Nhập khẩu dầu thô của châu Á đạt mức cao kỷ lục trong tháng đầu năm 2023
Quốc tế 03/02/2023 11:10 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến giá dầu trong mùa đông Tại sao Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu thô của Nga? |
Theo dữ liệu từ Refinitiv Oil ngày 02/2, nhập khẩu dầu thô vào châu Á đạt mức cao kỷ lục trong tháng 1, tăng 11% so với tháng 12 năm ngoái, mặc dù lượng dầu thô đến Trung Quốc thấp hơn.
Tổng lượng dầu thô nhập khẩu của châu Á đã tăng 11,1% so với tháng trước lên 29,13 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong tháng 1. Nhập khẩu tháng trước đã đánh bại kỷ lục trước đó từ tháng 11, khi châu Á nhập khẩu 29,10 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Dữ liệu cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, ước tính đã giảm xuống 10,98 triệu thùng/ngày trong tháng trước, từ 11,37 triệu thùng/ngày trong tháng 12 và 11,42 triệu thùng/ngày trong tháng 11. Clyde Russell, nhà phân tích về hàng hóa và năng lượng châu Á, lưu ý rằng một phần nguyên nhân khiến nhập khẩu của Trung Quốc giảm có thể là do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, rơi vào ngày 22/1 năm nay.
![]() |
Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ, nước nhập khẩu lớn thứ ba thế giới và lớn thứ hai trong khu vực, đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 5,29 triệu thùng/ngày trong tháng 1, so với 4,78 triệu thùng/ngày trong tháng 12. Hàn Quốc và Singapore cũng tăng cường nhập khẩu dầu thô trong tháng 1 so với một tháng trước đó. Các nhà phân tích cho biết trong tương lai, Trung Quốc sẽ là con bài chủ lực trong nhập khẩu dầu thô châu Á và thị trường dầu mỏ quốc tế. Nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc có thể sớm phục hồi khi nước này mở cửa trở lại sau gần ba năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Các nhà chức trách đã ban hành một loạt khoản trợ cấp lớn cho các nhà máy lọc dầu độc lập nhập khẩu dầu thô. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu sau khi làn sóng Covid ban đầu suy yếu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong Báo cáo Thị trường Dầu mỏ tháng 1 rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,9 triệu thùng/ngày vào năm 2023, lên mức kỷ lục 101,7 triệu thùng/ngày, với gần một nửa mức tăng đến từ Trung Quốc sau khi nước này dỡ bỏ các hạn chế do Covid-19. Cơ quan này lưu ý Trung Quốc sẽ thúc đẩy gần một nửa mức tăng trưởng nhu cầu toàn cầu này ngay cả khi hình thức và tốc độ mở cửa trở lại của nước này vẫn chưa chắc chắn. Trong khi đó, sản lượng dầu thô của OPEC đã giảm trong tháng 1 khoảng 60.000 thùng mỗi ngày (bpd) do nhà sản xuất hàng đầu Ả rập Xê út cắt giảm sản lượng có thể cao hơn hạn ngạch của Vương quốc này.
Toàn bộ tổ chức OPEC-13 chứng kiến sản lượng dầu thô giảm xuống 29,12 triệu thùng/ngày do sản lượng giảm từ Ả rập Xê út và Libya, được bù đắp một phần bởi mức tăng nhẹ của một số thành viên khác. Sản lượng dầu thô của Ả rập Xê út ước tính đã giảm 100.000 thùng/ngày xuống 10,38 triệu thùng/ngày, theo khảo sát của Bloomberg. Đó là thấp hơn khoảng 100.000 thùng/ngày so với hạn ngạch 10,478 triệu thùng/ngày của Ả rập Xê út, được đưa ra tại cuộc họp tháng 10 và có hiệu lực từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2023 hoặc cho đến khi OPEC+ có quyết định khác. Tuy nhiên, OPEC và nhóm OPEC+, bao gồm Nga và hàng chục nhà sản xuất ngoài OPEC khác, đang bơm dầu thô ở mức thấp hơn nhiều so với mục tiêu chung mà liên minh OPEC+ đặt ra vào tháng 11/2022.
Tại một cuộc họp trực tuyến ngày 01/2, một nhóm của OPEC+ đã giữ nguyên hạn ngạch sản xuất trong một động thái chính sách được thị trường kỳ vọng rộng rãi, xét đến những bất ổn về cả cung và cầu trong những tháng tới. Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Bin Salman và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về sự hợp tác của OPEC+ trong một cuộc điện đàm đầu tháng 2, với trọng tâm là duy trì sự ổn định của giá dầu trước cuộc họp trực tuyến của hội đồng OPEC+.
Sản lượng dầu của Nga vẫn tăng bất chấp lệnh trừng phạt mới của phương Tây và giá trần. Do sự không chắc chắn về nhu cầu của Trung Quốc và nguồn cung của Nga trong tháng 2 và tháng 3, OPEC+ được kỳ vọng sẽ giữ mức sản xuất hiện tại, điều này làm giảm sản lượng mục tiêu 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11 trở đi. Tuy nhiên, mức cắt giảm thực tế được ước tính là khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3: Bakhmut chưa thất thủ, Avdiivka đã nguy cấp, binh bại như núi đổ

Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc sụt giảm trong 2 tháng đầu năm

Hiệp định thương mại tự do giữa Israel và UAE có hiệu lực

Chiến sự Nga-Ukraine 27/3: Ông Putin tố phương Tây vượt “lằn ranh đỏ”, Nga đánh sập cầu tiếp viện của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/3: Wagner đột kích trung tâm Bakhmut
Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine 26/3: Nga sẽ đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus, tình hình đang ổn định ở Bakhmut

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/3: Tổng thống Ukraine thừa nhận không thể tổ chức phản công lớn ở miền Đông

Chiến sự Nga - Ukraine 25/3: Nga cảnh báo Ukraine nếu giành lại kiểm soát Crimea, giao tranh khốc liệt ở Bakhmut

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 24/3: Chỉ còn kiểm soát 1/3 Bakhmut, Kiev vẫn tố Nga “hụt hơi”

Chiến sự Nga - Ukraine 24/3: Ukraine tập trung quân, sắp phản công ở Bakhmut

Kinh nghiệm của Bắc Âu với phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Việt Nam nỗ lực thúc đẩy quan hệ ASEAN - Nhật Bản phát triển hiệu quả

Việt Nam thông tin về báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ

Phiên chính thức của AEM Retreat lần thứ 29: Nỗ lực xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN

Việt Nam nêu quan điểm về thỏa thuận tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/3: Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye có thể là tâm điểm xung đột sắp tới

Chiến sự Nga - Ukraine 23/3: Nga đẩy lùi vụ tấn công ở cảng Crimea, Ukraine nói Nga thay đổi chiến thuật

Công bố Logo chính thức kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Bỉ - Việt Nam

Châu Á chuẩn bị phương án ứng phó với thuế biên giới carbon của EU

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/3: Không đạt mục tiêu khiến Nga sa lầy, Mỹ và phương Tây tìm đường rút trong danh dự

Chiến sự Nga - Ukraine 22/3: Nga nói UAV Ukraine tấn công lãnh thổ, Kiev sắp phản công quy mô lớn

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/3: Siết vòng vây ở Avdiivka, Nga đang chia cắt khối chủ lực Ukraine trong "nồi hầm" Bakhmut

Hội nghị hẹp của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN: Chủ tịch ASEAN thúc đẩy 7 nội dung kinh tế ưu tiên

Chiến sự Nga - Ukraine 21/3: Ukraine lên kế hoạch phản công lực lượng Wagner, Nga kiểm soát 70% Bakhmut

Tác động kinh tế thế giới từ “dư chấn” SVB nhớ lại hai cuộc khủng hoảng tài chính
Đọc nhiều

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (7/3): Quân nhân Mỹ: Bakhmut chưa thất thủ, phương Tây đã tính kế hoạch hậu chiến

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/3: Nga chuẩn bị “giải quyết dứt điểm” Bakhmut; Ukraine tập trung lực lượng toan tính phản công
