Nhà máy khổ, nông dân khó… vì đường lậu

Đường lậu vào Việt Nam bằng nhiều con đường tinh vi với số lượng lớn, bán tràn lan với kiểu phá giá khiến các nhà máy trong nước phải đóng cửa vì lỗ thua lỗ, nông dân bỏ cây mía vì không có lợi nhuận, ngành mía đường lao đao…

Doanh nghiệp, nông dân lao đao vì đường lậu

Ước tính hằng năm, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam từ 500.000 tấn lên đến gần một triệu tấnvới giá rẻ “như cho”. Các doanh nghiệp buộc phải giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh, hoạt động cầm chừng, thậm chí dưới công suất, chấp nhận tồn kho chờ nhà nước cứu nguy. Việc này chẳng những không mang lại hiệu quả, mà còn khiến phía nhà máy và nông dân khó khăn hơn. Có thời điểm mỗi kg đường lậu vào thị trường nước ta có giá rẻ hơn đến 30-50% vì trốn thuế. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp giảm giá, cũng chỉ giảm được 1.000 đồng/kg. Cán cân này rất khó để tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh.

Nhiều nhà máy chính thức đóng cửa hoặc hoạt động không hết công suất vì thiếu nguyên liệu ở thời điểm hiện tại
Nhiều nhà máy chính thức đóng cửa hoặc hoạt động không hết công suất vì thiếu nguyên liệu ở thời điểm hiện tại

Theo thống kê, hiện chỉ còn 29/40 nhà máy sản xuất đường còn hoạt động. Các nhà máy trọng điểm như nhà máy Trà Vinh, An Khê, Phú Yên, 333… đều kết thúc vụ vào giữa tháng 4/2021.

Diện tích cánh đồng mía bỏ hoang ngày một lớn. Diện tích mía của nước ta từ 300.000 ha nay giảm xuống còn gần 127.000 ha, dẫn đến thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho các nhà máy, công ty sản xuất đường. Đơn cử, vụ 2020 - 2021, toàn tỉnh Đồng Nai chỉ còn 261 ha mía, khiến cây mía có nguy cơ bị xóa sổ khỏi địa phương. Còn tỉnh Trà Vinh, diện tích đất trồng mía đường từ 4.500 ha giảm xuống còn 3.500 ha, dẫn đến phải nhập thêm của các nơi khác.

Nhiều hộ trồng mía cũng phải chuyển sang cây trồng khác. Cả nước có khoảng hơn 300 nghìn hộ dân tham gia trồng mía năm 2020 thì nay chỉ còn khoảng 170 nghìn người trồng.

Ông Trương Hùng Dũng (xã Trung Hoà, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) chia sẻ: “Hiện nay hầu hết bà con nông dân đều không còn mặn mà với cây mía. Nông dân canh tác không nhiều lợi nhuận kinh tế thậm chí còn thua lỗ nên phải chuyển sang những loại cây ăn trái có năng suất hơn như thanh long, cam, bưởi”.

Ông Dũng đã chuyển dịch phần lớn diện tích đất trồng mía sang cây trồng khác
Ông Dũng đã chuyển dịch phần lớn diện tích đất trồng mía sang cây trồng khác

Ông nói thêm: “Tôi gắn bó với cây mía gần 30 năm, từ trên 100ha mía hiện nay gia đình tôi cũng chỉ còn khoảng 40ha, số đất còn lại tôi chuyển sang trồng bưởi và thanh long”.

Diện tích trồng mía giảm, người nông dân vẫn cố gắng bám trụ dù không có lợi nhuận
Diện tích trồng mía giảm, người nông dân vẫn cố gắng bám trụ dù không có lợi nhuận

Ông Nguyễn Văn Tư - huyện Định Quán cũng đang điêu đứng vì cây mía. Gia đình ông có 15ha trồng mía nhưng sau niên vụ đầu năm 2021 lỗ mất 70 triệu, nay ông chỉ xuống giống 8ha, còn lại ông chuyển sang trồng thanh long.

Ông Tư lo lắng cho số phận cây mía mà ông đã gắn bó bao năm qua
Ông Tư lo lắng cho số phận cây mía mà ông đã gắn bó bao năm qua

Ông Nguyễn Chí Cường, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai nói: “Xuân Lộc là vùng đất hợp với cây mía. Xã có kiến nghị lên trên để đưa ra phương án giữ lại cây mía, tìm đường đi ổn định lâu dài cho mía địa phương”.

Từ thực tế “đau lòng” trên, để khuyến khích các vùng canh tác trở lại mặn mà với việc trồng mía, người nông dân mong muốn cơ quan chức năng chặt đứt nguồn đường lậu; để các nhà máy đường trong nước sản xuất ổn định, giá mía nguyên liệu cao trở lại, kích thích bà con gắn bó với cây mía.

Người tiêu dùng hoang mang vì đường lậu

Không chỉ người trồng mía lo lắng, người tiêu dùng cũng sợ hãi vì chất lượng đường trên thị trường. Dạo một vòng quanh các khu chợ, không khó phát hiện những bao đường từ vài chục đếntrăm ký đựng trong bao giấy, túi nilon chất cao như núi.

Chị Nguyễn Nhâm, một người nội trợ sống tại Biên Hòa, Đồng Nai chia sẻ: “Bản thân tôi vẫn ủng hộ đường nội, người Việt dùng hàng Việt để kích cầu. Hơn nữa dùng sản phẩm do các công ty Việt Nam sản xuất cũng an tâm phần nào dù giá thành có cao hơn 1 – 2 ngàn đồng”.

Chị Minh Khang (40 tuổi, TP HCM) chia sẻ: “Tôi nhận thấy thực trạng đường lậu đang ‘bóp chết’ đường sạch trong nước, gây ra những hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Thực tế, các tiểu thương cũng vì lợi nhuận nên nhiều khi không cần biết nguồn gốc của đường, chỉ cần giá thành rẻ là nhập về rồi đóng gói và bày bán. Cộng thêm tâm lý của người tiêu dùng ‘cái gì rẻ thì mua’, đã góp phần gián tiếp khiến cho đường lậu thêm hoành hành… Tâm lý đường trong nước vẫn là đường sạch nhưng để tìm đúng hàng sạch sử dụng thì không phải ai cũng hay”.

Tác động của đường lậu gây ra hậu quả dây chuyền ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều đối tượng khác nhau. Ngân sách nhà nước thất thu, doanh nghiệp khó khăn, nông dân thua lỗ, người tiêu dùng hoang mang… và những hệ quả khó lường khác đang cần nhà nước và các cấp vào cuộc mạnh mẽ để có kế hoạch hành động triệt để.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Tiêu hủy 800kg trứng gà non không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tiêu hủy 800kg trứng gà non không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 8/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh thông tin, đơn vị vừa phát hiện và tiêu huỷ 800kg trứng gà non không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Quản lý thị trường xử lý trên 17.500 vụ vi phạm trong 4 tháng năm 2024

Quản lý thị trường xử lý trên 17.500 vụ vi phạm trong 4 tháng năm 2024

4 tháng đầu năm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện xử lý 17.584 vụ vi phạm; trị giá hàng hóa vi phạm gần 80 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 67 vụ.
Bắc Ninh:

Bắc Ninh: ''Vua quạt'' bị phạt 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện

Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu và xử phạt 40 triệu đồng đối với ông T.Đ.T chủ tài khoản Tiktok “Vua quạt”.
Hậu Giang: Phát hiện vụ vận chuyển đường cát vi phạm trị giá hơn 1 tỷ đồng

Hậu Giang: Phát hiện vụ vận chuyển đường cát vi phạm trị giá hơn 1 tỷ đồng

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa phối hợp, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với xe hàng hoá là đường cát, trị giá tang vật trên 1 tỷ đồng.
Bắc Giang: Tịch thu hơn 1.000 sản phẩm đồ câu cá nhập lậu

Bắc Giang: Tịch thu hơn 1.000 sản phẩm đồ câu cá nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu hơn 1.000 sản phẩm đồ câu cá nhập lậu.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp: Phát hiện sai phạm tại 2 tiệm vàng Sớm Jewelry và Mười To ở huyện Lấp Vò

Đồng Tháp: Phát hiện sai phạm tại 2 tiệm vàng Sớm Jewelry và Mười To ở huyện Lấp Vò

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 tiệm vàng cùng ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 4/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh thông tin, đơn vị này vừa phát hiện và tiêu hủy 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Cục Quản lý thị trường Hà Giang vừa phối hợp giám sát việc tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove.
Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh vừa phát hiện, xử lý và buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Trong 4 tháng đầu năm, Quản lý thị trường Thái Nguyên kiểm tra xử lý 270 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách và trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu gần 5 tỷ đồng.
Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã liên tục phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm và tiến hành tiêu huỷ.
Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lực lượng Quản lý thị trường Lai Châu đã xử phạt số tiền 1,5 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Tịnh Nguyệt do không thực hiện niêm yết giá.
Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt hơn 90 triệu đồng đối với một cơ sở do sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Mùa du lịch hè 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường quản lý giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và du khách.
Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Ngày 3/5, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên thông tin, Đội Quản lý thị trường số 3 đã xử phạt chủ hàng và tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 330 vụ, phát hiện và xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng.
Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương Nhung.
Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Cục Quản lý thị trường Nghệ An sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024.
Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa có báo cáo công tác Quản lý thị trường quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Lai Châu) tổ chức tiêu hủy 400 kg bánh không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.
Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động