹ chất lượng cao, an toàn. Đồng thời hy vọng rằng quyết định của Nhật Bản sẽ giúp dẫn dắt các thị trường khác trên thế giới hướng tới các chính sách dựa trên cơ sở khoa học.
Nhật Bản đã cấm hoàn toàn thịt bò Mỹ vào năm 2003 sau khi trường hợp bệnh bò điên (BSE) đầu tiên được phát hiện ở một con bò sữa ở Mỹ. Hai năm sau, Nhật Bản bắt đầu chấp nhận một số lượng nhỏ thịt bò theo các điều khoản hạn chế, bao gồm cả điều khoản rằng sản phẩm được giết mổ từ đàn gia súc trước 20 tháng tuổi. Hơn sáu năm trước, những hạn chế đó đã được nới lỏng, bao gồm cả việc tăng tuổi đàn gia súc dưới 30 tháng.
Nhật Bản là thị trường nước ngoài có giá trị cao nhất đối với thịt bò Mỹ và doanh số bán hàng cho quốc gia châu Á tiếp tục tăng. Mỹ đã xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ đôla thịt bò cho Nhật Bản vào năm 2018, tăng từ 1,5 tỷ đôla trong năm 2017. Nhưng xu hướng thương mại có thể còn tốt hơn thế.
Quyết định của Nhật Bản về việc xóa bỏ hạn chế tuổi gia súc có thể là một dấu hiệu tốt cho các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do đang diễn ra giữa hai nước. Tính đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản áp dụng mức thuế 38,5% đối với thịt bò của Mỹ và rằng điều đó dự kiến sẽ là mục tiêu cho các nhà đàm phán Mỹ khi các cuộc đàm phán sắp diễn ra.
Nếu Mỹ không rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Nhật Bản và 10 quốc gia khác, một thỏa thuận sẽ được áp dụng để giảm mức thuế quan đối với thịt bò dần dần xuống chỉ còn 9%.
Theo một phân tích của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, mức giảm đó sẽ thúc đẩy xuất khẩu thịt bò của Mỹ sang Nhật Bản tăng 876 triệu đôla mỗi năm. Theo quyết định của Nhật Bản về dỡ bỏ giới hạn độ tuổi của gia súc, Hiệp hội Thịt bò quốc gia Mỹ nói rằng đó là một chiến thắng mà hy vọng sẽ có sự phát triển trên khắp châu Á. Điều này nhấn mạnh sự an toàn của đàn bò Mỹ, và hy vọng gửi một tín hiệu cho các quốc gia châu Á khác rằng những rào cản thương mại phi khoa học như thế này cũng nên được loại bỏ.
Thuế suất thường được nêu đến đầu tiên nhưng các hàng rào phi thuế quan cũng quan trọng như vậy, nếu không muốn nói là để xác định tiếp cận thị trường. Liên đoàn xuất khẩu thịt Mỹ cho biết trong khi phần lớn thịt bò Mỹ được chuyển đến Nhật Bản sẽ tiếp tục được nuôi từ những con bò dưới 30 tháng tuổi, cơ hội cho thịt bò thuộc tuổi đàn trên 30 tháng và nhiều loại thịt bò khác là rất đáng kể.