Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng là hai nội dung có tầm quan trọng hàng đầu của kinh tế Việt Nam.
Sản xuất công nghiệp tăng tốc ngay đầu năm: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Dưới góc nhìn về tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng GDP có những điểm nhấn quan trọng: có tính liên tục (tăng 43 năm liên tục từ năm 1981); về tốc độ tăng (năm 2023 so với năm 1981 cao gấp 13,31 lần, bình quân 1 năm tăng 6,2%); tăng trưởng năm 2023 cao lên qua các quý (là tín hiệu khả quan để tăng tốc trong năm 2024), tăng trưởng đạt được ở cả 3 nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.

Bên cạnh những điểm nhấn nêu trên, tốc độ tăng GDP của Việt Nam cũng có những hạn chế và đứng trước không ít thách thức. Rõ nhất là tốc độ tăng bình quân năm trong thời gian dài nhìn chung còn thấp.

Về mặt tính toán, cần phân biệt giữa tốc độ tăng và quy mô tuyệt đối, bởi giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên có sự khác biệt rất lớn. Chẳng hạn, với quy mô GDP 2021 của Việt Nam là 366,5 tỷ USD, thì giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên chỉ có 3,66 tỷ USD. Nhưng Hàn Quốc có quy mô tuyệt đối là 1.820 tỷ USD, thì giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên đạt tới 18,2 tỷ USD, cao gấp gần 5 lần giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên của Việt Nam, có nghĩa là nếu Hàn Quốc tăng 1% thì Việt Nam phải tăng 5%.

Điều này đặt ra một số vấn đề: nguy cơ tụt hậu xa hơn; phải tăng cao hơn nhiều và trong nhiều năm mới thoát dần nguy cơ tụt hậu xa hơn; không được chủ quan, thỏa mãn ngay cả khi có tốc độ tăng cao hơn trong một số năm.

Một hạn chế quan trọng là tăng trưởng GDP còn thấp khá xa so với mục tiêu đến năm 2025, nguy cơ một lần nữa bị lỡ nhịp thực hiện có công nghiệp theo hướng hiện đại và ra khỏi mức thu nhập trung bình thấp như năm 2020.

Dưới góc nhìn chất lượng tăng trưởng

Sự cải thiện chất lượng tăng trưởng của Việt Nam được thể hiện ở một số chỉ tiêu: hiệu quả đầu tư, năng suất lao động và tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).

Theo đó, hiệu quả đầu tư thể hiện ở hệ số ICOR (ICOR cao và tăng thể hiện hiệu quả đầu tư thấp và giảm; ICOR thấp và giảm chứng tỏ hiệu quả đầu tư cao và tăng). ICOR của Việt Nam năm 2022 là 5,13 lần, thấp xa so với 2 năm trước; năm 2023 ước đạt khoảng 6 lần, tương đương những năm từ 2011 đến 2019.

Năng suất lao động đạt tốc độ tăng khá. Mức năng suất lao động tính bằng USD đã tăng khá qua các năm. Kết quả này có được do nhiều yếu tố: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (có chứng chỉ, bằng cấp) liên tục tăng lên, cơ cấu lao động đang làm việc theo nhóm ngành có sự chuyển dịch theo hướng lao động chuyển từ ngành năng suất lao động thấp sang ngành có năng suất lao động cao...

Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP đã cao lên qua các năm (từ dưới 30% trước 2015, đã tăng lên khoảng 45% hiện nay). Điều đó có nghĩa, tỷ trọng đóng góp của tăng vốn đầu tư và tăng số lao động đang làm việc đã giảm xuống, chuyển dần sang mô hình mới tăng trưởng dựa nhiều hơn vào chất lượng.

Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế chuyển biến còn chậm và ở mức thấp. ICOR vẫn cao, lớn hơn khoảng 3 lần so với các nước đang phát triển. Trong điều kiện tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP cao hơn tỷ lệ tích lũy tài sản/GDP, ngân sách còn bội chi, mà hiệu quả đầu tư thấp là nguy cơ tiềm ẩn của một số cân đối kinh tế vĩ mô.

Năng suất lao động chưa cao, trong khi mức năng suất lao động về tuyệt đối thấp có nguyên nhân từ nhiều mặt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Trong nông nghiệp, không ít người còn ở tình trạng “lấy công làm lãi”. Trong công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm và yếu, tính gia công lắp ráp cao, tỷ trọng số doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp còn lớn và giảm chậm. Trong dịch vụ, tính chuyên nghiệp vẫn thấp, năng suất không cao, giá cả cao…

Như vậy, Việt Nam cần tiếp tục quan tâm đến việc nâng cao tốc độ tăng trưởng để khắc phục các nguy cơ “tụt hậu xa hơn”, “sập bẫy thu nhập trung bình”, đồng thời quan tâm đặc biệt đến chất lượng tăng tưởng để phát triển bền vững.

baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn…
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Một trong những giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính là nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, đây cũng là mục tiêu đã được Chính phủ thiết lập.
Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI).
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

11 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 572,0 nghìn tỷ đồng, bằng 73,5% kế hoạch năm và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2024 ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán năm và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 31,38 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2023.
Nâng cao chất lượng quản trị,

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Nâng cao chất lượng quản trị là "chìa khóa" tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư trong bối cảnh yếu tố môi trường, xã hội và quản trị ngày càng được chú trọng.
Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Năm 2024, hàng loạt luật có hiệu lực và nhiều dự án luật sửa đổi vừa được thông qua kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia thị trường M&A.
Quản trị công ty -

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Không chỉ tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, đầu tư vào quản trị công ty sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được rủi ro và gia tăng cơ hội hút vốn đầu tư.
Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Khi nền kinh tế được phục hồi và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, kỳ vọng bước sang năm 2025 các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ.
Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Từ kết quả thu hút FDI 9 tháng và các lợi thế trong thu hút dòng vốn ngoại, TS Phan Hữu Thắng nhận định, năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động