Nha Trang được bổ sung kế hoạch sử dụng đất cho 22 dự án, công trình
Địa phương 27/09/2023 17:34 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp Quy định mới về đất khu đô thị trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia |
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thành phố Nha Trang.
Cụ thể, có tổng cộng 22 công trình và dự án được bổ sung với tổng quỹ đất gần 39 ha.
Trong đó, dự án đáng chú ý là khu nhà ở Vinpearl Phú Quý rộng 33,8 ha. Khu vực này phía đông giáp biển Nha Trang; phía tây giáp đường Trần Phú và đường Võ Thị Sáu; phía nam giáp khu đô thị biển An Viên; phía bắc giáp cảng Nha Trang.
Dự án nhằm cụ thể hóa đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) khu vực cảng Nha Trang và phụ cận đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, phát triển khu nhà ở kết hợp dịch vụ du lịch, khách sạn và thương mại dịch vụ có quy mô tầm cỡ quốc tế, phục vụ cho các khu du lịch ven biển, đảo lân cận...
![]() |
Một góc thành phố Nha Trang. Ảnh: Minh Toàn |
Ngoài dự án nói trên, địa phương còn bổ sung khoảng 9.300 m2 thực hiện dự án Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại phường Ngọc Hiệp.
Đối với 20 khu đất còn lại được bổ sung sẽ tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất. Trong đó, một khu đất 2 ha thuộc khu đô thị Mỹ Gia (xã Vĩnh Thái) và các khu đất rộng từ vài chục đến vài trăm m2 thuộc các phường trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Trước đó, vào tháng 5, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Nha Trang.
Theo đó, thành phố Nha Trang có hơn 25.422 ha đất tự nhiên, trong đó, đất nông nghiệp khoảng 10.285 ha; đất phi nông nghiệp hơn 8.612 ha và khoảng 6.524 ha đất chưa sử dụng.
Trong năm 2023, thành phố thực hiện phân bổ khoảng 1.401ha đất thương mại dịch vụ; 1.410ha đất ở đô thị; 641ha đất ở nông thôn; 1.327ha đất quốc phòng; 208ha đất giáo dục và đào tạo; gần 24ha đất y tế; 165ha đất vui chơi, giải trí công cộng…
Để thực hiện kế hoạch trên, thành phố Nha Trang sẽ thu hồi 407 ha đất nông nghiệp và 78 ha đất phi nông nghiệp; chuyển đổi 433 ha đất nông nghiệp (46 ha đất trồng lúa, 131 ha đất trồng câu lây năm, 115 ha đất rừng sản xuất,…) sang đất phi nông nghiệp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Ninh: Dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Đồng Nai: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Đẩy mạnh truyền thông, đem dòng chảy địa phương hòa vào xu thế toàn cầu

Kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 28 nhân sự chủ chốt do HĐND bầu

Thanh Hóa: Tổ 282 đã xử lý 564 trường hợp vi phạm giao thông sau hơn 20 ngày ra quân
Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2024, Hà Nội sẽ miễn giảm học phí 100% học sinh mầm non, phổ thông?

Quảng Nam: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh nhất từ khi tái lập tỉnh

Quảng Bình: Nhiều giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội

TP. Cần Thơ: Huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển, thực hiện tái cơ cấu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tạo lực đẩy để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Khu kinh tế Nam Phú Yên được định hình như thế nào vào năm 2040?

Quảng Bình: Tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện triển khai các dự án

Hải Phòng: Sắp khánh thành cầu gần 2.000 tỷ đồng nối Hải Phòng - Quảng Ninh

Kỳ họp thứ 13 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Đà Nẵng: Người dân cần chủ động cảnh giác với các cuộc điện thoại giả danh

Thừa Thiên Huế: 3 mỏ khoáng sản nào bị thu hồi, vì sao?

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Thừa Thiên Huế: Các hồ chứa khẩn trương ứng phó thời tiết nguy hiểm

Thanh Hóa: Quyết liệt các giải pháp nhằm bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

Bình Định: Năm 2023, doanh thu du lịch đạt hơn 16.400 tỷ đồng

Bến Tre công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quảng Nam: Tăng cường quản lý xuất khẩu thủy sản sống qua Trung Quốc

Đồng Nai thực hiện hiệu quả Đề án 06 trên địa bàn tỉnh

Xây dựng cáp treo nối liền khu Trung tâm hành chính đi đỉnh Pù Luông
